Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 31

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 Lê Minh Khuê

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ nhân vật trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Tinh thần dũng cảm, thái độ sống lạc quan, hi sinh vì Tổ Quốc.

II.Chuẩn bị:

-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan để soạn bài .

 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS

2.Kiểm tra bài cũ ?Tóm tắt truyện ngắn “Bến quê”? Bài họctriết lý từ văn bản là gì?

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn : 29/03/2012
Tiết: 151,152 Ngày dạy: 02/04/2012 
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ nhân vật trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ:
	- Tinh thần dũng cảm, thái độ sống lạc quan, hi sinh vì Tổ Quốc.
II.Chuẩn bị: 
-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan để soạn bài .
 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ ?Tóm tắt truyện ngắn “Bến quê”? Bài họctriết lý từ văn bản là gì?
3.Bài mới 
 Hoạt động thầy và trò:
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp,thuyết trình ,vấn đáp tái hiện 
? Dựa vào chú thích, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời , sự nghiệp tác giả?
GV: giới thiệu thêm về thời kỳ bắt đầu sáng tác, chủ đề chính, sở trường 
? Em hãy cho biết hoàn cảnh, thời điểm ra đời, thể loại của tác phẩm?
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp,tái hiện .
GV:chú ý giọng nhân vật Phương Định, lời văn tả xen với kể, câu ngắn, gần với khẩu ngữ 
HS:đọc Từ đầu-> “nằm trong đất”
GV:Tóm tắt: “Việc của chúng ta->các bạn cố gắng nhé”
HS:đọc: “Thế là tôi lại ra đường mòn->bom màu xám”
GV:kể tóm tắt đoạn “Nho bị thương->bịa ra nữa”
HS đọc đoạn cuối “Nhưng tạnh mất rồi->hết
-GV lưu ý một số chú thích cho học sinh .
?Theo em, căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định đây là truyện ngắn hiện đại?
?Vậy nội dung chính của truyện là gì?
?Em hãy xác định bố cục văn bản ?(mấy phần?giới hạn, nội dung từng phần?)
?Theo em truyện được kể ở ngôi thứ mấy?Người kể chuyện là ai?
 ?Việc lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì?
 (Phù hợp nội dung VB,tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm, cảm xúc suy nghĩ nhân vật )
?Giọng kể của nhân vật có gì đặc sắc?
(Trẻ trung, tự nhiên, thoải mái, đầy nữ tính)
? Em hãy tóm tắt nội dung VB?
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề,thuyết trình ,bình giảng 
HS đọc từ đầu -> “có ngôi sao trên mũ”
?Truyện gồm những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính?
?Dựa vào đoạn đầu VB, em hãy cho biết hoàn cảnh sống chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong ?
 HS đọc chú giải 1,2 /sgk
?Phương Định mô tả lại đoạn đường lên cao điểm ấy ntn?
?Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống của 3 cô gái?
?Trong hoàn cảnh nguy hiểm đó, họ làm công việc gì?
?Từ đó, em cảm nhận gì về công việc của 3 cô gái?
?Với hoàn cảnh và công việc đó, đòi hỏi ở các chị phải có tinh thần gì?
 (GV giảng thêm)
?Công việc thì nguy hiểm nhưng thái độ của các cô gái ra sao?-gv chuyển ý ...
HS theo dõi đoạn: “Cái mát lạnhngôi sao trên mũ”
?Nội dung của đoạn văn là gì?
?Qua những lời kể và nhận xét đó,em hãy tìm những nét tính cách riêng của mỗi người?
(-PhươngĐịnh:Là cô gái Hà Nội nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng hay sống với kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, vô tư giữa g/đ và t/phố của mình
-Chị Thao:Lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực, trong công việc bình tĩnh, quyết liệt nhưng sợ máu
-Nho:lúc bướng bỉnh, m/mẽ, lúc lại lầm lỳ cực đoan thích thêu thùa rực rỡ lòe loẹt trên khăn gối)
?Tuy có những điểm riêng về thói quen, sở thích nhưng ở họ có điểm gì chung về phẩm chất?
