A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS .
- Trên cơ sở ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã học.
- Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
- Tích hợp với các bài văn và vốn sống trực tiếp ở lứa tuổi học sinh lớp 9.
- Giáo dục HS tính tự lập , cẩn thận trong khi làm bài .
B.Chuẩn bị:
*Thầy: Ra đề và đáp án.
*Trò: Ôn lại những kiến thưc và kĩ năng tiếng Việt đã học ở học kì II.
C. Tiến trình các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: GV phát đề cho HS.
Ngày soạn:20/4/06 Tuần 32 - Tiết157 Dạy Ngày:25/4/06 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS . - Trên cơ sở ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã học. - Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp xã hội. Tích hợp với các bài văn và vốn sống trực tiếp ở lứa tuổi học sinh lớp 9. Giáo dục HS tính tự lập , cẩn thận trong khi làm bài . B.Chuẩn bị: *Thầy: Ra đề và đáp án. *Trò: Ôn lại những kiến thưc và kĩ năng tiếng Việt đã học ở học kì II. C. Tiến trình các hoạt động. 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: GV phát đề cho HS. A.Đề bài I . Trắc nghiệm : 3 điểm Đọc và chọn đáp án đúng ở 6 câu sau : Câu 1 : Có mấy thành phần biệt lập trong câu ? A - Hai thành phần . B - Ba thành phần . C - Bốn thành phần . D - Năm thành phần. Câu 2 : Cụm từ in đậm trong câu sau “Con bé thét lên , hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ ba nó , nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó.” thuộc cụm từ nào ? (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) A -Cụm danh từ . B - Cụm động từ . C - Cụm tính từ . D - Cả A,B,C đúng. Câu 3 : Có mấy điều kiện để tồn tại hàm ý ? A - Hai điều kiện. B - Ba điều kiện. C - Bốn điều kiện. D - Năm điều kiện. Câu 4 : Câu chia theo mục đích nói có mấy loại câu ? A- Hai loại câu . B - Ba loại câu . C - Bốn loại câu . D - Năm loại câu. Câu 5 : Lớp 9 ,em được học có mấy hình thức liên kết câu trong đoạn văn ? A - Hai hình thức . B - Ba hình thức . C - Bốn hình thức . D - Nhiều hình thức . Câu 6 : Từ nào sau đây không phải là từ địa phương ? A - Bầm ; B - Má ; C - U ; D - Mẹ II. Tự luận : 7 điểm Câu 1 : Tìm và chỉ ra các thành phần biệt lập trong những câu sau ? (2 điểm ) a . Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi ! Hình như chỉ có tình cha con ông Sáu không thể chết được . Thưa ông , chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ . Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá ! Câu 2 : Hàm ý là gì ? Cho ví dụ để minh họa ? (2điểm) Câu 3 : Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) , đúng dấu hiệu ngữ pháp có dùng phép thế . (3điểm ) B . Đáp án I.Trắc nghiệm : (3đ) Học sinh làm đúng mỗi câu được : (o,5đ ) Câu hỏi câu 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 5 câu 6 Đáp án C B A C C D II.Tự luận : (7đ) Câu 1 : (2 điểm) Học sinh chỉ ra các thành phần biệt lập đúng được ( 0.5 điểm ) “Ơi !” là thành phần cảm thán. “Hình như” là thành phần tình thái. - “Thưa ông” là thành phần gọi - đáp. - “vất vả quá !” là thành phần cảm thán. Câu 2 : (2 điểm ) - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy . (1 điểm ) - Học sinh lấy được một ví dụ có chứa hàm ý đúng và hay (1 điểm ) Câu 3 : (3 điểm ) - Học sinh viết được đoạn văn nôi dung tự chọn lô gích ,có ít nhất là ba câu (1điểm ) - Viết đúng dấu hiệu ngữ pháp của đoạn văn : Đầu đoạn văn viết hoa chữ cái đầu câu có lui vào một ô . Có dấu chấm , dấu phẩy hợp lí , đúng , cuối đoạn có dấu chấm xuóng dòng . (1 điểm) - Đoạn văn có sử dụng phép thế đúng . (1 điểm) 4. Củng cố: Thu bài. 5. Dặn dò: - Xem lại những bài tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 9 tuần 34 kiểm tra học kì II. D.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: