Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 23

 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI

 -Vũ Khoan-

A. Mục đích yêu cầu: Giúp hs:

1.Kiến thức:

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản

- Hệ thống luận cứ và phương pháp luận trong văn bản

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Đọc hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội

- Rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội

b. Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự học, tự rèn, phấn đấu thể hiện nhân cách tri thức để bước vào thiên nhiên kỷ mới.

B. Chuẩn bị:

 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu, bảng phụ ghi nội dung (lý lẽ) luận cứ 3.

 HS: Đọc văn bản, soạn câu hỏi tìm hiểu.

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 	Ngày soạn: 14/01/2011
Tiết: 111 	Ngày dạy: 16/01/2011
 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 -Vũ Khoan-
A. Mục đích yêu cầu: Giúp hs:
1.Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản
- Hệ thống luận cứ và phương pháp luận trong văn bản
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội
- Rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội
b. Kĩ năng sống:
-Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự học, tự rèn, phấn đấu thể hiện nhân cách tri thức để bước vào thiên nhiên kỷ mới.
B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu, bảng phụ ghi nội dung (lý lẽ) luận cứ 3.
 HS: Đọc văn bản, soạn câu hỏi tìm hiểu.
C. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2.Bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp
? Em hiểu gì về tác giả Vũ Khoan ?
? Văn bản ra đời vào thời điểm nào ? Em có suy nghĩ gì về thời điểm này ?
* Hoạt động 3:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
GV: Hướng dẫn đọc : Thể hiện đúng thái độ của t/giả, giọng trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách; nói một vấn đề hệ trọng nhưng không cao giọng, thuyết giáo mà gần gũi, giản dị -> đọc rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn .
GV: đọc từ đầu -> “hơn nhiều”
 HS: đọc phần còn lại. 
? Dựa vào chú thích, em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của văn bản ?
(- Hành trang: những giá trị tinh thần mang theo như : tri thức, kỹ năng, thói quen.
 - Thế kỷ mới là TK21
=> “Chuẩn bịTkmới”:sắp sẵn những phẩm chất, kỹ năng.để tiến vào TK 21)
? Vấn đề nghị luận ở đây là gì? 
(nhan đề+câu đầu)
GV: Vấn đề này có ý nghĩa thời sự lâu dài đối với công cuộc xây dựng đất nước của DT ta
? Luận điểm cơ bản của bài viết là gì? 
 ? Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm của tác giả? 
(Cách nêu ngắn gọn, trực tiếp, rõ ràng. Cụ thể: - Đối tượng: Lớp trẻ (thanh niên) VN
Nội dung: Cái mạnh, cái yếu của con người VN
Mục đích: Rèn luyện những thói quen tốt, khắc phục những cái yếu khi bước vào nên KT mới ) 
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đưa ra nhưng luận cứ nào ?
? Nhận xét gì về trình tự sắp xếp luận cứ của tác giả
* Hoạt động 4:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
HS: theo dõi đoạn đầu:”Tết năm nay -> nổi trội”.
GV: đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của VB. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề mở ra hướng lập luận cho cả bài văn.
? Tác giả đã nêu những lý lẽ nào để làm rõ luận cứ này?
? Từ 2 lý lẽ trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của con người trong sự phát triển của lịch sử?
? Theo em, vì sao t/giả tin rằng: “Trong thời khắc như vậy (tết 2001) ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào TK mới, thiên nhiên kỷ mới” ?
