ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ,CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Các phương châm hội thoại .
-Xưng hô trong hội thoại .
-Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng :
-Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại ,xưng hô trong hội thoại ,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
II.Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài.
-HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Tuần 15 Ngày soạn : 20/11/2012 Tiết Ngày dạy : 22/11/2012 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ,CÁCH DẪN GIÁN TIẾP) I Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: -Các phương châm hội thoại . -Xưng hô trong hội thoại . -Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng : -Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại ,xưng hô trong hội thoại ,lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 3.Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt II.Chuẩn bị: -GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, + Sgv, soạn bài. -HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập II.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ôn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, kết hợp cho điểm trong quá trình ôn tập 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1:Khởi động: Phương pháp thuyết trình HĐ 2:Phương pháp vấn đáp. ? Kể tên các phương châm hội thoại đã học? ? Nêu định nghĩa từng phương châm và cho ví dụ để minh họa ? - HS khác nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm ? Em hãy kể 1 tình huống giao tiếp tuân thủ phương châm quan hệ ? 1 tình huống không tuân thủ phương châm quan hệ? - Lớp nhận xét , gv nhận xét thống nhất và ghi điểm cho hs HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kỹ thuật động não ?Trong tiếng Việt , xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào ? ?Cho ví dụ minh họa ? ? Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô? -Học sinh thảo luận theo cặp trả lời (4 phút) - Đại diện các cặp trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, thống nhất và cho điểm HS HĐ 4:Phương pháp vấn đáp ? Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh họa ? -HS đọc yêu cầu bài tập 2 . ?Chuyển lời đối thoại thành cách dẫn gián tiếp. -HS trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét,bổ sung. ? Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại ) - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, ghi điểm cho hs I. Các phương châm hội thoại 1.Nội dung của các phương châm hội thoại Các phương châm hội thoại phương châm về lượng Phương châm về chất Phương châm quan hệ Phương châm cách thức Phương châm lịch sự 2. Kể 1 tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ Ví dụ Trong giờ vật lí , thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa sổ : -Em cho thầy biết sóng là gì ? Học sinh : -Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ ! II. Xưng hô trong hội thoại 1.a : Xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính 1 b.Ví dụ : - Bệ hạ (để gọi vua, khi nói với vua ,tỏ sự tôn kính) -Bần tăng (nhà sư nghèo, sự khiêm tốn) 2.Trong giao tiếp, người Việt Nam hết sức chú ý lựa chọn từ xưng hô, bởi vì hệ thống từ xưng hô trong Tiếng Việt hết sức phong phú và linh hoạt. Ngoài nhóm đại từ nhân xưng, hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ đều có thể chuyển thành từ xưng hô. Cách xưng hô thay đổi tùy theo tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao), mối quan hệ (khinh hay trọng, ngang vai hay không ngang vai...) II. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn gián tiếp -Dẫn nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật -Đặt trong dấu ngoặc kép Thuật lai lời hay ý của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp -Không đặt trong ngoặc kép 2. a: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào . Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không , lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. b: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý: Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô tôi (ngôi thứ nhât) chúa công (ngôi thứ hai) nhà vua (ngôi thứ 3 vua Quang Trung (ngôi thứ ba) Từ chỉ địa điểm đây (tỉnh lược) Từ chỉ T/G bây giờ bấy giờ 4. Củng cố : - GV hệ thống lại bài học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài ,hoàn thành bài tập vào vở - Chuẩn bị tiết “Kiểm tra một tiết Tiếng Việt ” IV.Rút kinh nghiệm .......
Tài liệu đính kèm: