Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II (đầy đủ)

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II (đầy đủ)

Tiết 91

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

( Chu Quang Tiềm)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách trong tình hình hiện nay qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

3. Thái độ: Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.

II. Chuẩn bị.

1. GV: SGV, SGK.

2. HS: Soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức. (1) 9A .

2. Kiểm tra bài cũ. (Không)

 

doc 124 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II (đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: . .2010. Tiết 91
bàn về đọc sách
( Chu Quang Tiềm)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách trong tình hình hiện nay qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức. (1’) 9A...
2. Kiểm tra bài cũ. (Không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
* Hoạt động 1. HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
- GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích .
+ CH: Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
+ CH: Nêu nét chính về tác phẩm?
+ CH: Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
-> Phần 1: Từ đầu -> thế giới mới: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
-> Phần 2: Tiếp -> Tiêu hao lực lượng: những nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-> Phần 3: Còn lại: Phương pháp chọn sách và đọc sách.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH: Văn bản bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản gì?
-> Văn bản nghị luận (Lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
+ CH: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra những luận điểm căn bản nào?
-> Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
+ CH: Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào?
-> Tác giả đặt việc đọc sách trong mối quan hệ với học vấn của con người.
+ CH: Để trả lời câu hỏi: Đọc sách để làm gì? Vì sao phải đọc sách? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì?
+ CH: Học vấn là gì? Học vấn được tích luỹ bằng cách nào? ở đâu?
+ CH: Vậy những cuốn sách giáo khoa mà em đang học có phải là Di sản tinh thần không? vì sao?
-> Phải vì đó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà chúng ta được tiếp nhận.
+ CH: Muốn nâng cao học vấn chúng ta phải làm gì?
-> Phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
+ CH: Nếu chúng ta không đọc sách, coi thường sách thì sẽ có những hậu quả gì?
+ CH: Nếu đọc sách chúng ta sẽ có những kết quả như thế nào?
+ CH: Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có con đường nào khác? lấy ví dụ?
-> Nghe đài, xem truyền hình...
GV : Như vậy trên con đường trau dồi học vấn của con người, đọc sách vẫn là con đường quan trọng trong nhiêù con đường khác. Đọc sách là con đường tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự hhọc, đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
* Hoạt động nhóm ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Khi cho rằng " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn", tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và mối quan hệ của đọc sách với học vấn?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét
(15’)
(25’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục. 
1. Đọc.
2. Chú thích.
* Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc.
b. Tác phẩm: Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
3. Bố cục.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách .
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
- Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại, học vấn được tích luỹ bằng sách và ở sách.
=> Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại.
- Nếu không đọc sách: Là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu.
- Nếu đọc sách: trả nợ quá khứ, hưởng thụ kiến thức, lời dạy của quá khứ về mọi mặt để con người tiến lên trên con đường học tập. 
* Luyện tập.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người.
- Đọc sách chỉ là một mặt, nhưng là mặt quan trọng. 
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
4. Củng cố (3’)
- CH: Tại sao tác giảt lại nói rằng nếu chúng ta đọc sách là chúng ta đang trả nợ quá khứ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn phần còn lại của bài.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Giảng: . .2010. Tiết 92
bàn về đọc sách
(Chu Quang Tiềm)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách, phương pháp đọc sách trong tình hình hiện nay qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức. (1’) 9A
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- CH: Theo tác giả sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách là gì?
Đáp án:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
- Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại, học vấn được tích luỹ bằng sách và ở sách.
=> Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại.
- Nếu không đọc sách: Là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu.
- Nếu đọc sách: trả nợ quá khứ, hưởng thụ kiến thức, lời dạy của quá khứ về mọi mặt để con người tiến lên trên con đường học tập. 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH : Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay là gì ?
-> Sách nhiều người đọc ham đọc nhiều mà không đọc kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt mà đọng lại chẳng bao nhiêu.