?Em có suy nghĩ gì về những phẩm chất của họ?Những phẩm chất đó là điển hình cho những đối tượng nào trong thời kỳ chống Mỹ bấy giờ?
?Vậy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam này, các em còn được gặp trong văn bản nào nữa?
(Những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ. kính”; “Khoảng trời hố bom”của Lâm Thị Mỹ Dạ; “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao)
GV:chuyển ý sang 
 TIẾT 2
*Hoạt động 5 Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình
HS đọc “Tôi là con gái HNcó ngôi sao trên mũ”
? Theo em,Phương Định đã giới thiệu những gì về mình?
 (Quê quán, gia đình , hình dáng, sở thích)
?Em hãy tìm những chi tiết minh họa cho những phương diện trên?
(GV:nói thêm
?Phương thức chủ yếu và phép nghệ thuật mà tác gỉa sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
?Qua đây, em cảm nhận gì về tâm hồn tính cách nhân vật?
GV chuyển ý
HS đọc đoạn: “Thế là tôitrong cái ca sắt”
?Tác giả tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của Định trong 1 lần phá bom được thể hiện qua những chi tiết nào?
GV:phân tích thêm tâm trạng của Phương Định
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?
(GV:Bình thêm tâm trạng cuả Phương Định khi phá bom)
?Với nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc đó, em cảm nhận được những nét tính cách gì của Phương Định?
GV:bình thêm
?Những chi tiết nào minh họa cho tình yêu thương đồng đội của Phương Định?
? Em đọc được tình cảm gì của chị qua những chi tiết đó?
HS theo dõi đoạn cuối truyện
?Khi thấy mưa đá, Phương Định có hành động và lời nói gì?
?Từ những hình ảnh đó, em cảm nhận thêm gì ở tâm hồn Phương Định?
?Qua đây, em thấy Phương Định là cô gái như thế nào ?
?Truyện mang tên “Những ngôi sao xa xôi”-một cái tên mang ý nghĩa ẩn dụ. Theo em ý nghĩa ẩn dụ đó là gì?
?Theo ý nghĩa ẩn dụ này thì những nhân vật nào trong truyện là những ngôi sao xa xôi?
?Ngôi sao nào sáng nhất gợi làm cho em cảm phục nhất?
*Hoạt động 6 Sử dụng PP vấn đáp,khái quát 
?Em hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện về ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật ,ngôn ngữ, giọng điệu?
GV giải thích thêm 
+Truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn của n.v chính
+Xây dựng nhân vật chủ yếu là miêu tả tâmlý
+Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệutự nhiên gần với khẩu ngữ
?Văn bản giúp em hiểu gì về hình ảnh những cô gái TNXP?
HS đọc ghi nhớ/ sgk
?Vì sao tác giả đặt tên cho văn bản “Những ngôi sao xa xôi”?
?Lê Minh Khuê từng là thanh niên xung phong trên tuyến lửa TS trong những năm chống Mỹ. Vậy em hiểu gì về nhà văn qua tác phẩm này?
?Em học tập được gì trong cách kể chuyện của tác giả?
?Văn bản đọng lại trong em suy nghĩ gì về con người, đất nướcViệt Nam ?
(Đất nước gian lao con người bình dị mà anh dũng)
I.Tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả:
-Lê Minh Khuê 1949, quê Tĩnh Gia -Thanh Hóa.
-Sở trường về truyện ngắn .
-Đầu những năm 70 viết về cuộc sống, chiến đấu ở Trường Sơn.
-Sau 1975 bám sát vào những biến chuyển của cuộc sống.
2.Tác phẩm:
-Ra đời 1971 cuộc khángchiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
 -Là truyện ngắn hiện đại .
II.Đọc, tóm tắt:
Đọc, tóm tắt
Chú thích:
Bố cục:
-Phần 1: Từ đầu->thường xuyên”Cuộc sống chiến đấu và hoàn cảnh riêng của các nhân vật .
- Phần 2: Còn lại:Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng và tâm trạng mọi người)
III.Phân tích:
1.Hoàn cảnh sống chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong .
a.Hoàn cảnh sống: 
-Trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm tuyến đường Trường Sơn.
