Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7 năm 2010

Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được tâm trạng cô đơn ,buồn tủi,th¬ương nhớ của Kiều,cảm nhận đ¬uợc tấm lòng thuỷ chung ,nhân hậu của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

2. Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc hiểu một văn bản truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện

3. Thái độ:

 - Giáo dục hs sự đồng cảm với nỗi đau của ng¬ười khác .

B.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.

 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án

 - Tranh minh hoạ đoạn trích

 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07	Ngày soạn: 23/09/2010
Tiết 31 	Ngày dạy:28/09/2010
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
1. Kiến thức:	
	- Hiểu được tâm trạng cô đơn ,buồn tủi,thương nhớ của Kiều,cảm nhận đuợc tấm lòng thuỷ chung ,nhân hậu của nàng.
	- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du	
2. Kĩ năng:
	- Bổ sung kiến thức đọc hiểu một văn bản truyện thơ Nôm trong văn học trung đại
	- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 
	- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm
	- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện
3. Thái độ: 
	- Giáo dục hs sự đồng cảm với nỗi đau của người khác .
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 - Tranh minh hoạ đoạn trích 
 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	a.Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về?
	b.Đáp án: -đọc thuộc lòng đúng có diễn cảm (5đ)
	 -Cảnh vật chuyển động nhẹ nhàng dịu mát,tâm trạng con người bâng khuâng xao xuyến linh cảm điều sắp sảy ra,đã xuất hiện (dẫn chứng)(5đ)
	3.Bài mới
*Hoạt động 1: Khởi động
 *Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
* Sử dụng phương pháp vấn đáp
- GV giới thiệu cách đọc, gọi hs đọc, nhận xét
	? Nêu vị trí của đoạn trích?
	? Tìm bố cục của đoạn trích?
*Hoạt động 3: HDHS Phân tích 6 câu thơ đầu 
* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
?. Em hiểu từ “ khoá xuân” có nghĩa ntn?
 ? Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu như thế nào?
? Từ đó thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng ra sao?Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh, tâm trạng ấy
*Hoạt động 4: Phân tích 8 câu tiếp thấy rõ tâm trạng nhớ thương của Kiều.
* Sử dụng phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm
	? Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước?,ai sau?
 ? Nhớ như thế có hợp lí không?
*Kĩ thuật động não: (3’) ?Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau,lí do khác nhau.Em hãy phân tích cách dùng từ và hình ảnh của tác giả? Em nhận xét gì về nàng?
*Hoạt động 5: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	? Đọc 8 câu cuối, em thấy cảnh thực hay hư? ?Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều. Em hãy phân tích chứng minh điều đó?
? Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của tác giả? Cách dùng ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
? Qua phân tích , em cảm nhận được những gì?
Cho HS đọc ghi nhớ Sgk/t96
I.Tìm hiểu chung
1.Đọc
2.Chú thích
3.Bố cục:
II.Phân tích
	1.Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
- Khoá xuân: giam lỏng
- Bốn bề...xa trông ...non xa,...trăng gần,..=>không gian mênh mông, hoang vắng
- Mây sớm đèn khuya...nửa tình,nửa cảnh...diễn tả sự cô đơn tuyệt đối
-> Mượn cảnh để tả tình=>cô đơn tội nghiệp.
2.Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
a.Nhớ Kim Trọng
- “Tưởng người...cho phai” - Độc thoại nội tâm ->đau đớn, xót xa
b.Nhớ cha mẹ
 - “Xót người tựa cửa...quạt nồng ấp lạnh...ôm” - Độc thoại nội tâm ->Lo lắng, xót thương
=>Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo,có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3.Tâm trạng buồn lo của Kiều
*Buồn trông:
 - cửa bể...cánh buồm xa xa=>Buồn nhớ người yêu,xót xa cho duyên phận
 - ngọn nước...về đâu=>Buồn cho cảnh ngộ
- gió cuốn... ầm ầm..kêu quanh ghế ngồi=>Buồn,lo,hãi hùng như báo trước dông bão xô đẩy,vùi dập
=>Điệp ngữ,tả cảnh ngụ tình đặc sắc=>Tâm trạng buồn lo của Kiều
III.Tổng kết: ghi nhớ :SGK/t96 
4.Củng cố : -Cho hs nhắc lại ghi nhớ ở sgk
5. Dặn dò : - Học thuộc lòng đoạn trích
- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay trong văn bản
- Sưư tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình 
IV. Rút kinh nghiệm :	
***********************
Tuần 07	Ngày soạn: 23/09/2010
Tiết 32 	Ngày dạy:./09/2010
 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 AMục tiêu cần đạt:
Giúp HS: -Thấy được vai trò của miêu tả nhân vật,hành động,sự việc,cảnh vật trong văn bảnS
 -Rèn luyện kỹ năng vận dụng các yếu tố miêu tả trong VBTS
 BChuẩn bị:
 GV: Bảng phụ (ghi VD /sgk)
 HS : Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự? 
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1:Tìm hiểu đề vai trò của miêu tả trong VBTS
HS: Đọc đoạn trích (bảng phụ)
? Đoạn trích kể về sự việc gì?
? Sự việc ấy diễn ra ntn? Để trả lời câu hỏi này,một bạn HS đã nêu ra các sự việc như trong sgk
HS: Đọc các sự việc ấy
? Bạn h/s đã nêu đầy đủ các sự việc chính chưa?
? Em hãy liên kết các sự việc ấy thành một đoạn văn?
? Sự việc có sinh động không nếu chỉ kể các sự việc chính như bạn? Vì sao?
? Em hãy so sánh đoạn văn mà bạn nêu với đoạn trích /sgk?Đoạn nào hay hơn?Nhờ yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện sinh động?
? Em hãy chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
(HS: Lên bảng gạch chân yếu tố miêu tả)
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
(Nhân vật:QTrung,quân lính;quang cảnh trận đánh,sự thất bại của quân giặc)
? Vậy sử dụng yếu tố m/tả trong VBTS có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động2:Hướng dẫn luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu bài 1 là gì?
? Tìm yếu tố tả người,tả cảnh trong 2 đoạn trích “Chị em Thúy Kiều,Cảnh ngày xuân”?
(1 dãy tìm yếu tố tả người -1 dãy tìm yếu tố tả cảnh)
->2 Hs lên bảng làm)
? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?
(HS chỉ được những phương diện mà ND miêu tả ở từng nhân vật:Những hình ảnh so sánh ra sao?Vẻ đẹp 2 nàng khác nhau ntn?)
GV: ND đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả,nhất là tả người nhằm tái hiện lại chân dung “Mỗi người vẹn mười”của 2 nàng. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ,tượng trưng,một bút pháp nổi bật và quen thuộc của văn thơ cổ 
? Tác giả đã chọn những chi tiết ntn để làm nổi bật cảnh ngày xuân?
HS: Đọc yêu cầu bài 3
HS: Làm nhóm(đại diện trình bày,nhóm khác bổ sung)
? Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em?
(Gợi ý:+Giới thiệu chung 2 chị em:nguồn gốc,vẻ đẹp chung
 +Vẻ đẹp từng người ra sao?)
