Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm học 2012 (chuẩn)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm học 2012 (chuẩn)

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I.Mức độ cần đạt

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. Đây là sự kết hợp hi hịa giữa truyền thống v hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1.Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và sinh hoạt.

- Y nghĩa phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2.Kĩ năng

-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.

3. Thái độ:

- Trân trọng vẻ đẹp nhân cách và phong cách Hồ Chí Minh.

III.Chuẩn bị

GV: Tham khảo các tài liệu về Bác, soạn bài, dự kiến tiết học, chuẩn bị đồ dùng.

HS: Đọc văn bản ở sgk, soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sgk, thu thập một số tư liệu về Bác.

 

docx 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm học 2012 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 22/08/2012 
Tiết 1 – 2 Ngày dạy: 24/08/2012
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I.Mức độ cần đạt
Thấy được tầm vĩc lớn lao trong cốt cách văn hĩa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng cĩ sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. Đây là sự kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và sinh hoạt.
Yù nghĩa phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2.Kĩ năng
-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.
3. Thái độ: 
- Trân trọng vẻ đẹp nhân cách và phong cách Hồ Chí Minh.
III.Chuẩn bị
GV: Tham khảo các tài liệu về Bác, soạn bài, dự kiến tiết học, chuẩn bị đồ dùng.
HS: Đọc văn bản ở sgk, soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sgk, thu thập một số tư liệu về Bác.
IV.Tiến dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Em hãy kể những văn bản nhật dụng đã học ở các lớp dưới.
Các văn bản đó đề câp tới những vấn đề gì? 
3. Bài mới
* Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về văn bản nhật dụng vàvăn bản hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sẽ đề cập đến một vấn đề rất quan trọng đối với một đất nước, một dân tộc, một con người đó là văn hóa. HCM không những là người yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại,mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 2 Đọc-Hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc và đọc mẫu một đoạn sau đó gọi ba HS nối tiếp nhau đọc hết văn bản.
GV gọi các HS khác nhận xét cách đọc của các bạn, GV uốn nắn những lỗi đọc sai của HS.
GV gọi một HS đọc phần chú thích ở sgk
Em hãy cho biết tác giả của văn bản? 
Văn bản được trích từ đâu?
GV lưu ý HS các chú thích 1, 5 và giải thích thêm các từ khó mà HS chưa hiểu trong văn bản
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Phân tích để thấy vốn tri thức văn hóa sâu rộng của HCM (thảo luận, vấn đáp)
Qua việc đọc văn bản em thấy sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của HCM có gì đặc biệt? 
Nét văn hóa mà Bác có được là gì?
Vốn văn hóa sâu rộng của Bác thể hiện ntn ?
Để có được vốn tri thức ấy Bác đã làm những gì ?
(Nắm vững phương tiện giao tiếp ( nói thạo nhiều thứ tiếng). Qua con đường lao động (làm việc, học hỏi để hiểu đến mức sâu sắc . . .)).
Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài ntn ?
( Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu những tinh hoa nhung đông thời phê phán những hạn chế, tiêu cực, lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng cộng với những ảnh hưởng quốc tế tạo ra văn hóa gốc của dân tộc mình).
. GV tổ chức cho HS thảo luân về lối sống của Bác. 
Em hãy cho biết về nơi ở và làm việc của Bác ? (ở nhà sàn, có vài phòng)
Trang phục của Bác ntn? (mặc quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp)
Thức ăn Bác thường dùng là gì? (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. . .)
Em có nhận xét gì về lối sống của Bác qua những tìm hiểu trên ?
Phải chăng Bác đã tạo lối sống khắc khổ hay Bác đã tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn người ?
Có phải Bác là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc có lối sống giản dị như thế không ?
Em có biết một ai đó có lối sống như thế không?