->Nguy hiểm .
-Công việc:Đo, tính lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm bom chưa nổphá bom
->Nguy hiểm luôn đối mặt với cái chết, đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm ,sẵn sàng hi sinh.
b.Nét tính cách riêng:
-Phương Định: nhạy cảm, hồn nhiên, nhớ về kỷ niệm.
-Chị Thao:Bình tĩnh, cương quyết, táo bạo trong công việc nhưng sợ máu, thích chép bài hát.
-Nho: thích thêu thùa, lúc bướng bỉnh, lúc lầm lỳ.
c.Điểm chung:
-Có tinh thần trách nhiệm cao
-Lòng dũng cảm không sợ hi sinh.
-Tinh thần đồng đội gắn bó.
-Dễ xúc cảm hay mơ mộng, nhiều mơ ước.
=>Là những phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ.
2.Nhân vật Phương Định:
 a.Tâm hồn tính cách:
-Thích ngắm mắt trong gương
-Có cái nhìn xa xăm.
-Mê hát.
-Yêu mến đồng đội trong tổ trinh sát.
-Yêu mến, cảm phục người chiến sĩ có ngôi sao trên mũ.
->Tự sự, liệt kê.
=>Hồn nhiên trong sáng nhạy cảm giàu cảm xúc.
b.Trong một lần phá bom:
-Đến gần quả bom.
-Khôngsợkhôngđikhomđàng hoàng bước.....
-Đào đất dưới quả bom.
-Cẩn thận bỏ gói thuốc mìn.
-Châm ngòikhỏa đấtchạy ẩn nấp.
-Nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt .
> < cái chính liệu mìn, bom có
 nổ không.
->Miêu tả sinh động, chân thực 
tâm lý nhân vật
=>Chủ động bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm , sẵn sàng hi sinh.
-Moi đấtbế Nho nằm trên đùirửa, tiêm cho Nho.
->Dịu dàng, yêu thương đồng đội, đáng khâm phục.
c.Cảm xúc trước trận mưa đá:
-Chạy vào, chạy ra vui thích cuống cuồng.
-Niềm vui con trẻ say sưa.
-Mưa tạnhtiếc thẩn thờ nhớ mẹ, cây, nhà
->Hồn nhiên đầy nữ tính, yêu quê hương da diết.
IV.Tổng kết:
-Nghệ thuật:
-Nội dung:
*.Ghi nhớ/sgk.
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 -Soạn bài: Chương trình địa phương 
IV .Rút kinh nghiệm:
Tuần 31 Ngày soạn : 02/04/2012
Tiết: 147 Ngày dạy: 05/04/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (phần tập làm văn)
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng: 
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc đáng thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ:
- Tích cực với những vấn đề thực tế ở địa phương.
II.Chuẩn bị: 
-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan .
 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới 
 Hoạt động thầy và trò:
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
?Em hãy nhắc lại thế nào là kiểu bài nghị luận sự việc,hiện tượng đời sống xã hội?
?Yêu cầu về nội dung,hình thức của kiểu bài này là gì?
?Muốn làm tốt kiểu bài này ta phải thực hiện những yêu cầu,thao tác nào?
(Tìm hiểu đề bài,phân tích sự việc,hiện tượng để tìm ý,lập dàn ý® viết bài và sửa chữa).
?Dàn ý chung của kiểu bài này được thể hiện như thế nào?
(Mở bài:Giới thiệu sự việc,hiện tượng
Thân bài:Liên hệ thực tế,phân tích các mặt,đánh giá,nhận định.
Kết bài: Kết luận,khẳng định,phủ định,lời khuyên)
GV:Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích,nhận định,đưa ra ý kiến có suy nghĩ,cảm thụ riêng.
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
GV hướng dẫn HS nhớ lại những yêu cầu,nội dung về những vấn đề,hiện tượng của địa phương.
?Yêu cầu:Tìm hiểu,suy nghĩ để viết bài,nêu ý kiến dưới dạng nghị luận một vấn đề ở địa phương.
?Cách làm:
-Chọn bất cứ sự việc,hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương như:Gương người tốt việc tốt,giúp đỡ các gia đình chính sách,chống tệ nạn xã hội,vấn đề môi trường,quyền trẻ em
-Bày tỏ thái độ của mình:khen, chê, đồng tình, phản đối
GV hướng dẫn HS nhận xét bài làm của bạn.GV phát bài cho HS (chéo)và hướng dẫn nhận xét (15 phút).
+ Đọc kỹ và lưu ý những yếu tố sau:
Về nội dung:Bài nghị luận vấn đề gì?
	 Thái độ đối với vấn đề đó ra sao?
Về hình thức:Bố cục có đầy đủ không?Luận điểm,luận cứ?
cách diễn đạt (lỗi chính tả)?
+ Theo em cần bổ sung thêm điều gì?
->Sau đó GV gọi một số em đại diện trình bày lời nhận xét của mình về bài làm của bạn
GV chốt lại những nội dung chính về nội dung hình thức bài làm của HS
 Tuyên dương những em làm bài tốt có lời nhận xét chính xác
 Nhắc nhở những bài làm chưa tốt
I.Ôn lại kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
1.Khái niệm:
Bàn về sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xá hội :đáng khen, chê, suy nghĩ.
-Về nội dung:Nêu được sự việc hiện tượng có vấn đề , phân tích đúng sai, lợi, hại, chỉ ra nguyên nhân, bày tỏ thái độ ý kiến nhận định.
-Hình thức:Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn trôi chảy.
2.Dàn ý chung:
a.Mở bài
b.Thân bài
c.Kết bài
II.Yêu cầu và cách làm bài
III.Nhận xét đánh giá bài làm của bạn
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài,chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 7 và bài kiểm tra văn 
IV.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 
Tuần 31 Ngày soạn : 03/04/2012
Tiết: 148 Ngày dạy: 05/04/20112
TRẢ BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 7+KIỂM TRA PHẦN THƠ 
I.Mục tiêu :Qua tiết trả bài giúp HS:
 -Ôn lại lý thyuết nghị luận đoạn thơ, bài thơ
 -Nắm được kết qủa bài làm của mình
 -Biết phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại để làm tốt bài kiểm tra HKII
II.Chuẩn bị: 
-GV:Chấm chữa bài cho học sinh 
 -HS: Nhớ lại bài làm 
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới 
* Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và dàn ý 
HS đọc đề bài, Gv ghi bảng
?Em hãy xác định đề bài trên?
GV gọi HS các tổ lên trình bày dàn ý như đã phân công
GV bổ sung thêm những gì còn thiếu
GV nêu thêm yêu cầu hình thức
 Đề bài viết số 7
Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương
I.Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Nghị luận bài thơ (hình ảnh thơ)
-Nội dung: .Bài thơ Viếng lăng Bác
-Cách nghị luận:Xuất phát từ sự cảm nhận bài thơ ->nêu nhận xét đánh giá về bài thơ, hình ảnh thơ (phân tích theo khổ thơ)
II.Dàný: 
 1.Mở bài:1.5đ
 - Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác”và nét thành công cơ bản của tác phẩm:Lòng thành kính và niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ và dân tộc Việt Nam đối với Bác
 2.Thân bài: 7đ
Phân tích bài thơ để làm rõ những ý sau:
 a.Nội dung :
*Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác
 -Trước lăng:
+Tình cảm thân mật, kính trọng ,gần gũi (đại từ “con”) 1đ
 +Tự hào về phẩm chất tính cách người Vịet Nam và Bác qua hình ảnh “hàng tre”quanh 
 lăng Bác . 1đ
 +Lòng ngưỡng mộ,tôn kính tầm vóc to lớn công đức vĩ đại của Người, lòng thành kính đối với Bác . 1đ
 -Trong lăng:
+Cảm xúc đau đớn tiếc thương trước sự ra đi của Bác.1đ
-Khi rời lăng: 
+Tình cảm lưu luyến thành tâm sắc son luôn hướng về Người .1đ
 b.Nghệ thuật:(kết hợp với phân tích nội dung)
-Giọng điệu thơ vừa trang trọng vừa thiết tha có cả sự đau xót lẫn tự hào .0.5đ
-Nhiều hình ảnh ẩn dụ, đẹp, gợi cảm “hàng tre,mặt trời, vầng trăng,trời xanh”. 0.5đ
-Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.Phép điệp ngữ “muốn làm”.0.5đ
-Bố cục chặt chẽ theo trình tự thời gian +không gian với hình ảnh lặp lại ,nâng cao.0.5đ
 3. Kết bài:1.5đ
-Đánh giá sự thành công của tác phẩm.
