Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiểm tra truyện trung đại

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiểm tra truyện trung đại

 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

 I .MỤC ĐÍCH KIỂM TRA :

 -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh phần văn học trung đại lớp 9 học kỳ I . Qua đó đánh giá năng lực Đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

II.HÌNH THỨC KIỂM TRA

 -Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận

Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm chung trắc nghiệm và tự luận trong vòng 45 phút .

III.THIẾT LẬP MA TRẬN

 -Lệt kê một số chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra trong phần văn học trung đại 9.

 - Xác định khung ma trận

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiểm tra truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 22/10/2011
 Tiết 46 Ngày dạy : 26/10/2011
 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 I .MỤC ĐÍCH KIỂM TRA : 
 -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh phần văn học trung đại lớp 9 học kỳ I . Qua đó đánh giá năng lực Đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
II.HÌNH THỨC KIỂM TRA
 -Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm chung trắc nghiệm và tự luận trong vòng 45 phút .
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
 -Lệt kê một số chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra trong phần văn học trung đại 9.
 - Xác định khung ma trận 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Văn bản
-Nhớ thông tin về tác giả
- Nhớ ý nghĩa của văn bản
- Hiểu nội dung câu thơ, nội dung tác phẩm , phẩm chất nhân vật
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Tỉ lệ: 2,5 %
Số câu: 1
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 5
Số điểm: 1.25
Tỉ lệ: 12,5%
Số câu: 7
Số điểm:3,5
Tỉ lệ: 35%
Chủ đề 2: 
Tiếng Việt
- Nhận biết thành ngữ
- Xác định đúng biện pháp tu từ
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ 
Số câu: 1
Số điểm:0.25
Tỉ lệ:2,5%
Số câu: 1
Số điểm:0.25
Tỉ lệ: 2.5%
Số câu: 2
Số điểm:0.5
Tỉ lệ: 5 %
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Giải thích ý nghĩa câu thơ
Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ đã học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm:1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 2
Số điểm: 6.0
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu: 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
KIỂM TRA MỘT TIẾT 
Môn : Ngữ văn 9 ( phần văn học trung đại)
I.Trắc nghiệm khách quan .(2đ)
Câu 1 : Nhà thơ Nguyễn Du quê ở tỉnh:
 A. Thanh Hóa . B. Hà Tĩnh. C. Hà Giang . D. Nghệ An. 
 Câu 2 :Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả chủ yếu miêu tả tâm lí nhân vật thông qua 
 A. ngoại hình của nhân vật . B. hành động của nhân vật .
 C. suy nghĩ của nhân vật . D. cảnh thiên nhiên .
Câu 3 : Nội dung của câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” ( Nguyễn Du) là :
 A.miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng 
 B.nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
 C.nói lên vẻ đẹp trong sáng của tất cà những người phụ nữ trong xã hội cũ.
 D.gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh cao trong trắng của chi em Thúy Kiều.
 Câu 4 :Qua hành động đánh cướp và trò chuyện với Nguyệt Nga của Vân Tiên cho thấy chàng là người 
nóng tính , giỏi võ nghệ . B . anh hùng ,nghĩa hiệp .
 C . gan dạ, lịch sự . D . ngang tàng , quyết đoán .
 Câu 5 . Trong đoạn trích hồi thứ mười bốn ,qua việc Quang Trung thân chinh cầm quân ra trận cho thấy ông là người :
 A oai phong, lẫm liệt trong chiến trận. B.có trí tuệ sáng suốt. 
 C. có hành động mạnh mẽ quyết đoán. C. có tài dùng binh như thần.
 Câu 6: Trong câu thơ ”Mây thua nước tóc ,tuyết nhường màu da” ,Nguyễn Du có sử dung biện pháp tu từ:
 A. so sánh B. ẩn dụ C. hoán dụ. D. nhân hóa
 Câu 7 : Cụm từ ”quạt nồng ấp lạnh” được gọi là:
 A. thuật ngữ B.tục ngữ. C. thành ngữ . D .trạng ngữ. 
Câu 8 : Nội dung chủ yếu của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) là :
 A . tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã tước bỏ quyền sống ,quyền làm người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến .
 B. ca ngợi lòng chung thủy , hiếu thảo của Vũ Nương một người phụ nữ việt Nam dưới chế độ phong kiến 
 C. thể hiện niềm cảm thương của tác giả với số phận oan nghiệt và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến .
 D. phê phán nhân vật Trương sinh kẻ đại diện cho tư tưởng phong kiến gia trưởng đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ trong xã hội cũ .
II .Trắc nghiệm tự luận. (8 đ)
Câu 1 Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ 14 , 1,5 đ)
Câu 2 Viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ đầu đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” ( Truyện Kiều –Nguyễn Du ; 5 đ )
 Câu 3.(1,5) Giải thích ý nghĩa hai câu thơ sau : “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi / làm người thế ấy cũng phi anh hùng” ( Truyện Lục Vân tiên –Nguyễn Đình Chiểu)
V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 1.Phần trắc nghiệm ;Mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
D
D
B
A
A
C
C
 2.Phần tự luận
Câu 
 Đáp án -hướng dẫn chấm
 Điểm
1
 Ý nghĩa đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” :Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử háo hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789
 2,0
2
* yêu cầu chung:
Hình thức :Học sinh trình bày đúng cấu trúc đoạn văn từ 12 đến 15 câu. Diễn đạt mạch lạc đúng chính tả ,ngữ pháp.
Nội dung: Cơ bản gồm các ý sau:
-Giới thiệu đoạn thơ
-Phân tích làm rõ đoạn thơ tiểu biểu cho nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du . Với những hình ảnh ước lệ , thành ngữ , cách dùng động từ và nghệ thuật điểm xuyết  nhà thơ đã vẽ một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp ,thanh khiết và tràn đầy sức sống. Đó là mùa xuân với bầu trời xanh cao rộng , nhộn nhịp có ánh nắng vàng rức rỡ ấm áp. Màu xanh của cỏ non mơn mởn kéo dài đến tận chân trời , trên nền cỏ xanh , trời xanh điểm xyết một vài bông hoa lê trắng tinh khiếtKhổ thơ còn thể hiện tâm trạng háo hức vui vẻ của chi em Thúy Kiều khi đi chơi xuân, tình yêu thiên nhiên của tác giả. 
* Nếu học sinh viết có ý nhưng không trôi chảy ,mạch lạc, thiếu cảm xúc đánh giá không quá 3,0 đ.
5,0
3
*Giải thích ý nghĩa câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi /Làm người thế ấy cũng phi anh hùng ”
 -Câu thơ thể hiện quan điểm của vân tiên về việc nghĩa: Coi làm việc nghĩa là lẽ tất nhiên , bổn phận của bậc quân tử , người anh hùng , không cầu danh lợi; thể hiện tư tưỡng trọng nghĩa khinh tài của LVT và tư tưởng “ Hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu.
1,0
 VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TR CH TĐ KÌ 1 Ngày soạn.doc