.Vai trò của miêu tả trong VBTS:
1.Tìm hiểu đoạn trích /sgk:
-Sự việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
+Kể các sự việc chính
+Kết hợp miêu tả bằng các chi tiết
=>Bài sinh động,hấp dẫn.gợi cảm
*.Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:
-Yếu tố tả người “Chị em Thuý Kiều:”
+Mai cốt cách,tuyết tinh thần
+Khuôn trăng đầy đặn
+Nét ngài nở nang
+Hoa cười,ngọc thốt
+Mây thuatuyết nhường
+Làn thu thủy,nét xuân sơn
+Hoa ghen..liễu hờn
->Bút pháp ước lệ,tượng trưng
=>Vẻ đẹp hoàn mỹ của 2 nàng
-Yếu tố tả cảnh:“Cảnhngày xuân”
+Con én đưa thoi
+Cỏ non xanh tận chân trời
+Cành lê trắng điểm
+Tà tà bóng ngả về Tây
+Phong cảnh thanh thanh
+dòng nước uốn quanh
+Nhịp cầu nho nhỏngang
->tả thực->cảnh rõ nét chân thực
Bài 3:Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: Hs về học bài
 - Làm bài tập 2
 -Chuẩn bị làm bài viết số 2ø
D. Rút kinh nghiệm :	
************************
Tuần 07	Ngày soạn: 23/09/2010
Tiết 33 	Ngày dạy:./09/2010
TRAU DỒI VỐN TỪ
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS: -Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ;muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết đầy đủ,chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
 -Ngoài việc rèn luyện để biết đầy đủ,chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ thì phải biết cách làm tăng vốn từ về số lượng(học những từ chưa biết) 
 -Rèn luyện kỹ năng sử dụng vốn từ và chính xác hóa vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản 
 B.Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ (ghi VD /sgk)
 HS : Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuật ngữ là gì?Kể tên một số thuật ngữ môn ngữ văn?Vì sao em cho đó là những thuật ngữ?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
HS: Đọc ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng/sgk
? Em hiểu ý kiến đó ntn?
(Gợi ý:TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của con người không ?Vì sao?
 ?Muốn phát huy tốt khả năng của TV,mỗi cá nhân phải làm gì?)
HS: Đọc những câu ở mục2/sgk
? Những câu trên mắc lỗi diễn đạt gì?Em hãy sửa lại cho đúng?
(Lỗi dùng từ không chính xác:
-Câu a:Thừa từ “đẹp”vì “thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp
-Câu b:Sai “dự đoán”(đoán trước tình hình,sự việc nào đó xảy ra trong tương lai) thay “ước đoán,phỏng đoán,ước tính”
-Câu c:Sai “đẩy mạnh”(thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên)khi nói về qui mô thì có thể mở rộng hay thu hẹp chứ không nhanh hay chậm được)
? Vậy do đâu mà có lỗi này?Phải chăng do “tiếng ta nghèo” hay vì “người viết không biết dùng tiếng ta”?
(Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. Rõ ràng không phải do “tiếng ta nghèo”mà do “người viết không biết sử dụng tiếng ta”)
? Từ đó,để biết dùng tiếng ta,em phải làm gì?
HS: Áp dụng làm bài tập 1,3/sgk
HS: Làm miệng bài tập1
? Tìm cách giải nghĩa đúng trong những cách giải nghĩa trên?
HS: Đọc và làm bài 3
? Những câu văn dùng sai những từ nào?Vì sao?em hãy sửa lại cho đúng?
*.Hoạt động 2:Tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ
HS: Đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài
? Theo Tô Hoài,thành công của “Truyện Kiều”là gì?
? Bằng cách nào mà ND trau dồi vốn từ phong phú đó?
GV: Để cho ý kiến của mình thêm chắc chắn, thuyết phục,tác giả đưa ra 2 VD minh họa: từ “áy”và “bén duyên tơ”)
? Qua ý kiến của Tô Hoài,em rút ra được bài học gì
 (Học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân ->Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết)
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
*.Hoạt động3:Luyện tập
GV: Nêu yêu cầu bài 2 :Tìm những từ theo cột nghĩa đã cho
(2 HS đại diện cho 2 dãy lên bảng làm)
? Dựa vào ý kiến HCM,em hãy nêu cách em thực hiện để làm tăng vốn từ?
HS làm miệng bài tập 6
? Chọn từ ngữ thích hợp(trong những từ ngữ đã cho) điền vào chỗ trống?
GV: Hướng dẫn HS làm câu a/BT7 (về nhà c,b, d)
Bài 8: Tìm các từ ghép, láy mà đảo trật tự các yếu tố nghĩa không thay đổi?
