Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp

LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Mục đích ,đặc điểm ,tác dụng của việc sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận .

 2. Kĩ năng:

-Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

-Vận dụng hai phép lập luận này thành thục hơn khi đọc –hiểu văn bản nghị luận.

 3. Thái độ:

.- Giáo dục HS tính chủ động sáng tạo trong học tập, không học đối phó

 II. Chuẩn bị :

 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài,

 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong phần luyện tập của bài

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Luyện tập phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn:05/1/2013 Tiết 98	 Ngày dạy: 07/01/2013
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Mục đích ,đặc điểm ,tác dụng của việc sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận .
 2. Kĩ năng: 
-Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
-Vận dụng hai phép lập luận này thành thục hơn khi đọc –hiểu văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: 
.- Giáo dục HS tính chủ động sáng tạo trong học tập, không học đối phó
 II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, 
 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong phần luyện tập của bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích là gì? Trong phân tích người ta thường dùng các biện pháp nào để phân tích?
- Tổng hợp là gì ? Vị trí của tổng hợp ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp tái hiện 
-H:Nhắc lại sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
-H:Nhắc lại đặc điểm của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
--H:Nhắc lại công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ?
- HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề ,kĩ thuật động não.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-H: Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?
- HS lần lượt trình bày câu a,b 
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-H:Phân tích bản chất của học đối phó và tác hại của nó?
-Học sinh thảo luận theo nhóm (5’)
+Nhóm 1+2 làm phần :Học đối phó là lối học như thế nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
+Nhóm 3+4 làm phần :Tác hại của việc Học đối phó 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 -H: Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách?
-Học sinh thảo luận theo cặp (5’)
- Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc yêu cầu bài tập 4.
 -H:Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách ở bài tập 3
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại.
I.Củng cố kiến thức 
-Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp .
-Đặc điểm của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp .
-Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
II.Luyện tập 
Bài tập 1 : 
*Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn
*Đoạn a: Phân tích theo lối diễn dịch:
- Mở đầu:“Thơ hay ... hay cả bài”→ ý khái quát.
- Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài “Thu điếu”
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
*Đoạn b.
 - Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
 - Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài tập 2 :
 Phân tích bản chất của học đối phó và tác hại của nó
a. Học đối phó là lối học như thế nào ?
 - Học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ ,học bị động, không chủ động cốt là đối phó với thầy cô, của thi cử ( hàng ngay không ngó ngàng gì đến bài vở, chỉ khi sắp kiểm tra,sắp thi mới học, gặp thầy gặp bạn nghe ngóng để đoán đầu bài sẽ ra vào nội dung nào, từ đó chỉ lo học mấy bài đó mà bỏ qua các bài khác)
b.Tác hại : 
 - Nắm kiến thức lơ mơ, nhiều chỗ hổng. Do đó học vấn không chắc chắn dẫn đến không hứng thú chán học, hiệu quả thấp. Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch, thói làm việc tắc trách
Bài 3: 
*Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm .
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích .
- Ngoài việc đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn .
Bài 4 :
- Tổng hợp những điều đã phân tích về đọc sách
 Tóm lại , muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng mà đọc kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. 
.4. Củng cố :
-Giáo viên củng cố lại bài
5. Dặn dò:
-Về nhà hoàn thành bài tập vào vở bài .
-Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận .Trên cơ sở đó ,lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
- Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ.
IV.Rút kinh nghiệm
 HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
-H:Nhắc lại sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
-H:Nhắc lại đặc điểm của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ?
--H:Nhắc lại công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ?
- HS lần lượt trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-H: Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?
- HS lần lượt trình bày câu a,b 
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
Chuyển sang tiết 102.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-H:Phân tích bản chất của học đối phó và tác hại của nó?
-Học sinh thảo luận theo nhóm (5’)
+Nhóm 1+2 làm phần :Học đối phó là lối học như thế nào ?
+Nhóm 3+4 làm phần :Tác hại của việc Học đối phó 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 -H: Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách?
-Học sinh thảo luận theo cặp (5’)
- Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung 
- GV nhận xét và chốt lại
I.Củng cố kiến thức 
-Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp .
-Đặc điểm của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp .
-Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
II.Luyện tập 
Bài tập 1 : 
*Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn
*Đoạn a: Phân tích theo lối diễn dịch:
- Mở đầu:“Thơ hay ... hay cả bài”→ ý khái quát.
- Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài “Thu điếu”
+ Cái hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
*Đoạn b.
 - Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt
 - Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài tập 2 :
 Phân tích bản chất của học đối phó và tác hại của nó
a. Học đối phó là lối học như thế nào ?
 - Học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ ,học bị động, không chủ động cốt là đối phó với thầy cô, của thi cử ( hàng ngay không ngó ngàng gì đến bài vở, chỉ khi sắp kiểm tra,sắp thi mới học, gặp thầy gặp bạn nghe ngóng để đoán đầu bài sẽ ra vào nội dung nào, từ đó chỉ chúi mĩu học mấy bài đó mà bỏ qua các bài khác)
b.Tác hại : 
 - Nắm kiến thức lơ mơ, nhiều chỗ hổng. Do đó học vấn không chắc chắn dẫn đến không hứng thú chán học, hiệu quả thấp. Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch, thói làm việc tắc trách
Bài 3: 
*Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm .
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích .
- Ngoài việc đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn .
. 
.4. Củng cố :
-Giáo viên củng cố lại bài
5. Dặn dò:
-Về nhà hoàn thành bài tập vào vở bài .
-Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận .Trên cơ sở đó ,lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
- Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ.
IV.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 95.doc