(GV phân tích hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá 
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Các thi sĩ, ẩn sĩ xưa khi đã rời xa cuộc sống xô bồ của trần thế, rời bỏ chốn thị phi, nơi quan trường, thì thường tìm cho mình một nơi ẩn cư thật lí tưởng
Đó là hòa mình với thiên nhiên, ở nơi ấy họ thấy được vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp ấy luôn gắn với thú quê đam bạc mà thanh cao.
Bác Hồ của chúng ta là một vị chủ tịch nhưng lại không thích khoa trương, chính lối sống giản dị của Bác đã toát lên được một nét văn hóa rất dân tộc, rất Việt Nam.
. Tìm hiểu phương thức biểu đạt của văn bản
Phương thức biểu đạt mà tác giả sử dụng chủ yếu trong văn bản là gì ?
Em hãy chỉ ra những câu có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa kể và bình luận.
( “Có thể nói ít có vị lãnh tụ . . . như chủ tịch HCM”, “Quả như một câu chuyện thần thọai . . . cổ tích” )
Có phải tác giả đưa hết lối sống của Bác như các chi tiết về ăn, ở, mặc không?
Văn bản đã được dùng nhiều loại từ gì ?
Cách dùng từ Hán Việt đó gợi cho ta điều gì? (Đan xen với thơ NBK tạo cho Bác gần với các nhà hiền triết . . .)
Trong văn bản tác giả đã đối lập những gì ?
(vĩ nhân mà hết sức giản dị, 
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS tổng kết các nội dung đã tìm hiểu trong hai tiết.
Hoạt động 4
GV hướng dẫn HS luyện tập, hướng dẫn để HS tìm hiểu về lối sống giản dị của Bác. 
- Liên hệ thực tế: Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM 
I. tìm hiểu chú thích ( sgk)
II.Đọc- hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM để tạo nên một nhân cách, một lối sống rấc Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
-Bác đi, sống và làm việc ở nhiều nơi để tiếp thu tinh hoa văn hóa.
Tiếp thu văn hóa thế giới một cách có chọn lọc, lấy văn hóa dân tộc làm gốc.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của HCM.
Nơi ở và làm việc đơn sơ
Trang phục giản dị
Ăn uống đạm bạc
Bác có một lối sống giản dị.
Bác sống giản dị nhưng lại thanh cao và trong sạch. Đây là lối sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái Đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3. Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật phong cách HCM. 
- Kết hợp giữa kể và bình luận
Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
Sử dụng nghệ thuật đối lập
III .Tổng kết( ghi nhớ sgk)
IV. Luyện tập
4. Củng cố, hướng dẫn tự học
- Qua văn bản em hãy kết luận về vẻ đẹp của phong cách HCM.
HS trả lời và đọc phần ghi nhớ sgk.
Qua văn bản em rút ra được ý nghĩa học tập ntn theo phong cách HCM ?
(Phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.)
Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ.
Tìm hiểu nghĩa của môt số từ Hán Việt.
GV dặn dò HS chuẩn bị bài mới “Các phương châm hội thoại”
.
Tuần 1	 	 NS: 23/08/2012
Tiết 3	 ND: 25/08/2012
	Tiếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I.Mức độ cần đạt
Giúp HS:
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
 Biết vận dụng những phương châm này trong trong giao tiếp.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
-Nội dung phương châm về lượng ,phương châm về chất
2. Kĩ năng
Nhận biết và phân tích được cách sử dung phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp cụ thể.
Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp
III.Chuẩn bị
 - GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài, chuẩn bị các bảng phụ.
 - HS: Ôn lại bài cũ về hội thoại đã học ở lớp 8 và soạn bài mới.
IV.Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Em hiểu thế nào là hội thoại ?
Trong hội thoại có các vai xã hội nào? Khi hội thoại ta cần chú ý điều gì?
Bài mới
Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Mỗi con người trên hành tinh chúng ta dù ở bất cứ đâu thì cũng cần phải có giao tiếp. Ở lớp 8 các em đã được học hai tiết về họi thoại, vậy thì để cho các cuộc hội thoại thành công, ta không chỉ dừng lại ở các bài học ấy mà trong chương trình lớp 9 này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số vấn đề về hội thoại. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu phương châm về chất và phương châm về lượng trong hội thoại.
Hoạt động của GV và HS
	Nội dung