Hết tiết 1
? Luận cứ 2 được triển khai qua những lý lẽ nào ?
? Em hãy lấy dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ ý kiến trên?
( Giao thoa, hội nhập:
-Đồng tiền chung châu Âu
-ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
-WTO: Tổ chức thương mại thế giới/ VN gia nhập 11-2006/ 150 thành viên)
? Vậy để đáp ứng kịp sự phát triển của KTTG thì nhiệm vụ của Việt Nam là gì ?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở luận cứ 2 
HS: theo dõi phần văn bản: “Cái mạnh của con người VN... hội nhập”
? Theo bài viết của tác giả thì con người VN ta có những điểm mạnh, điểm yếu nào cần nhận rõ?
(Gợi ý: 
? Điểm mạnh đầu tiên của con người VN là gì ?
? Bên cạnh điểm mạnh đó ta còn có những điểm yếu nào ?
? Em hiểu như thế nào về “lỗ hổng kiến thức, thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng” ?
 - Kết hợp với việc đọc chú thích 1 số từ khó.)
? Những điểm mạnh và điểm yếu đó liên quan ntn đến nhiệm vụ CN hóa, hiện đại hóa hôm nay của đất nước ? 
(luôn quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụï x/dựng đất nước hôm nay, điều này được thể hiện ngay sau mỗi điểm mạnh, điểm yếu mà t/giả đã nêu cụ thể.)
? Cách phân tích và lập luận của tác giả ở luận cứ trung tâm này có gì đặc sắc ?
? Em đọc được những thái độ gì của tác giả khi nêu những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam ?
(- Nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật
-Tôn trọng những điểm mạnh
-Thẳng thắn phê phán những biểu hiện yếu kém)
? Để kết thúc vấn đề, tác giả nêu luận cứ gì 
? Tác giả nêu mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định để bước vào TK mới là gì ?
GV: tích hợp GDCD: trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ CH hóa, HĐH đất nước. 
*Hoạt động 5:Sử dụng PPDH vấn đáp
? Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì thuyết phục? 
? Hãy tìm những TN, tục ngữ trong VB và cho biết tác dụng của chúng ? 
? Qua VB, theo em để bước vào TK mới, thế hệ trẻ VN cẫn chuẩn bị những gì cho hành trang của mình ?
HS: đọc ghi nhớ/sgk.
? Em nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong những điều t/giả nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới ? Hướng khắc phục như thế nào ? (Kĩ năng sống/ PP vấn đáp)
I.Tác giả, tác phẩm:
 1, Tác giả: Vũ Khoan là nhà ngoại giao, thương mại, hiện là phó thủ tướng chính phủ
 2, Tác phẩm: Viết đầu 2001 
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
Đọc
Chú thích
3. Hệ thống luận cứ
- Luận điểm:Lớp trẻ VNTK mới
- Luận cứ: 1- Chuẩn bị hành trang vào Tk mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người 
 2- Bối cảnh TG hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
 3- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN cần nhận rõ khi bước vào nền KTế mới trong TK mới.
 4- Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ 
III.Phân tích:
1, Chuẩn bị hành trang vào TK mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người:
- Con người là động lực phát triển của lịch sử .
- Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội .
=>Con người là yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử.
2,Bối cảnh thế giới hôm nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước :
-Bối cảnh: KHCN TG phát triển như huyền thoại; sự giao thoa, hội nhập các nền kinh tế
- Nhiệm vụ:
 + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền KT nông nghiệp.
 + Đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa.
 + Tiếp cận nền KT tri thức
->Lập luận rõ ràng,dùng nhiều thuật ngữ kinh tế
=> Vạch ra mục đích, phương hướng cụ thể
3.Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN cần nhận rõ khi bước vào nên KT mới trong TK mới:
 a/ Điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới 
- Cần cù, sáng tạo 
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc ... 
- Thích ứng nhanh 
 b/ Điểm yếu:
-Thiếu kiến thức cơ bản và khả năng thực hành
-Thiếu tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, không coi trọng qui trình công nghệ 
-Đố kị trong làm ăn kinh tế
-Kì thị với kinh doanh
-Không trọng chữ “ Tín”
-Sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức
-> Phân tích cụ thể, sử dụng phép đối chiếu, so sánh, dùng thành ngữ, tục ngữ 
=> Giúp con người nắm được điểm mạnh phát huy, điểm yếu thì khắc phục để phát triển .
4.Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ:
 - Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
IV. Tổng kết:
1.Nghệ thuật :
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ sinh động, sâu sắc
2. Nội dung:
 Ghi nhớ/sgk.
Củng cố: - Gv củng cố bài
Dặn dò: - Đọc lại bài văn, học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài Các thành phần biệt lập ( tiếp)
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 23 	Ngày soạn: 14/01/2011
Tiết: 112 	Ngày dạy: /01/2011
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TT)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 
Nhận biết 2 thành phần biệt lập : Hỏi , đáp và phụ chú 
Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần .
Biết đặt câu có thành phần gọi đáp , phụ chú .
 B.Chuẩn bị :
 GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu 
 HS: Soạn bài 
 C. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định
 2.KTBC : Trình bày BT4 tiết 94 ( Đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về tác phẩm văn nghệ trong đó có sử dụng thành phần tình thái , cảm thán )
 3.Bài mới : GV: giới thiệu 2 thành phần biệt lập còn lại 
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
Hoat động 1: Khởi động
Hoat động 2:*Sử dụng PPDH vấn đáp 
HS: đọc ví dụ a,b/sgk 
? Trong những từ ngữ in đậm từ ngữ nào dùng để hỏi , từ ngữ nào dùng để đáp ? 
? Những từ ngữ hỏi đáp này có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu hay không ? Vì sao ?
 ? Trong 2 từ ngữ hỏi đáp đó , từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại , từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoại ? 
? Vậy thế nào là thành phần gọi –đáp? 
HS: lấy ví dụ minh họa (Bạn ơi! Cho tớ hỏi thăm đường.
Vâng! Bạn cứ hỏi.)
HS: đọc ví dụ a,b/sgk 
? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm nghĩa sự việc của mỗi câu sẽ như thế nào ? 
(Nghĩa sự việc không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là thành phần biệt lập được viết thêm vào , nó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu 
? Ở ví dụ a , các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào ? 
? Ở ví dụ b , cụm từ in đậm chú thích điều gì ? 
( Trong 3 cụm C-V ở câu (b) “ Tôi nghĩ vậy” (in đậm ) chỉ việc diễn ra trong trí của riêng t/giả ( nhân vật “ Tôi” ) – 2 cụm còn lại diễn đạt viêïc t/giả kể, có ý g/hích thêm rằng “ Điều lão không hiểu tôi” chưa hẳn là đúng nhưng “ tôi cho đó là lý do -> cho tôi càng buồn lắm” ) 
? Dấu hiệu nào để nhận ra thành phần phụ chú ? 
? Vậy thành phần phụ chú được hiểu như thế nào ?
HS: lấy ví dụ minh họa ?
GV: chốt lại kiến thức phần Ghi nhớ.
HS: đọc Ghi nhớ sgk.
*Hoạt động3: *Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
HS: đọc yêu cầu BT1 và làm miệng.
? Tìm thành phần gọi-đáp, cho biết mối quan hệ giữa người gọi-người đáp ?
HS: đọc yêu cầu và làm miệng BT2.
? Tìm thành phần gọi-đáp và lời gọi đáp hướng đến ai?
GV: nêu yêu cầu BT3.
 Gọi 4 hs 4 tổ lên bảng làm (mỗi em 1 câu)
GV: gợi ý Dựa vào đấu hiệu nào để tìm thành phần phụ chú – Thành phần phụ chú ấy bổ sung điều gì (lưu ý câu d)
GV: 2 thành phần phụ chú (câu d) không trình bày việc cô gái làm hay miêu tả đối mắt cô gái màbày tỏ thái độ người nói “Có ai ngờ” ngạc nhiên trước việc làm của cô gái “Thương...thôi”-> xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đối mắt đen của cô gái).
HS: đọc yêu cầu BT4và làm miệng. 
GV gợi ý: Tìm giới hạn giải thích của thành phần phụ chú 
HS: làm miệng của thành phần phụ chú)
Đại diện tổ 4 trình bày bài tập 5(bảng phụ)
 nhóm khác bổ sung,Gv kết luận .
I- Thành phần gọi-đáp:
1. Ví dụ/sgk:
a, Này (hỏi)
b, Thưa ông (đáp)
-> Tạo lập, duy trì cuộc thoại
=> Thành phần gọi-đáp.
2.Ghi nhớ/ Ý2
II. Thành phần phụ chú:
1.Ví dụ/sgk :
a, Và cũng là đứa con duy nhất của anh.
b, Tôi nghĩ vậy
 câu.
-> thành phần biệt lập: 
-> Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của
2.Ghi nhớ/sgk :
III. Luyện tập: 
Bài 1: Tìm thành phần gọi-đáp.
a, này (gọi)
 vâng (đáp)
-> Quan hệ trên dưới (hàng xóm)
Bài 2:
Bầu ơi: là gọi -> hướng dẫn tới mọi người.
Bài 3: Thành phần phụ chú.
a, “kể cả anh”giải thích “mọi người”
b, “Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” .
c, “những người chủ thực sự của đất nước trong TK mới”giải thích “lớp trẻ”.
d, (1)Có cái ngờ (2) thương thương quá đi thôi
-> Thái độ người nói trước sự việc trong câu.
Bài 4: Các thành phần phụ chú a,b,c dùng giải thích cho cụm từ đứng trước . Riêng phụ chú (1) câu (d) liên quan tới cả cụm từ đứng trước và đứng sau.
4.Củng cố: - Gv củng cố bài
 5. Hướng dẫn về nhà:- Học bài
 - Tìm đoạn văn có chứa thành phần biệt lập ở văn bản “Làng”
 - Hoàn thành BT5
 - Chuẩn bị bài viết số 5: Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống
 *.Rút kinh nghiệm:. 
Tuần 23 	Ngày soạn: 14/01/2011
Tiết: 113,114 	Ngày dạy: /01/2011 
BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs :
Ôn tập tổng hợp các kiến thức về văn nghị luận đã học.
Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH (tìm ý, trình bày, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lập luận)
Giáo dục ý thức tự lực, sáng tạo, nghiêm túc trong kiểm tra.
B. Chuẩn bị:
 GV: Đề bài + Đáp án + Biểu điểm
 HS: Ôn lại dàn bài, kỹ năng làm bài, giấy kiểm tra.
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp
 2.Bài viết:
* Hoạt động 1:
 GV: đọc và ghi đề bài lên bảng
 Đề bài:
Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó
DÀN BÀI: 
1. Mở bài: 1đ
- -Giới thiệu được hiện tượng, tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống nhân loại
- Con người phá hoại một cách vô thức. Đặc biệt là hiện tượng......
2. Thân bài: 8đ
a.Thực trạng của hiện tượng:
b.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó(vì lợi ích cá nhân, vì vô ý thức.....)
c.Tác hại: huỷ hoại môi trường sống của con người 
d. Suy nghĩ: (Trọng tâm)
- Cần làm gì để chấm dứtnhuy cơ trên
- Vai trò của tuyên truyền giáo dục trong vấn đề này
- Bản thân mỗi HS cần có hành động thiết thực gì để bảo vệ môi trường(nhắc nhở tuyên truyền mọi người; bản thân gương mẫu hành động.....)
3. Kết bài: 1đ
 Khẳng định vấn đề: Bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ c/s của mình 
* Hoạt động 2 :GV: nêu một số yêu cầu về hình thức, nội dung
* Hoạt động 3: HS: suy nghĩ làm bài; GV: quan sát nhắc nhở
* Hoạt động 4: GV: thu bài và hướng dẫn về nhà:
 -Soạn bài:Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông –ten

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23 2011.doc