Tổ 1: Làm từ ghép
 2 em lên bảng 
Tổ 2: Làm từ láy
Tổ 3:
 BT9(2 em lên bảng làm mỗi Tổ 4: em 5 từ )(bảng phụ)
(GV: Lưu ý HS: Một số từ phức nghĩa khác nhau nhưng vỏ âm thanh giống nhau:hạ bộ-bộ hạ; nhân công- công nhân, sĩ tử- tử sĩ. Từ láy mờ nghĩa, không có nghĩa: VD:xót xa- xa xót; ngơ ngác- ngác ngơ; xôn xao- xao xôn)
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
*.Ý kiến của Phạm Văn Đồng:
Ví dụ 2/sgk
Lỗi dùng từ:
a.Thừa “đẹp”
b.Sai “dự đoán”thay “ước đoán”
c.Sai “thúc đẩy”thay “mở rộng”
->Nắm được chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
*.Ghi nhớ /sgk
Bài 1/sgk: Cách giải thích đúng
a.Hậu quả:Kết quả xấu
b.Đoạt :Chiếm được phần thắng
c.Tinh tú:Sao trên trời(nói khái quát)
Bài tập 3/sgk: Chữa lỗi dùng từ:
-Câu a:Sai “im lặng”- “yên lặng”
-Câu b: “thành lập”- “thiết lập”
-Câu c:. “cảm xúc”- “cảm kích”
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ
*Ý kiến tô Hoài: 
*Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 2: Xác định nghĩa yếu tố Hán Việt(tuyệt,đồng)
a.Từ “tuyệt”
Nghĩa:-Dứt,không còn: 
+Tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống)
+Tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp)
+Tuyệt tự (không có người nối dõi)
 +Tuyệt thực (nhịn đói không chịu ăn để đối phó,là một hình thức đấu tranh)
 -Cực kỳ,nhất:
+Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất,mức cao nhất)
 +Tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối )
+Tuyệt tác (tác phẩm VH,NT hay,đẹp đến mức không có cái nào hơn nữa)
 +Tuyệt trần (nhất trên đời,không gì sánh bằng)
b.Từ “Đồng”
Nghĩa:-Cùng nhau,giống nhau
+Đồng âm(có âm giống nhau) 
+Đồng bào
+Đồng bộ(phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng) 
+ Đồng chí
+Đồng dạng
+Đồng môn
+Đồng sự(cùng làm việc một cơ quan ngang hàng) 
+Đồng khởi(cùng vùng dậy dùng bạo lực phá ách kìm kẹp)
 -Trẻ em: 
+Đồng ấu(trẻ em 6,7,tuổi) 
+Đồng dao(lời hát dân gian trẻ em) 
+Đồng thoại(truyện viết cho trẻ em)
 -Chất (đồng) 
Trống đồng
Bài 5: Cách làm tăng vốn từ:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói h/ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Đọc sách báo, nhất là những tp mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng 
- Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó thì tra từ điển, hỏi người khác, thầy cô.
- Tập sử dụng các từ ngữ mới trong các h/cảnh gtiếp phù hợp
Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“Điểm yếu”
Mục đích cuối cùng
Đề bạt
Hoảng loạn
Bài 7: Phân biệt nghĩa các từ ngữ:
Nhuận bút: Tiền trả cho người viết 1 tác phẩm 
Thù lao: Trả công bù đắp vào lao động đã bỏ ra
Bài 8: Tìm từ ghép, láy
- Từ ghép: Ca ngợi/ ngợi ca; đấu tranh/ tranh đấu; cầu khẩn/ khẩn cầu; thương yêu/yêu thương; buồn vui/ vui buồn; mẹ cha/ cha mẹ; tìm kiếm/ kiếm tìm; thắng thua/ thua thắng; chung thủy/ thủy chung.
- Từ láy: Ao ước/ ước ao; dào dạt/ dạt dào; đau đớn/ đớn đau; hắt hiu/ hiu hắt; khát khao/ khao khát; mịt mù/ mù mịt; ngần ngại/ ngại ngần.