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu các phương châm về lượng
GV hướng dẫn HS đọc đọan đối thoại
GV chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi bên dưới.
Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
Cần trả lời ntn ? Theo em vì sao lại trả lời như vậy?
Nếu không có nước thì ta có bơi được không?
Bơi ở dưới nước là điều mà ai cũng biết, vậy điều mà An cần biết ở đây là gì?
(Bạn học bơi ở sông, hồ hay ở biển)
Từ đó em rút ra được bài học gì về giao tiếp?
HS trả lời, GV sửa chữa
GV cho HS đọc tiếp truyện cười “Lợn cưới, áo mới”
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Vì sao truyện lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời ntn?
( Vì cả hai đều thích khoe khoan, lẽ ra họ chỉ cần hỏi là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” và người kia trả lời là “không”. Cả hai đều nói thừa).
Như vậy qua ví dụ trên em hãy cho biết, ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? 
GV chốt lại các ý trả lời của HS và cho HS đọc to phần ghi nhớ mục I sgk.
Hoạt động 2
Tìm hiểu các phương châm về chất
GV hướng dẫn để HS kể lại chuyện cười “Quả bí khổng lồ”
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi bên dưới
Truyện cười phê phán điều gì? (Tính nói khoác)
Từ đó em rút ra được kết luận gì trong giao tiếp?
GV đưa tiếp một tình huống để HS xử lí:
Cô giáo hỏi: “Vì sao chưa có mặt?”,nếu không biết chắc vì sao bạn đi học muộn, em có thể trả lời cô giáo là: “Bạn ấy đang la cà dọc đường” không? 
Em có kết luận gì cho tình huống giao tiếp đó?
GV hệ thống hóa kiến thức, kết luận lại nội dung chính vừa tìm hiểu và gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS luyện tập
BT1: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để phát hiện ra lỗi sai ở các ví dụ:
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
Eùn là một loài chim có hai cánh.
- Vì sao các cụm từ “nuôi ở nhà” “có hai cánh” lại thừa?
Vì: từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là nuôi ở nhà; tất cả các loài chim đều có hai cánh.
BT2: GV treo bảng phụ và cho HS lên bảng điền nhanh vào chỗ trống, sau đó gọi các HS khác đánh giá, nhận xét và ghi điểm.
BT3: HS đọc truyện cười “Có nuôi được không” và tìm ra phương châm hội thoại không được tuân thủ.
BT4 và BT5 GV gọi ý cho HS suy nghĩ và làm ở nhà.
I.Các phương châm về lượng
Ví dụ (sgk)
Khi giao tiếp, lời nói cần phải đúng với nội dung, đúng với yêu cầu giao tiếp.
Khi giao tiếp chỉ nói vừa đủ, không thiếu cũng không thừa.
Ghi nhớ: sgk
II.Phương châm về chất
* Ví dụ sgk
Đừng nói những gì mà mình không tin là đúng sự thật.
- Khi không có bằng chứng xác thực thì không nên nói.
 * Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập
BT1: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”
Thừa cụm tu62 “có hai cánh”
BT2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống
Nói có sách, mách có chứng
Nói dối
Nói mò
Nói nhăng nói cuội
Nói trạng
BT3: Tìm phương châm hội thoại không được tuân thủ.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” là một câu hỏi thừa.
 4 .Củng cố, dặn dò
GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học về các phương châm hội thoại và xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại và chữa lại cho đúng.
dặn dò HS học bài, lam bài tập và chuẩn bị bài mới “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
Tuần 1 	 NS:24/08/2012
Tiết 4	 ND:26/08/2012
	Tập làm văn
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Mức độ cần đạt
Giúp HS:
Hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
Tạo lập được văn ban thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật .
II.Trọng tam kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
-Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng
-Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2.Kĩ năng
-Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh
III.Chuẩn bị
GV: Soạn bài, tham khảo các tài liệu liên quan, dự kiến tiết học, làm bảng phụ.
HS:Ôn lại kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8, soạn bài ở nhà.
IV.Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh?
Để viết một văn bản thuyết minh, ta cần có những phương pháp nào?
3 Bài mới
Hoạt động 1.Giới thiệu bài