-Tác giả đã đóng góp vào kho tàng thơ ca Việt Nam một bài thơ hay về Bác.
 -Liên hệ bản thân:bồi đắp thêm lòng kính yêu lãnh tụ.
Đáp án phần tra thơ 
I.Trắc nghiệm: (3đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
A
D
D
A
C
D
(Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
II.Tự luận: (7đ)
1- Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người
- Nghệ thuật: Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
2- Hs viết đúng khổ thơ:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” 
( Sai 2 lỗi trừ 0.25 điểm; sai một câu trừ 0.5 đ)
- Nội dung khổ thơ: Bày tỏ cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng:
+ Tình cảm gần gũi, thân mật, kính trọng qua từ xưng hô “con”
+ Sự thương mến, tự hào về loài cây được coi là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam
3* Hs cần trình bày đảm bảo các ý sau:
- Về nội dung: - Khát vọng được sống, cống hiến cho đời phần nhỏ bé của mình
- Nghệ thuật: Điệp ngữ, ẩn dụ, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
* Hình thức một bài văn nghị luận nhỏ, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng
* Hoạt động 2:Nhận xét bài làm bài
1.Ưu điểm:
-Một số nắm được phương pháp làm bài nghị luận đoạn thơ
(bài thơ), phân tích theo khổ thơ có kết hợp nội dung với nghệ thuật
-Nêu lên được những nhận xét đánh giá chính xác những v/đ của VB :những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ lái xe (1) ,tình cảm thành kính, thiết tha 
đau xót, tự hào của tác giả , dân tộc đối với Bác
 -Phát hiện được những nét đặc sắc về nghệ thuật như giọng điệu,ngôn từ, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ
2.Tồn tại: 
-Bài làm sơ sài-1 mặt giấy:
 -Chưa hoàn chỉnh: i)
 -Ý lan man, lủng củng, dài dòng theo cảm thụ riêng của cá nhân mà không
xuất phát từ sự cảm thụ VB 
Cchưa phát hiện v/đ trọng tâm cần nghị luận, ý mang tính chất liệt kê, khô khan (còn gạch đầu dòng: -Dùng ý từ chưa chính xác
+Viếng lăng Bác ra đời 1936
+Những cây tre như những anh hùng đã hi sinh vì Tổ Quốc
-Câu chưa đúng cấu trúc cú pháp (quá dài, thiếu thành phần chính)
-Còn viết tắt sai chính tả, chữ cẩu thả, tẩy xóa nhiều 
-Trình bày dẫn chứng chưa chính xác:Trình bày ngang;Chưa có sự chọn lọc:2,3 khổ: 
-Lý thuyết suông chưa nêu dẫn chứng:
* Hoạt động 3:Chữa lỗi chung:
GV trích dẫn một số VD sai của HS 
 HS phát hiện lỗi sai và sửa lại
*. Dặn dò: -Chuẩn bị bài Biên bản 
IV.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 
Tuần 31 Ngày soạn : 04/04/2012
Tiết: 149 Ngày dạy: 06/04/2012
BIÊN BẢN
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong đời sống
2. Kĩ năng: 
- Viết được một biên bản sự vụ hay hội nghị
3. Thái độ
- Tích cực học tập, húng thú với bộ môn
II.Chuẩn bị: 
-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan 
 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn của 3 học sinh 
3.Bài mới 
 Hoạt động thầy và trò:
 Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động.PP vấn đáp ,thuyết trình 
?Theo em, những loại giấy tờ nào thuộc văn bản hành chính?
GV dẫn dắt vào loại biên bản
?Em đã từng viết biên bản trong những trường hợp nào?
