Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự

Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1.Kiến thức :

-Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

-Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

-Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .

2.Kĩ năng:

-Nghị luận trong khi làm văn tự sự .

-Phân tích được yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

 3.Thái độ :

 - Giáo dục HS lòng yêu th¬ương con ng¬ười, có cách nhìn đời tốt.

II.Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài

 - HS: Đọc kĩ hai đoạn trích, trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :11 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết: 51 Ngày dạy: 29/10/2012
Tập làm văn: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức :
-Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
-Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
-Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
2.Kĩ năng:
-Nghị luận trong khi làm văn tự sự .
-Phân tích được yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
 3.Thái độ :
 - Giáo dục HS lòng yêu thương con người, có cách nhìn đời tốt.
II.Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài
 - HS: Đọc kĩ hai đoạn trích, trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 HĐ 1: Khởi động: Phương pháp thuyết trình
HĐ2:Phương pháp vấn đáp,kỷ thuật động não.
- HS đọc hai đoạn trích
- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo gợi ý của Sgk và yêu cầu của gv)
-?: Đoạn văn 1 là lời của ai? Người ấy thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì? Tìm những câu có tính chất nghị luận trong đoạn trích?Câu nào nêu luận điểm? Để làm rõ luận điểm đó người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
-Đại diện nhóm trình bày,lớp nhận xét
-Giáo viên nhận xét ,bổ sung.
-Giaó viên liên hệ ,giáo dục học sinh
-? Đoạn văn 2 Thuý Kiều đối thoại với ai?
-? Tìm những câu mang tính chất nghị luận?
-Đại diện nhóm trình bày,lớp nhận xét
-Giáo viên nhận xét ,bổ sung.
- ? Nêu những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản.
- ? Nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 3: Phương pháp vấn đáp ,thuyết trình 
Cho HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập 1
- HS làm bài tập
Cho HS đọc bài tập 2.
- ? Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều.
-Giáo viên nhận xét ,bổ sung.

I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1.Đọc các đoạn trích a và b
2.Nhận xét: 
 - Đoạn a. Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục mình rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận” 
- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố ... độc ác với họ
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác nhưng... vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy:
 +Khi người ta đau...đến cái chân đau
 +Khi người ta quá khổ ... được nữa
 +Vì bản tính tốt ... che lấp mất
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận
- Đoạn b.
- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư tại phiên tòa
- Các câu mang tính nghị luận như:
- Rằng: Tôi ... thường tình
- Dễ dàng ... oan trái nhiều
- Lòng riêng ... chiều được ai!
- Trót lòng ... nào chăng
=>Dùng câu khẳng định và phủ định,câu có mệnh đề hô ứng : nếu ...thì, không những(không chỉ) ... mà còn, vì thế ... cho nên ,...
Dùng những từ lập luận : Tại sao,thật vậy,tuy thế,tuy nhiên,trớc hết,sau cùng
* Ghi nhớ Sgk /138
II.Luyện tập:
Bài 1: Ông giáo đang tự nói với mình cũng là nói với những người xung quanh, nói với người nghe. Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những người xung quanh
Bài 2: Hoạn Thư lập luận:
- Đưa ra lời khẳng định: Ghen tuông là sự thường tình của phụ nữ, chồng chung không chiều được ai.
- Kể lại hai lần tha cho Kiều, không truy lùng khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư.Trước sau Hoạn Thư vẫn kính yêu và khâm phục Kiều
- Bây giờ Hoạn Thư trông vào lượng trời bể của Kiều với lỗi lầm của mụ ta
=> Lập luận trên dẫn đến Kiều phải tha cho Hoạn Thư
4. Củng cố :
 - Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Vai trò và ý nghĩa của nghị luận trong văn bản tự sự?
 5.Dặn dò: 
- Về nhà học bài ,tập viết các đoạn văn có yếu tố nghị luận 
-Chuẩn bị bài :Đoàn thuyền đánh cá 
-IV.Rút kinh nghiệm:.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 50.doc