Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý.

A Mục tiêu: Giúp HS:

- Bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt.

- Ý thức sử dụng hàm ý trong giao tiếp.

B. Chuẩn bị.

- GV: bảng phụ.

- HS: xem trước bài ở nhà.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

HĐ 1: Khởi động.

a. Bài cũ. - kiểm tra 15'.

(Đề + đáp án soạn giáo án kiểm tra).

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Soạn: 27/2/09
Tiết 123	Dạy: 04/3/09
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý.
A Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt.
- Ý thức sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
- GV: bảng phụ.
- HS: xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1: Khởi động.
a. Bài cũ. - kiểm tra 15'.
(Đề + đáp án soạn giáo án kiểm tra).
b. Bài mới.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2
- HS đọc ví dụ.
- H: Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có 5 phút", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- H: Câu nói trên của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
- H: qua ví dụ, em hiểu thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?
- H: Hàm ý có phải là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra không?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ.
- GV đưa bài tập thêm.
- H: Xác định câu văn có chứa hàm ý? Hàm ý trong câu văn đó là gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc lại ghi nhớ Sgk.
HĐ 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3,4.
- HS làm việc theo nhóm.
- H: Câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? 
(GV: Hàm ý phải được người nghe nhận thấy; Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không được gọi là hàm ý).
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1. Ví dụ.
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
→ Chỉ còn 5 phút nữa là cuộc trò chuyện kết thúc.
→ Hàm ý về thời gian đi nhanh quá trong cuộc chia tay.
- Ôi! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!→ không có ẩn ý
2. Kết luận:
- Ghi nhớ: Sgk.
* Bài tập:...
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! Nó cũng lại nói trổng.
 Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi: "Ba chắt nước dùm con", phải nói như vậy.
 Nó như không để ý tới câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! (Nguyễn Quang Sáng- chiếc lược ngà).
II Luyện tập.
1. Bài 1: Sgk
a. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
b. Cô gái mặt ửng đỏ, quay vội đi.
→ Cô gái muốn tặng anh thanh niên chiếc mùi soa nhưng anh ta không hiểu ý.
2. Bài tập 2: Sgk.
→ Nhà họa sĩ lão thành chưa kịp uống nước chè.
3. Bài tập 3:Sgk.
- Vô ăn cơm!
- Cơm chín rồi!
→ Gọi anh Sáu vào ăn cơm.
4. Bài tập 4: Sgk.
- Câu in đậm không phải là hàm ý. Vì câu nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết.
HĐ 4: Củng cố- dặn dò.
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể...
2. CHIẾM HẾT CHỖ.
 Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến trước cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, cón lên đây làm gì cho bẩn mắt.
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi!
+ Điều người ăn mày muốn nói là...
- Về học bài, chuẩn bị: "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ".
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 123.doc