Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 1 đến tuần 4

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Đồng thời thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM: kết hợp kể với bình luận, chi tiết chọn lọc tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích văn bản thuyết minh kết hợp nghị luận.

- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về Bác, nơi ở và làm việc của Bác.

 - Sách "Bác Hồ-con người-phong cách" Nxb Trẻ-2005.

 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án

 2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 Giới thiệu chương trình

 

doc 46 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 	Ngày soạn: 12/08/2010
Tiết 1, 2 	Ngày dạy: 17/08/2010
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Đồng thời thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM: kết hợp kể với bình luận, chi tiết chọn lọc tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc...
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích văn bản thuyết minh kết hợp nghị luận.
- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về Bác, nơi ở và làm việc của Bác.
 - Sách "Bác Hồ-con người-phong cách" Nxb Trẻ-2005.
 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Giới thiệu chương trình
3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
² Hoạt động 1: (2’) Khởi động
	“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mỗi chúng ta rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương đạo đức, cách sống và làm việc của Người. Vậy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?... 
² Hoạt động 2: (20 phút)
 Đọc, tiếp xúc văn bản 
? Hãy cho biết xuất xứ văn bản.
- Đọc: với giọng diễn cảm, thể hiện niềm tôn kính với Bác.
- Chú thích: sgk
Lưu ý: Chú thích “phong cách” 
?Nêu chủ đề của văn bản?
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
² Hoạt động 3: (19 phút)
Hướng dẫn học sinh phân tích HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
? HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào?
- Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước đầu TK XX.
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho hs về quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của Bác.
? Bác đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hóa của nhân loại? Đối với Bác chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì?
- Người nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ: nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga...
- Qua lao động công việc mà học hỏi: Bác làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và học tập như đầu bếp, phụ bàn, cào tuyết, viết báo, đánh máy...
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nền văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
? Động lực nào giúp người có được những tri thức ấy?
- Bác ham hiểu biết, học hỏi: đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm.
? Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức ntn? theo hướng nào?
- HCM có vốn kiến thức:
- Tiếp thu có chọn lọc: tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực của CNTB.
? Theo em cái độc đáo nhất trong phong cách HCM là gì? Câu văn nào trong văn bản nói lên điều đó? Vai trò của nó trong văn bản? (Thảo luận theo cặp).
- Cái độc đáo nhất trong phong cách HCM: những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Nói cách khác, chỗ độc đáo trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông-phương Tây, xưa và nay, dân tộc-quốc tế, vĩ đại-bình dị.
- Câu cuối của phần 1, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề àlập luận chặt chẽ mạch lạc.
 Tiết 2
² Hoạt động 4: (30 phút)
Hướng dẫn học sinh phân tích nét đẹp trong lối sống HCM 
? Nếu như phần đầu văn bản nói về thời kì Bác hoạt động ở nước ngoài thì phần này nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động của Bác?
 (Thời kì Bác làm chủ tịch nước, Bác sống ở nhà sàn, thủ đô Hà Nội.)
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống HCM, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào?
(- Tác giả đã tập trung vào 3 khía cạnh: nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống.)
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu ntn?
- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc, ngủ, đồ đạc thô sơ.
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ntn?
- Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm...
? Việc ăn uống của Bác hằng ngày ntn?
- Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
Thảo luận nhóm(5’) Em cảm nhận được gì về lối sống của Bác? Phân tích để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống hằng ngày của Bác?
Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
GV chốt:
- Lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng (Cuộc đời CM thật là sang).
- Biểu hiện của đời sống thanh cao:
+ Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một lối sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị tự nhiên.
? Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào trong lịch sử? Theo em điểm giống nhau và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ntn? (Thảo luận cả lớp).
- Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
+ Nguyễn Trãi: bậc khai quốc công thần, ở ẩn.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