GV:Vậy biên bản có những đặc điểm gì?khi viết cần bảo đảm những yêu cầu nào?Hôm nay các em tìm hiểu
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
 2HS đọc văn bản /sgk
?Theo em, viết biên bản để làm gì?
?2 Biên bản/sgk ghi lại những sự việc gì?
?Biên bản phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung, hình thức?
Gv bổ sung:
?Ngoài 2 biên bản mẫu sgk em hãy kể tên một số biên bản khác thường gặp trong cuộc sống ? 
(Ví dụ 
 +Biên bản bàn giao công tác (người mới nhận với người chuyển đi nơi khác)
 +Biên bản đại hội chi đội, chi đoàn
 +Biên bản kiểm kê tài sản của lớp (phòng thư viện, thí nghiệm, thực hành)
 +Biên bản xử phạt vi phạm luật lệ giao thông
 +Biên bản về việc gây mất trật tự an toàn nơi công cộng
 +Biên bản họp xét khen thưởng, kỷ luật (bình xét thi đua cuối năm))
?Căn cứ vào nội dung các sự việc ghi trong biên bản, em có thể chia biên bản làm mấy loại chủ yếu ?là những loại nào?
 (.Căn cứ vào đ/tượng phản ánh và nội dung mà phân thành 2 loại cơ bản:
 -Biên bản sự vụ:+ Ghi lại các sự kiện pháp lý đang xảy ra làm căn cứ cho quyết định xử lý
 +Biên bản bàn giao tiếp nhận công tác
 +Biên bản ghi nhận giao dịch, bổ sung hoặc thanh lý hợp đồng
 +Biên bản xác nhận chủ thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc)
?Ở lớp 9 ta chỉ tập trung vào những loại biên bản nào?
?Qua tìm hiểu , theo em thế nào là biên bản?
?Đặc điểm của biên bản là gì?
?Các loại biên bản thường gặp?
-HS đọc ghi nhớ 
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS xem lại 2 biên bản/sgk
?Một biên bản hoàn chỉnh gồm mấy phần?Là những phần nào?
?Phần mở đầu của biên bản gồm những mục nào?
?Tên của biên bản được viết ra sao?
(Chữ in nêu rõ nội dung chính của b/bản)
?Phần nội dung của b/bản gồm những mục gì?
?Em có nhận xét gì về cách ghi những nội dung biên bản
?Tính chính xác, cụ thể của biên bản có tác dụng gì?
 (Giúp người có trách nhiệm có cơ sở đưa ra những kết luận đúng đắn)
?Ta cần ghi những gì ở phần kết thúc biên bản?
?Mục ký tên cuối biên bản nói lên điều gì?
 (tư cách pháp nhân của người có trách nhiệm ghi b/bản)
?Lời văn trong biên bản ra sao?
HS đọc ghi nhớ/sgk
*Hoạt động 4: Sử dụng PP nêu vấn đề, nhóm
HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1
?Trong các t/hợp nêu trên, trường hợp nào cần viết b/bản?
?Vì sao?Lý do viết biên bản để làm gì?
HS đọc nội dung bài 2
 GV:Chia làm 2 dãy bàn ,dãy A viết phần mở đầu; dãy B viết phần kết thúc trong 7’
HS làm cá nhân vào phiếu học tập, 
I.Đặc điểm của biên bản:
1.Văn bản/sgk
a.Biên bản sinh hoạt chi đội cuối năm
b.Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
-Các loại biên bản:
+Biên bản hội nghị
+Biên bản sự vụ
2.Ghi nhớ/sgk
II.Cách viết biên bản
1.Phần mở đầu:
Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian địa điểm, thành phần tham dự
2.Phần nội dung:Ghi lại diễn biến và nội dung của biên bản
3.Phần kết thúc:
-Thời gian kết thúc
-Họ tên chữ ký của chủ tọa, thư ký hoặc các bên tham gia lập biên bản
4.Lời văn trong b/bản ngắn gọn, chính xác
=>Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 1:Trường hợp cần viết biên bản:a,c.d
Bài 2:
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
-Soạn bài: Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang (Đọc văn bản, tóm tắt, trả lời câu hỏi/sgk)
IV.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31.doc