Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng. Ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dung các biện pháp nghệ thuật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.

 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức được vai trò của biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Các đoạn văn bản, các đề tập làm văn.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước bài. Tìm hiểu việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

III/ Phương pháp: Phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề

IV/ Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: /

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết:4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
ND: 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng. Ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dung các biện pháp nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức được vai trò của biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các đoạn văn bản, các đề tập làm văn.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước bài. Tìm hiểu việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
III/ Phương pháp: Phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề
IV/ Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Để cho bài thuyết minh thêm hay, sinh động, hấp dẫn ta phải làm thế nào?
Tiết học này, chúng ta sẽ được hiểu.
b) Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung bài học 
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS ôn lại kiểu văn bản thuyết minh.
 _Ở lớp 8, em đã được tìm hiểu về văn bản thuyết minh. Vậy, em hãy cho biết văn bản thuyết minh là gì?
 _ Cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên xã hội.
 _ Em hãy nêu các phương pháp thuyết minh đã học?
 _ Nêu định nghĩa- giải thiùch, nêu ví dụ, dùng số liệu phân tích- phân loại
 _ Em đã học về phép lập luận .Vậy phép lập luận là gì?
 _ Là các biện pháp nêu luận cứ, lí lẽ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết đến chưa biết.
 Trong văn nghị luận, ta thường gặp phép lập luận, chứng minh, giải thích, phân tích, suy lí
Hoạt động 2: Đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh mới . 
 _ Gọi HS đọc văn bản rồi nhận xét.
 _ Văn bản trên, thuyết minh về vấn đề gì?
 _ Hạ Long- Đá và nước.
 _ Vấn đề ấy có khó không?Vì sao? 
 _ Đây là vấn đề khó thuyết minh vì đối tượng thuyết minh mang tính trừu tượng 
( trí tuệ, tâm hồn).
 _ Nêu một số hiện tượng khác.
 _ Lối sống, tính cách, tình cảm, lí tưởng
 _ Để thuyết minh được những vấn đề này, ta cần phải làm gì?
 _Không những chỉ sử dụng những phương pháp thuyết minh thường dùng mà cần phải biết kết hợp những phương pháp lập luận.
 _Tác giả đã cảm nhận sự kì lạ ở Hạ Long như thế nào? Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát lên điều đó.
 _ Tài thông minh của tạo hoá đã biết dùng  có tâm hồn/ trang 12.
 _ Vậy theo em, luận điểm của bài văn này là gì?
 _Nếu chỉ thuyết minh bằng phép liệt kê:
“Hạ Long có nhiều nước nhiều hang động lạ lùngï” thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa?Vì sao?
 _ Chưa, vì người đọc chưa thể nào cảm nhận và hình dung được vẻ đẹp khác biệt, kì lạ của Hạ Long với nhiều nơi khác cũng có nhiều đảo, nhiều hang động.
 _Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để làm sáng tỏ vấn đề cần thuyết minh?
 _ Để thuyết minh được điều kì lạ của Hạ Long, tác giả đã bắt đầu giải thích vai trò của nước.
 _Tìm những luận cứ giải thích vì sao nước làm cho đá sống lại tạo nên sự kì lạ của Hạ Long.
 _ Để làm sáng tỏ các luận cứ, tác giả đã dùng những phép lập luận nào?
 _ Giải thích: Nước tạo ra sự di chuyển.
 Tác giả liệt kê hàng loạt các cách di chuyển.
Tưởng tượng: “Thập loại vui hơn.”
 “ Mái đầu không có tuổi”
Nhân hoá: “Như những con người toả ra” ; “ Cuộc họp tụ bằng đá” .
 So sánh, miêu ta,û tưởng tượng
_ Qua các luận cứ trên, tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày bằng những phương pháp nào?
_ Vấn đề thuyết minh đã được làm sáng tỏ. Tác giả đã dùng phép lập luận, giải thích vai trò của nước bằng các hình ảnh so sánh, tưởng tượng
 Như vậy khi thuyết minh một số vấn trừu tượng, ngoài các phương pháp thuyết minh thông thường người ta còn kết hợp một số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
 _ Từ việc giải thích sự kì lạ của Hạ long, tác giả đã rút ra kết luận gì về thiên nhiên?
 _ Thiên nhiên lạ lùng( trang 13).
 _ Em có nhận xét gì bài thuyết minh Hạ Long- Đá và nước?
 _ Sinh động, hấp dẫn.
 _Vậy theo em muốn cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn thì khi thuyết minh ta cần làm gì?
 _ Cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 _ Gọi HS đọc phần 1 ghi nhớ SGK trang 13.
 _ Các biện pháp thuyết minh có thể sử dụng một cách tuỳ tiện được không? Tại sao?
 _ Phải sử dụng một cách thích hợp mới góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
 _Gọi HS đọc ý 2 ghi nhớ SGK trang 13.
 * Giáo dục HS ý thức vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh một cách phù hợp.
 _ Bài thuyết minh này có gì đặc biệt?
 _ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 _ Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
* Giáo dục HS ý thức kết hợp các biệân pháp nghệ thuật phù hợp khi làm văn thuyết minh.
I/ Tìm hiểu việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1/ Ôn tập văn bản thuyết minh.
II/ Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
VD: Văn bản: “Hạ Long- Đá và nước .
 - Luận điểm: Chính nước làm cho đá sống dậy...
Luận cứ:
 + Nước tạo nên sự di chuyển
 + Tuỳ theo góc độ
 + Thiên nhiên tạo đến lạ lùng.
 * Ghi nhơ:ù SGK trang 13.
4/ Củng cố và luyện tập:
Cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút. 
Nhóm 1 và 2: câu a 
Nhóm 3 và 4: câu b
Nhóm 5 và 6: câu c
 Gọi đại diện nhóm trình bày rồi nhóm khác nhận xét.
 - Bài 1:
a)Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
 - Thể hiện: “Con ruồi giấm” . “Bên ngoài  sinh thái” . “ Mắt ruồi  cho ruồi”.
 - Những phép thuyết minh được sử dụng: Giải thích, nêu số liệu, so sánh, định nghĩa, phân loại , liệt kê
- Đặc biệt:
- Hình thức: Như văn bản tường thuật một phiên toà.
- Cấu trúc: Giống biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lí.
- Nội dung: Giống một câu chuyện kể.
- Văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh.
- Bài 2:
 _ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 _ Biện pháp được sử dụng để thuyết minh trong bài tập 2 là gì?
 Cho HS làm vào vở bài tập.
Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.
 _ Để làm bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta cần phải làm gì? 
 _ Biết vận dung một số biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh.
 _ Yêu cầu khi vận dụng những biện pháp nghệ thuật phải thế nào?
 _ Sử dụng thích hợp đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 13
Xem kĩ các bài tập đã làm
Chuẩn bị bài mới : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 Lập dàn ý cho đề văn : Thuyết minh về một trong các đồ dùng: cái quạt, cái kéo,cái bútđể chuẩn bị tiết luyện tập.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy: .
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4(1).doc