- Điểm giống và khác nhau:
+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng quần chúng nhân dân, đây là lối sống của một vị lãnh tụ CM lão thành.
Kết hợp GD đạo đức Hồ Chí Minh
² Hoạt động 4: (5 phút)
 Hướng dẫn tổng kết
? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản?
² Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập(5 phút)
- Cho hs tìm hiểu 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
 I/ Đọc, tiếp xúc văn bản
1/ Vài nét về tác giả và tác phẩm:
- Xuất xứ: Là một phần trong bài viết Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà. 
2/ Đọc, giải nghĩa từ
3/ Thể loại: Văn bản nhật dụng
- CĐ: Sự hội nhập với tinh hoa văn hóa thế giới và phát huy vẽ đẹp văn hóa dân tộc.
3/ Bố cục: 2 phần
- Phần 1(từ đầuàrất hiện đại): HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần 2 (còn lại): Những nét đẹp trong lối sống của HCM.
II. Phân tích
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Hoàn cảnh: cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên.
- Người nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ: nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.
- Qua lao động, công việc mà học hỏi.
Đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hóa nhiều nước.
- Ham hiểu biết, học hỏi.
- HCM có vốn kiến thức rộng và sâu.
+ Rộng: từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây.
+ Sâu: học hỏi tìm hiểu văn hóa đến mức khá uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc: tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực.
-> Phong cách văn hóa HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống-hiện đại, Đông-Tây...
2. Nét đẹp trong lối sống HCM:
- Nơi ở và làm việc: chiếc nhà sàn nhỏ, vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc, ngủ...
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp...
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
-> Lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng, lối sống có văn hóa, cái đẹp gắn với sự tự nhiên, giản dị.
II. Tổng kết 
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa kể và bình luận.
- Chi tiết chọn lọc tiêu biểu, sắp xếp các ý mạch lạc, chặt chẽ.
- Dẫn chứng thơ, dùng từ Hán Việt, sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập.
2. Nội dung: Vẻ đẹp trong phẩm chất, lối sống HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dt với tinh hoa văn hóa nhân loại, thanh cao và giản dị
 Ghi nhớ-sgk
III. Luyện tập
4. Củng cố: (3 phút)
? Qua việc học tập, tìm hiểu phong cách HCM, em rút ra bài học gì cho bản thân? (hs suy nghĩ trả lời).
	? Tìm một số bài văn, bài thơ viết về vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác.
	GV khắc sâu nội dung và nghệ thuật
5. Dặn dò: (2 phút)
	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
	- Tìm hiểu 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
	- Chuẩn bị “Phương châm hội thoại.
D. Rút kinh nghiệm:
*******************************
Tuần 01	Ngày soạn: 12/08/2010
Tiết 03 	Ngày dạy:19/08/2010
Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A.Mục tiêu cần đạt:
 	Giúp hs:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Giới thiệu chương trình phần Tiếng việt
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 1: Khởi động (1’ ) 
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, con người không thể không trao đổi ý kiến với nhau. Trao đổi bằng ngôn ngữ là hội thoại.
	Trong giao tiếp có những quy định mà ai cũng phải tuân theo. Đó là phương châm hội thoại. Vậy có những phương châm hội thoại nào...
² Hoạt động 2: (10 phút)
 Tìm hiểu khái niệm phương châm về lượng
- Cho hs đọc đoạn hội thoại trong mục I1.sgk
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được nội dung mà An muốn biết không? Tại sao?
 Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng được điều An muốn biết vì nó mơ hồ về nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (địa điểm) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì.
GV có thể cho hs giải thích khái niệm bơi.
Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
 Muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
- Cho hs đọc truyện cười "Lợn cưới, áo mới" trong sgk.
? Vì sao truyện này lại gây cười? Hãy chỉ ra 2 yếu tố gây cười của truyện? Lẽ ra phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
 HS trao đổi, thảo luận, trả lời:
- Truyện gây cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung: khoe lợn cưới khi đi tìm lợn, khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn.
+ Người hỏi: bỏ chữ cưới.
+ Người trả lời: bỏ ý khoe áo.
? Vậy khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì?
 Khi giao tiếp cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
? Thế nào là phương châm về lượng?
 Khi giao tiếp, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
 Cho hs đọc ghi nhớ 1 sgk.
² Hoạt động 3: (10 phút)
 Tìm hiểu khái niệm phương châm về chất
 Cho hs đọc truyện cười "Qủa bí khổng lồ" trong sgk.
? Truyện này phê phán điều gì?
 Truyện phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật.
? Từ sự phê phán, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
 Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
 Cho hs đọc ghi nhớ 2 sgk.
² Hoạt động  ... ói với mẹ mình và sứ giả? Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
- Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường.
- Chú bé xưng hô với sứ giả: ta-ông là khác thường, mang màu sắc truyền thuyết.
 Cho hs đọc câu chuyện trong BT4.sgk
? Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau? (Thảo luận)
- Vị tướng là người "Tôn sư trọng đạo" nên xưng hô với thầy giáo cũ của mình là thầy và con.
- Người thầy giáo cũ rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài.
à Cả hai thầy trò đều đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
- Từ ngữ xưng hô: tôi, tao, chúng tôi,
Chúng tao, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó...
- Cách dùng:
+ Theo ngôi: 1, 2, 3.
+ Theo quan hệ, tính chất: thân mật, suồng sã, sang trọng...
Vd 2.sgk -Các đoạn trích:
Các từ ngữ xưng hô:
- Đoạn1: em - anh, ta - chú mày à xưng hô bất bình đẳng.
- Đoạn 2: tôi - anh à xưng hô bình đẳng.
= Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Căn cứ vào đối tượng, tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
*Ghi nhớ.sgk
II. Luyện tập:
1. Nhầm chúng ta với chúng em, chúng tôi.
à Không phân biệt được từ xưng hô gộp.
2. Dùng "chúng tôi" à tăng tính khách quan, khiêm tốn.
3. - Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ à bình thường.
- Chú bé xưng hô với sứ giả: 
ta - ông à khác thường.
4. - Vị tướng xưng với thầy là: thầy - con.
- Người thầy gọi học trò là ngài.
à Hai người biết đối nhân xử thế.
4. Củng cố: (2 phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học
(Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài cũ, làm các BT còn lại trong sgk
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
.
Tuần 04 Ngày soạn: 02/9/2010
Tiết 19	Ngày dạy: 11/09/2010
Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong viết văn bản.
- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản.
B.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Các ngữ liệu ngoài sgk,bảng phụ.
 	 - Đọc sgk, sgv, soạn giáo án
2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Nhận xét về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt? Khi nói cần căn cứ vào điều gì để xưng hô cho thích hợp? Cho VD minh hoạ
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: Khởi động (1’)
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2 (10 phút)
Cho hs đọc các đoạn trích trong sgk.
? Cho biết phần in đậm trong đoạn (a) và (b), phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời, phần in đậm nào là ý nghĩ?
? Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đằng trước bằng những dấu gì?
? Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không? Khi đảo 2 bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì?
  Có thể đảo được, khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách 2 phần.
? Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
² Hoạt động 3 (10 phút)
 Hsđọc các đoạn trích trong sgk.
Hs trao đổi, thảo luận, trả lời.
? Phần in đậm trong đoạn trích (a) là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
? Phần in đậm trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
? Có thể đặt từ rằng hoặc là trước phần in đậm ở đoạn trích (a) được không?
? Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp? Có gì khác so với cách dẫn trực tiếp?
Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
² Hoạt động 4 (15 phút)
? Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau? Đó là lời nói hay ý nghĩ, lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
 Hs đọc, đứng tại chỗ trả lời.
? Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây? Trích dẫn theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp? (Thảo luận)
a. - Dẫn trực tiếp: Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng,Hồ chủ tịch nhấn mạnh: "Chúng ta phải...dân tộc anh hùng".
- Dẫn gián tiếp: Trong Báo cáo chính trị...,Hồ chủ tịch nhấn mạnh rằng Chúng ta phải ghi nhớ...dân tộc anh hùng.
Câu b,c hs làm tương tự.
I. Cách dẫn trực tiếp:
Vd.sgk
- Đoạn (a): lời nói.
- Đoạn (b): ý nghĩ.
- Phần in đậm được tách ra bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
ðNhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật.Ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp:
Vd.sgk
- Đoạn (a): lời nóiàKhông có dấu ngăn cách.
- Đoạn (b): ý nghĩàcó từ rằng (là).
ðThuật lại lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật, có điều chỉnh thích hợp. Không dùng dấu ngoặc kép, có từ rằng hoặc là đứng trước.
*Ghi nhớ.sgk
III. Luyện tập:
1. Lời dẫn trực tiếp:
a. dẫn lời nói.
b. dẫn ý nghĩ.
2. Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp:
4. Củng cố: (2 phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài cũ: Năm được nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
Làm các BT còn lại trong sgk, 
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
**************************
Tuần 04 Ngày soạn: 02/9/2010
Tiết 20	Ngày dạy: 11/09/2010
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs:
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học ở học kì 1 lớp 8 và nâng cao ở lớp 9.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau: càng ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý chính, nhân vật chính.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Các ngữ liệu ngoài sgk,bảng phụ.
 	 - Đọc sgk, sgv, soạn giáo án
2. Học sinh: - Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định(1 phút): KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:(3phút)
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần phải chú ý những gì?
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: Khởi động (1’)
Giới thiệu bài 
Tuần 5 tiết 18 của chương trình NV 8 chúng ta đã tìm hiểu về việc tóm tắt văn bản tự sự...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2: (10 phút)
Gv yêu cầu hs đọc và suy nghĩ về 3 tình huống đã nêu trong sgk. Nêu yêu cầu của mỗi tình huống trong sgk?
- Tình huống 1: Kể lại diễn biến của bộ phim để người không đi xem nắm được. Cần bám sát vào nhân vật chính, cốt truyện.
- Tình huống 2: Đọc rồi mới tóm tắt tác phẩm giúp người học nắm vững nội dung tác phẩm.
- Tình huống 3: Phải kể trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật.
? Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
 ² Hoạt động 3: (12phút)
Cho hs đọc các sự việc và nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương trong sgk.
? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
? Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
- Sửa lại sự việc 7: Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng chàng trên vách là cha Đản, chàng hiểu nỗi oan của vợ nhưng việc đã rồi.
- Thêm sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn tràng giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện.
? Hãy tóm tắt văn bản này trong khoảng 20 dòng và tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn nhất mà người đọc hiểu được?
 Hs trao đổi, thảo luận, cử đại diện trình bày, Gv nhận xét bổ sung.
- Tóm tắt: Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết Trương Sinh vốn tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Sum vầy chưa được bao lâu thì chiến tranh xảy ra. Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở lại phịng dưỡng mẹ già và chăm sóc đứa con thơ dại. Khi mẹ chồng mất nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng. Để dỗ con Vũ Nương thường chỉ lên bóng mình trên vách và bảo rằng đó là cha nó. Giặc tan Trương Sinh trở về gặp lại vợ con. Đứa con nói với chàng về chuyện đêm nào cha nó cũng đến. Trương Sinh nỗi máu ghen tuông, mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi. Quá đau khổ, oan khuất mà không được giải bày Vũ Nương ra sông tự vẫn. Khi thấu hiểu nỗi oan của vợ thì việc trót qua rồi. Còn Vũ Nương sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, tại thủy cung nàng đã gặp người cùng làng là Phan lang và gửi chiếc hoa vàng về trần gian cho Trương Sinh làm tin. Trương Sinh đã lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi lại ra đi. 
 Tóm tắt một cách ngắn nhất.
- Có chàng Trương sinh cưới được nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan chàng trở về nghe lời con trẻ đã nghi oan cho vợ ở nhà không chung thủy khiến Vũ Nương phải tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì đã muộn. Chàng chỉ còn nhìn thấy vợ ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng sông Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện mà thôi.
² Hoạt động 4: (15 phút)
 Hướng dẫn luyện tập.
- Gv cho hs chọn văn bản tự sự để tóm tắt, hs xác định các sự việc chính của văn bản, tiến hành viết, sau đó trình bày. Gv nhận xét bổ sung.
- Hs có thể chọn văn bản "Lão Hạc" để tóm tắt.
Lão hạc là một người nông dân, gia tài lão chỉ có mảnh vườn, vợ lão mất từ lâu, còn con trai không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí ra đi làm đồn điền cao su để lại cho lão con chó vàng làm bạn. Ở quê nhà cuộc sống càng ngày càng khó khăn. Lão ốm một trận khủng khiếp. Sau trận ốm lão yếu hẳn không kiếm ra việc làm. Lão nuôi mình còn khó, nuôi làm sao nỗi cậu vàng. Dù đau đớn lão cũng phải bán nó. Tiền bán chó và tiền dành giụm được lâu nay lão đem gửi ông giáo để lo ma chay khi lão nằm xuống. Lão nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai lão sau này. Lão quyết định không đến một đồng nào trong tiền dành giụm đó nữa nên lão sống chẳng ra con người. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bã chó nói là để đánh bả một con chó lạ hay đến vườn nhà. Mọi người, nhất là ông giáo đều thấy rất buồn khi nghe câu chuyện này. Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ ông giáo và Binh Tư. 
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
Vd.Các tình huống.sgk
+> Tóm tắt giúp người đọc nắm được nội dung chính của câu chuyện. Văn bản tóm tắt cần nổi bật các yếu tố tự sự và nhân vật chính.
*Ghi nhớ.sgk
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
Vd.sgk -Tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Các sự việc nêu khá đầy đủ, còn thiếu một sự việc quan trọng.
- Bổ sung: Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng, hiểu rõ nỗi oan của vợ.
- Sửa lại sự việc 7, thêm sự việc 8.
- Tóm tắt văn bản trong 20 dòng.
- Tóm tắt một cách ngắn nhất.
III. Luyện tập:
Viết văn bản tóm tắt:
4. Củng cố: (2phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà xem lại bài, làm BT còn lại trong sgk, chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng 9 năm 2010
Duyệt GA tuần 4
Người duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_9 Tuan 1-4.doc