Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Rèn kĩ năng viết bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Rèn kĩ năng viết bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ

RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ.

I. Mục tiêu:

- Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .

- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.

- Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.

II. Chuẩn bị :

- GV: Ra đề và đáp

- HS: Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.Đọc lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động

HĐ 1: GV chép đề lên bảng.

 * Đề bài

 Em hãy Phân tích bài thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Rèn kĩ năng viết bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32	Ngày soạn: 27/03/2011
Tiết 20	Ngày dạy: 29/03/2011
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
- Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.
II. Chuẩn bị :
- GV: Ra đề và đáp 
- HS: Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.Đọc lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 
III..Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: GV chép đề lên bảng.
 * Đề bài 
 Em hãy Phân tích bài thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 
HĐ 2: GV hướng dẫn HS làm bài
.* Đáp án:
- Yêu cầu:
+ Thể loại: Văn nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ.
+ Nội dung:
 Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu giá trị khái quát của bài thơ.
Thân bài 
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
a. Mùa xuân của thiên nhiên.
- Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím.
- Tiếng chim hót.
→ Không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, vui tươi.
- Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
→ Cảm xúc được miêu tả trực tiếp.
- Giọt long lanh→ Niềm say sưa ngất ngây của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân.
b. Mùa xuân của đất nước.
- Mùa xuân người cầm súng.
- Mùa xuân người ra đồng
→ Hai lực lượng chính của đất nước.
- Lộc non→ mùa xuân→ con người đem mùa xuân đến cho đất nước.
- Tất cả như hối hả...
 Cứ đi lên phía trước.
=> Đất nước đang tiến vào một mùa xuân rộn ràng, một tương lai rực sáng.
2. Tâm niệm của nhà thơ.
- Ta làm....... Xao xuyến.
→ Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được sống và cống hiến cho đời.
- Mùa xuân nho nhỏ.
→ Tâm niệm chân thành, tha thiết mà bình dị, khiêm nhường của nhà thơ.	
Kết bài
- Ý nghĩa của bài thơ với thế hệ chúng ta hôm nay.
- GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, có hiệu quả.
HĐ 3: Thu bài:
- Hết giờ GV tiến hành thu bài học sinh về nhà chấm 
- Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
IV.Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32	 Ngày soạn: 27/03/2011
Tiết 20	 Ngày dạy: 29/03/2011
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (nói riêng.
- Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.
II. Chuẩn bị :
- GV: Ra đề và đáp 
- HS: Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm truyện .Đọc lại văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
III..Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1: GV chép đề lên bảng.
 * Đề bài 
 -Trình bày những suy nghĩ của em về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS làm bài
.* Đáp án:
1.Mở bài: 
	-	Giới thiệu được tác giả ,tác phẩm
	-Nêu những ý kiến đánh giá chung của mình về ba cô gái thanh niên xung phong (hồn nhiên,lạc quan,yêu đời,anh dũng)
2.Thân bài: 
	Phân tích và bày tỏ quan điểm cá nhân về nét đẹp của các cô gái thanh niên xung phong 
	+Hoàn cảnh sống khó khăn thiếu thốn về vật chất và tình cảm,đối mặt từng giờ với bom rơi đạn nổ trên cao điểm trọng yếu của đường Trường Sơn.Họ đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.Công việc của họ vô cùng căng thẳng nguy hiểm nhưng họ luôn lạc quan yêu đời,dũng cảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. (dẫn chứng) 
	+Những phẩm chất đẹp đẽ :Họ sẵn sàng cống hiến tuổi xuân và cả máu của mình cho Tổ quốc.Họ có tinh thần đoàn kết bên nhau hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình (dẫn chứng) 
	+Nêu ấn tượng sâu sắc nhất về một trong ba cô gái (Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ đẹp mơ mộng,yêu thiên nhiên ,thích hát,thích sống với tuổi thiếu nữ ở gia đình và quê hương .Trong chiến đấu : luôn có lòng tự trọng,ý thức trách nhiệm,dũng cảm,lạc quan...(dẫnchứng)) 	 
3.Kết bài: 
	Khái quát cảm nghĩ, đánh giá của mình về ba cô gái thanh niên xung phong	 và ý nghĩa công việc của họ. 
	Nêu suy nghĩ của mình về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua đó học tập tinh thần lạc quan, lòng tự trọng, lòng dũng cảm,tinh thần đoàn kết... 
HĐ 3: Thu bài:
- Hết giờ GV tiến hành thu bài học sinh về nhà chấm 
- Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
IV.Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 134,135.doc