Ở lớp 8 các em đã được học nhiều về văn bản thuyết minh, các em cũng đã nắm được những vấn đề cơ bản trong văn bản thuyết minh, đã biết cách làm một bài văn thuyết minh. Thế nhưng để bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn thì cần phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nữa. Để sử dụng các biện pháp nghệ thuật ntn cho có hiệu quả, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó trong tiết học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu việc sử dụng một só biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Oân tập về văn bản thuyết minh
Gv dùng hình thức vấn đáp
Văn bản thuyết munh có những tính chất gì?
Nó được viết ra nhằm mục đích gì?
Các phương pháp thuyết minh thường gặp là những phương pháp nào?
HS trả lời, GV uốn nắn, sửa chữa, tổng kết
Tìm hiểu việc viết một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
 GV cho HS đọc văn bản “ Hạ Long – Đá và nước” (2 lần)
 GV nêu câu hỏi để HS thảo luận
Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
Văn bản ấy có cung cấp tri thức về đối tượng không? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không?
 Vấn đề “Sự kì lạ của Hạ Long là vô cùng vô tận” Dược tác giả thuyết minh bằng cách nào?
VD: Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang độngkì lạ, thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì?
Hãy gạch chân các câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
GV nhận xét sự lựa chọn của HS
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long? Biện pháp ấy được sử dụng ntn?
GV dẫn dắt để HS chú ý các đặc điểm:
Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách . . .biến hóa đến lạ lùng.
HS chú ý: Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát, tốc d0ộ di chuyển, ánh sáng phản chiếu . . .là sự biến đổi của hình ảnh, đảo đá, biến chúng từ vật vô tri thành vật sống động, có hồn.
Như vậy qua văn bản em thấy tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp gì?
GV kết luận và hướng HS tối phần ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3 .GV hướng dẫn HS luyện tập
BT1: GV gọi HS đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” sau đó tổ chức cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi bên dưới
Văn bản có tính chất thuyết minh không ? Vì sao?
Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
Bài văn thuyết minh này có nét gì đặc biệt?
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú làm nổi bật nội dung cần thuyết minh không?
BT2: GV gọi HS đọc đoạn văn và thảo luận nhóm để nêu và nhận xét các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
GV cho HS thi trả lời nhanh giữa các nhóm.
I.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Là vb cung cấp tri thức về sự vật, sự việc, hiện tượng . . .
Đặc điểm: khách quan, phổ thông
Có 6 phương pháp thuyết minh
Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Tìm hiểu văn bản
TM sự kì lạ của Hạ Long
Tri thức về đối tượng khó có thể đo, đếm, liệt kê.
Tác giả đã sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long
+ Sự di chuyển của nước
+ Cảnh vật biến hóa theo tốc độ và góc độ quan sát.
Ghi nhớ: sgk
II.Luyện tập
BT1: Là vb thuyết minh có sử dụng các yếu tố nghệ thuật
T/c TM thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi có hệ thống: những t/c về dòng họ, giống, loài, về tập tính sinh sống, sinh đẻ, thức tỉnh ý thu61c giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ý thức diệt ruồi, nhung vb nhờ hình thức nghệ thuật gây hứng thú người đọc.
Phương pháp TM được dùng:
+ Định nghĩa
+ Nêu số liệu
+ Liệt kê
BT2: Biện pháp nghệ thuật ở đây là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện (nói về tập tính chim cú dưới dạng một ngộ nhận thời thơ ấu).
 4 :Củng cố, hướng dẫn tự học
GV hệ thống lại những nội dung đã tìm hiểu và nhấn mạnh những kiến thức HS cần nắm.
Tâp viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Nhắc nhở HS học bài ở nhà, chuẩn bị cho tiết luyện tập sắp tới.
cã ®Çy ®đ gi¸o ¸n ng÷ v¨n 7,8,9 (TRỌN BỘ) soẠN THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. SOẠN 2 CỘT NHƯ TRÊN, PHƯƠNG PHÁP MỚI, RẤT KHOA HỌC.
Liên hệ điện thoại: 0972 144 557 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke hoach bai hoc ngu van 9 chuan KTKN.docx