Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Những đứa trẻ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Những đứa trẻ

NHỮNG ĐỨA TRẺ

(Trích "Thời thơ ấu" – Mác-xin Go-rơ-ki (1868-1936)

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:Những đóng góp của Go –rơ –ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại .

-Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa tre bất hạnh.

-Lời văn tự sự giàu hình ảnh ,đan xen giữ chuyện đời thường với truyện cổ tích

2. Kĩ năng :

-Đọc –hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài

-Vận dụng kiến thức về thể loại kết hợp với các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại

-Kể và tóm tắt được đoạn truyện

3.Thái độ:- Giáo dục học sinh có lòng yêu thương bạn, một tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 II.Chuẩn bị:

-GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài.

-HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập

II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1.Ôn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ H: Phân tích tâm trạng của “tôi” trên đường xa quê

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Những đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18	Ngày soạn: 10/12/2012
Tiết 86	Ngày dạy: 17/12/2012
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích "Thời thơ ấu" – Mác-xin Go-rơ-ki (1868-1936)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:Những đóng góp của Go –rơ –ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại .
-Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa tre bất hạnh.
-Lời văn tự sự giàu hình ảnh ,đan xen giữ chuyện đời thường với truyện cổ tích 
2. Kĩ năng :
-Đọc –hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài 
-Vận dụng kiến thức về thể loại kết hợp với các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại 
-Kể và tóm tắt được đoạn truyện 
3.Thái độ:- Giáo dục học sinh có lòng yêu thương bạn, một tình bạn trong sáng, lành mạnh.
 II.Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài. 
-HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ H: Phân tích tâm trạng của “tôi” trên đường xa quê 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Khởi động: Phương pháp thuyết trình
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
- HS đọc chú thích ở Sgk.
- ?: Em biết gì về tác giả?
-Học sinh trả lời,giáo viên bổ sung thêm về tác giả
?: Nêu vài nét về tác phẩm?
-Học sinh trả lời,giáo viên bổ sung thêm về tác phẩm.
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp cho đến hết
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình.Kỷ thuật động não.
- ?: Em hiểu gì về hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ con nhà đại tá?
- ?: Giữa chúng có điều gì giống và khác nhau về hoàn cảnh?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung.
- ?: Lí do gì mà bọn trẻ lại chơi thân với nhau?
- HS thảo luận theo cặp .Đại diện các cặp trả lời. trả lời.
- GV nhận xét, bình giảng và chốt ý.
- ?: Em có nhận xét gì về tình bạn của bọn trẻ?
-GV nhận xét,bổ sung và liên hệ, giáo dục.
- ?: Tìm những chi tiết trong bài để phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa ?
- ?: Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung và chốt lại ý cơ bản
- ?: Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và người bà trong bài văn này ?
-HS trả lời, lớp nhận xét.
-GV nhận xét,bổ sung chốt ý và liên hệ thực tế để giáo dục HS sống phải biết thông cảm với những bất hạnh
của người khác , phải biết yêu thương 
nhau..
HĐ 4:Phương pháp vấn đáp,khái quát
- ?: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của Go-rơ-ki, có điểm gì khác với Lỗ Tấn
- HS đọc ghi nhớ SGK
.I .Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Sinh ra trong gia đình lao động nghèo. Tuổi thơ có nhiều cay đắng tủi nhục, sống thiếu tình thương.
2.Tác phẩm :
- Trích chương IX trong Thời thơ ấu tự thuật ngôi thứ nhất, kể về đời mình.
3. Đọc
II. Phân tích:
 1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương 
 A-li-ô-sa
Những đứa con ông đại tá
 - Con nhà dân thường
-Bố mất, mẹ đi lấy chồng khác ở với ông bà ngoại thường hay bị ông đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu
-Bà hay kể chuyện cổ tích cho nghe
-Con nhà quan chức giàu sang
-Mẹ chết , sống với dì ghẻ , bố cấm đoán và đánh đòn
-Được A-li-ô-sa cứu thằng em út bị rơi xuống giếng, và hay kể chuyện cổ tích cho nghe nên đã thân thiết với nhau
 => tình bạn thân thiết, hồn nhiên, trong sáng.
 2.Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết: Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con → So sánh chính xác => A-li-ô-sa thông cảm với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
- Khi đại tá chợt xuất hiện: Tức thì cả mấy đứa ... những con ngỗng ngoan ngoãn”→ So sánh chính xác=> A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của bạn. 
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích
 - Dì ghẻ gọi là “mẹ khác” => liên tưởng tới mụ gì ghẻ trong truyện cổ tích
 - “Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem ! – Chết rồi cơ mà, về làm sao được...”=> Lạc vào vườn cổ tích
=>Tình bạn của những đứa trẻ sống thiếu tình thương càng thắm thiết và đậm mầu sắc cổ tích 
III. Tổng kết: 
- Ghi nhớ : SGK/ 234
4.Củng cố :-GV hệ thống lại bài học.
5.Dặn dò : 
- Về nhà học bài chuẩn bị cho Chương trình địa phương 
IV. Rút kinh nghiệm.................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 84,85.doc