+ CH : Để chứng minh cho cái hại đó tác giả đã so sánh như thế nào ?
-> So sánh cách đọc ngày nay với ngày xưa.
+ CH : Cái hại thứ hai mà tác giả chỉ ra là gì ?
-> Cách đọc lạc hướng.
+ CH: Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?
+ CH: Cái hại của việc đọc lạc hướng là gì?
-> Lãng phí thời gian, sức lực, bỏ lỡ mất dịp đọc những cáôn sách hay, quan trọng, cơ bản.
+ CH: Tác giả đã có cách nhìn và cách trình bày như thế nào về vấn đề này?
-> Báo động về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích. Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế: Chiếm lĩnh học vấn như đánh trận.
+ CH: Em hãy nhận xét cách lập luận của phần 2 ?
-> Nêu luận điểm -> dùng lỹ lẽ phân tích luận điểm.
+ CH: Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào?
+ CH: Sách chọn nên hướng vào những loại nào?
-> Loại sách phổ thông và sách chuyên môn.
+ CH: Tác giả chỉ ra cách đọc sách đúng như thế nào?
+ CH: Tác hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế giêũ ra sao?
-> Đọc hời hợt như người cưỡi ngữa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, tay không mà về như trọc phú khoe của, lừa mình dối người.
+ CH: Thế nào là đọc sách có kiến thức phổ thông?
- Đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ở trung học và năm đầu đại học.
+ CH: Mối liên hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với đọc sách như thế nào?
+ CH: Hãy nêu khái quát nghệ thuật của văn bản?
+ CH: Nêu nội dung chính của văn bản?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
+ CH : Cách đọc sách của em hiện nay so với cách đọc sách của tác giả đưa ra có gì khác nhau?
(30’)
(5’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục. 
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách .
2. Những nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
- Sách nhiều khiến người đọc đọc không chuyên sâu.
- Xưa: Sách ít, đọc kĩ, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ.
- Nay: Sách nhiều đọc liếc qua nhưng đọng lại rất ít.
- Đọc lạc hướng: Do sách vở nhiều trong khi người đọc lại tham nhiều mà không vụ thực chất.
3.Cách chọn sách và phương pháp đọc sách.
* Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Tìm những cuốn sách thực sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân.
* Cách đọc sách:
- Đọc kĩ, đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa để tích luỹ kiến thức.
- Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu biết nhiều lĩnh vực thì mới hiểu sâu một lĩnh vực.
4. Tổng kết.
* Nghệ thuật: 
- Luận điểm, luận cứ, cách lập luận, phân tích, được dùng nhất quán trong văn bản.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Cách viết giàu hình ảnh.
* Nội dung:
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Những khó khăn khi đọc sách và những nguy hại nếu không biết cách đọc sách : 
- Cách chọn sách và phương pháp đọc sách 
* Ghi nhớ : SGK ( T. 7)
III. Luyện tập.
4. Củng cố (3’)
- CH: Văn bản cho ta lời khuyên bổ ích nào về việc đọc sách?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài: Khởi ngữ.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Giảng: . .2010. Tiết 93
khởi ngữ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS nhận biết được khởi ngữ trong câu, phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận diện khởi ngữvà vận dụng khởi ngữ trong khi nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng khởi ngữ trong giao tiếp đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2.  ... g: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Thái độ: Tìm hiểu, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức. (1’) 9A
2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
* Hoạt động 1. HDHS ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
* Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Cho biết các từ in đậm là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết.
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái?
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
* Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Cho biết các từ ngữ in đậm thể hiện phép liên kết nào? 
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Ghi kết quả phân tích bài tập 1 vào bảng tổng kết của bài tập 2?
(20’)
10’
(20’)
I. Khởi ngữ và thành phần biệt lập. 
1. Bài tập 1.
a. Xây cái lăng ấy -> Khởi ngữ.
b. Dường như -> Thành phần tình thái.
c. Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.-> Thành phần phụ chú.
d. Thưa ông -> thành phần gọi - đáp.
- Vất vả quá -> Thành phần cảm thán.
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Goi-đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người con gái như vậy
2. Bài tập 2.
Bến quê là một câu truyện về cuộc đời. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ. Người ta mải mê kiếm danh lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, con người mới chit nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình
- Hình như. -> Thành phần tình thái.
- Cái chân lí giản dị ấy-> Khởi ngữ.
- Tiếc thay -> Thành phần cảm thán.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1. Bài tập 1.
a. Nhưng -> Phép nối.
- Nhưng rồi -> Phép nối.
- và -> phép nối.
b. Cô bé, cô bé -> phép lặp.
Cô bé – nó -> Phép thế.
c. Thế -> Phép thế.
2. Bài tập 2.
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa 
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé - cô bé
-Cô bé- nó
- Bây giờ- thế
-Nhưng 
-Nhưng
- Rồi
- Và
 4. Củng cố (3’)
- CH: Khởi ngữ là gì?
- Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài: Soạn phần còn lại của bài.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 	
Giảng: . .2010. Tiết 139
ôn tập phần tiếng việt
 ( Tiếp)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hệ thống các khiến thức về: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường mình hàm ý. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Thái độ: Tìm hiểu, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức. (1’) 9A
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- CH: Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
* Hoạt động 1: HDHS ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý.
- GV gọi HS đọc truyện cười.
+ CH: Hãy cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm?
* Hoạt động nhóm ( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Tìm hàm ý của các câu in đậm. Cho biết hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Thầy giáo vào lớp được khoảng 10 phút thì một hS mưới xin phép vào. Thầy giáo nói với HS đó: Bây giờ là mấy giờ? Câu hỏi của thầy chứa hàm ý gì?
+ CH: Đọc câu ca dao sau cho biết nó chứa hàm ý gì?
 Bao giờ trạch đẻ ngọn đa 
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
+ CH: Ta thường nghe câu: Mày không có mồm à? Hàm ý trong câu đó là gì?
+ CH: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ mây và sóng. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn?
+ CH: Hãy đặt câu có sử dụng hàm ý? Cho biết câu đó chứa hàm ý gì?
(35’)
7’
I. Khởi ngữ và thành phần biệt lập.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Bài tập 1.
- ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi.
-> Địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)
2. Bài tập 2.
a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
-> Hàm ý: Đội bóng chuyền chơi không hay.- > Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ
b.Tớ báo cho Chi rồi.
->Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. ->Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
3. Bài tập 3 ( Bổ sung)
- Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
4. Bài tập 4.( Bổ sung)
- Hàm ý: Đây là một lời từ chối.
- Hàm ý: Muốn hỏi tại sao lại im lặng không nói.
- Câu có hàm ý mời mọc:
+ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy. vầng trăng bạc.
+ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm. đến nơi nào.
- Câu có hàm ý từ chối:
+ Mẹ mình đang đợi ở nhà.
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được.
- Viết thêm câu có ý mời mọc: Có muốn chơi với bọn tớ không?
- Viết thêm câu có hàm ý từ chối: Mình phải về nhà với mẹ yêu của mình.
4. Củng cố (3’)
- CH: Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài: Luyện nói nghị luạn về một đoạn thơ, bài thơ.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Giảng: . .2010. 	 Tiết 140
Luyện nói
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Ôn lại phần lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua đoạn thơ, bài thơ tập luyện nói.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức. (1’) 9A
2. Kiểm tra bài cũ. ( Không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: GV Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
+ CH: Đề bài thuộc kiểu bài nào?
-> Nghị luận về một bài thơ.
+ CH: Vấn đề cần nghị luận là gì?
-> Tình cảm bà cháu.
* Hoạt động 2 : HDHS luyện nói trên lớp.
- GV: Yêu cầu bài luyện nói cần diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm. tự tin vào bản thân, thu hút người nghe.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình-> HS nhận xét-> GV nhận xét, khích lệ cho điểm những em trình bày khá, chỉ ra những tồn tại của các em để các em tiến bộ, tự tin hơn khi trình bày bài nói trước đông người
(5’)
(35’)
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
II. Luyện nói trên lớp.
 1. Dẫn vào bài.
- Vào đề bàng phương pháp lựa chọn qua so sánh
 Thưa các bạn ! Chúng ta đã được học, đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình. Có bạn thích vẻ thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh trong bài "Quê hương". Có bạn yêu sự lãng mạn mộng mơ của tình mẹ con trong bài " Mây và sóng" của Ta-go. Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm đằm thắm trong bài " Bếp lửa" của Bằng Việt.
2. Nội dung nói.
- Hình ảnh đầu tiên dược tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam một thời thơ ấu.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.....
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Kỉ niệm về tuổi ấu thơ thường là rất xa, nhưng có vẻ đẹp trong sáng, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
........Nghĩ đến giờ sống mũi còn cay
- Kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương
Tám năm ròng ................................
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ảnh sáng và niềm tin
Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen...
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Hình ảnh bếp lửa trở thành một biểu tượng về quê hương, đất nước trong đó bà vừa là người nhóm lửa vừa là người giữ lửa
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
........Ôi, kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
- Nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại.
Gìơ cháu đã đi xa. ........................
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?
4. Củng cố (3’)
- CH: 
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài:
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 ki II.doc