Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Trường THCS Thị Trấn

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Trường THCS Thị Trấn

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; vĩ đại và bình dị. Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: kết hợp kể_ bình luận_chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 3. Thái độ: Giáo dục HS về lòng tự hào và kính yêu Bác; ý thức học tập và rèn luyện làm theo gương Bác làm theo gương Bác.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh về Bác.

2. Học sinh: HS sưu tầm tranh ảnh về Bác, đọc và tìm hiểu về phong cách của Bác.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết:1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
ND: 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; vĩ đại và bình dị. Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: kết hợp kể_ bình luận_chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 3. Thái độ: Giáo dục HS về lòng tự hào và kính yêu Bác; ý thức học tập và rèn luyện làm theo gương Bác làm theo gương Bác. 
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh về Bác.
Học sinh: HS sưu tầm tranh ảnh về Bác, đọc và tìm hiểu về phong cách của Bác.
III/ Phương pháp :Phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / .
 2. Kiểm tra bài cũ:
 _ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, đặc biệt là về phong cách của Bác. Tiết học này, chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ về lối sống của Bác qua bài” phong cách Hồ Chí Minh”.
 b) Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 _ Nêu đôi nét về tác giả? 
 _ Là viện trưởng viện văn hoá Việt Nam.
 _ Nêu xuất xứ của tác phẩm?
 _ Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam”. 
 _ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rõ ràng, chú ý ngắt và nhấn giọng ở từng luận điểm. _ Giáo viên đọc mẫu một đoạn. Gọi học sinh đọc tiếp, nhận xét cách đọc.
 _ Nghĩa của một số từ: phong cách, văn hóa, uyên thâm(SGK).
 _ Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
 _ Phần 1: HCM với sự tiếp thu văn hoá nhân loại.
 Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống HCM.
 _ Văn bản này thuộc thể loại nào?
 _ Nghị luận kết hợp thuyết minh.
 _ Những văn bản nghị luận có nội dung đề cập đến một số vấn đề mang tính thời sự, xã hội thì đó là loại văn bản gì?
 _ Văn bản nhật dụng.Ví dụ: “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”; “ Ôân dịch,thuốc lá” .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
Câu hỏi thảo luận trong 5 phút.
 _ Những chi tiết nào cho ta biết vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng(nhóm 1-2).
 _ Bác Hồ đã làm những cách nào để có được vốn kiến thức sâu rộng ấy?
 _ Gọi đại diện nhóm trình bày. 
 Nhóm khác nhận xét. 
 Giáo viên nhận xét. 
 Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
 _ Qua những chi tiết trên em thấy Bác là người như thế nào?
 _ Giáo dục học sinh ý thức cần cu,ø yêu lao động.
 Giáo viên ghi câu cuối “ Những điều. hiện đại” trên bảng phụ, treo bảng.
 _ Từ Việt Nam, Phương Đông trong câu trên thuộc loại từ gì? Tại sao?
 _ Là tính từ, chỉ tính cách, không phải danh từ.
 _ Câu văn cuối này đã nhấn mạnh cho chúng ta biết HCM đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào?
 _ Có sự chọn lọc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại:
 Một con người gồm: kim, cổ, tây, đông.
 Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét.
 ( Bằng Việt)
 _ Em thấy cách sắp xếp ý đặt câu trong đoạn văn này như thế nào?
 _ Ý mạch lạc, đi nhiều nơi học hỏi nhiều
 vốn kiến thức sâu rộng. 
 Đặt câu làm nổi bật ý, chuyển danh từ sang tính từ (chuyển loại từ).
 _ Qua phần tìm hiểu trên, em có suy nghĩ gì về Bác?
 _ Bác là người vô cùng tài giỏi, cần cù yêu lao động.
 _ Giáo dục học sinh ý thức học tập và làm theo gương Bác.
 Liên hệ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong toàn Đảng ,toàn dân.
I/Đọc hiểu văn bản:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 3. Đọc- hiểu văn bản
 - Đọc 
 - Chú thích
 4.Bố cục:
 2 phần
 II/Phân tích văn bản:
 1.Vốn tri thức văn hoá của Bác:
 -Bác tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên thế giới, nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 Kiến thức sâu rộng.
 -Bác làm nhiều nghề.
 -Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu.
 -Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp.
 -Phê phán những tiêu cực.
 Cần cù, yêu lao động,tài ba.
 Tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng Việt Nam.
4.Củng cố và luyện tập
 _ Để có vốn kiến thức sâu rộng Bác đã làm gì?
 - Người ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, 
châu Âu, châu Mĩ.
 - Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc và làm nhiều nghề.
 - Đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiểu về văn hoá nghệ thuật.
 _ Xét về mặt hình thức( phương thức biểu đạt), bài “ Phong cách HCM” thuộc kiểu văn bản nào?
 - Thuyết minh kết hợp nghị luận.
 5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Đọc kĩ bài, nắm ý 1: vốn tri thức văn hoá của Bác.
 - Tìm hiểu phần 2: lối sống của Bác.
 V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy.
 - Ưu: ..
- Khuyết:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1.doc