Bài 9: Tìm từ ghép có yếu tố Hán Việt đã cho:
- Bất (không, chẳng): Bất biến, bất bình đẳng, bất chính
- Bí (kín): Bí ẩn, bí mật, bí quyết, bí hiểm.
- Đa (nhiều): Đa cảm, đa dạng, đa giác, đa nghĩa. 
- Đề ( nêu ra): Đề bạt, đề cử, đề xuất, đề cập
- Gia(thêm vào): Gia cố, gia công, gia vị
- Hồi(về, trở về): Hồi hương, hồi phục, hồi tâm
- Giáo(dạy bảo): Giáo sư, giáo viên, gdục, giáo khoa
- Khai(mở, khơi): Khai giảng, khai chiến, khai mạc
- Quảng(rộng, rộng rãi): Quảng cáo, quảng đại, quảng trường
 *. Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài
 - Làm các phần bài tập còn lại
 (Bài 2:Ýù giải nghĩa các từ đã phân loại
 Bài 4: Nêu ý kiến bình luận về ý kiến cuả Chế LanViên:
(VD: Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp. Điều đó thể hiện trước hết qua ngôn ngữ người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc, ta phải học tập lời ăn tiếng nói của họ) 
 Bài 7: ý b,c,d 
 Bài 9: những yếu tố còn lại)
 -Chuẩn bị bài viết số 2(nắm vững lý thuyết:văn tự sự có yếu tố miêu tả,xem lại những đề bài gợi ý /sgk)
D. Rút kinh nghiệm :	
************************
Tuần 7 – Tiết (34+35) Soạn ngày: /09/2010 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ
A.Mục tiêt cần đạt: Giúp hs:
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả cảnh vật, con người, hành động .
	- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ,trình bày...
	- Giáo dục hs tình cảm tôn sư trọng đạo
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ các đề để ra phù hợp với đối tượng hs
	 2. Học sinh: Chuẩn bị các đề ở sgk nắm chắc phương pháp làm văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
C. Tiến trình lên lớp:
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số hs
	 	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị giấy bút của hs
	3.Bài mới
*Đề bài: Nhân ngày 20 – 11, hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc với thầy cô của em I.Đáp án:
Dàn bài:
 1.Mở bài:( 1 đ) Gới thiệu nhân vật được kể và kỉ niệm sâu sắc ...
 2.Thân bài:( 8 đ) Kể diễn biến sự việc
 - Tả về hình dáng, tính cách của thầy cô đó (2 đ)
 - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện (2 đ)
 - Diễn biến các chi tiết, sự việc: lời thoại, hành động, tâm trạng cảm xúc của em... ( 4 đ)
 3.Kết bài: (1 đ) Tình cảm, suy nghĩ của em về thầy cô đó và kỉ niệm ấy....
II.Biểu điểm:
 - Điểm 9, 10 HS làm đúng kiểu bài, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả , làm đầy đủ các ý trên, viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, bài làm có sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu ...
Tối đa 10đ, sai dưới 5 lỗi tối đa 9đ.
 - Điểm 7, 8 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả ,thiếu một vài ý nhỏ, văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi.
 - Điểm 5,6 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng yếu tố miêu tả vào bài làm, thiếu ý theo đáp án, văn viết đôi chỗ lủng củng, bố cục chưa rõ ràng, sai dưới 15 lỗi.
 - Điểm 3,4 HS làm đúng kiểu bài, bài làm sơ sài bố cục lộn xộn, diễn đạt lan man, sai dưới 20 lỗi.
 - Điểm 1,2 HS làm quá sơ sài, bố cục lộn xộn, diễn đạt lủng củng, lan man, sai trên 20 lỗi.
 - Điểm 0 HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
4.Củng cố: 
	 - GV nhắc hs xem lại bài một lần cuối để nộp bài
	 - GV thu bài về chấm
5.Dặn dò: 
	 - Về nhà xem lại bài và phương pháp làm văn tự sự
	 - Soạn bài 
IV. Rút kinh nghiệm:	
***************************
Ngày . tháng . năm2010
Duyệt GA tuần 7
Người duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc