Tập làm văn: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Các bài tập, đề tập làm văn, bảng phụ.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ1: Khởi động.
a. Bài cũ: - Nêu khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh?
Tuần 1 Ngày soạn: 17/8/08 Tiết 4 Ngày dạy: 22/8/08 Tập làm văn: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Các bài tập, đề tập làm văn, bảng phụ. - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ1: Khởi động. Bài cũ: - Nêu khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh? Bài mới: Hoạt động Nội dung HĐ2: Hình thành kiến thức mới. - Học sinh đọc văn bản. - H: Văn bản thuyết minh vấn đề gì? - H: Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê thì đã đủ chưa? - Học sinh thảo luận. - H: Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì? - H: Tác giả giải thích như thế nào về sự kì lạ đó? - H: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự kì lạ của nước tác giả làm nhiệm vụ gì? (Thuyết minh, liệt kê, miêu tả sự biến đổi bằng trí tưởng tượng độc đáo) - H: Phương pháp nào được tác giả sử dụng để trình bày sự kì lạ của Hạ Long? - H: Vấn đề thuyết minh như thế nào thì được sử dụng lập luận đi kèm? - H: Các dẫn chứng, lí lẽ trong văn bản trên như thế nào? - H: Yêu cầu của các đặc điểm thuyêt minh là gì? HĐ 3. - H: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? - HS đọc văn bản, thảo luận nhóm và trả lời. - H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó là gì? I.Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 1.Ví dụ: Hạ Long- đá và nước. - Vấn đề thuyết minh: sự kì lạ của Hạ Long. - Phương pháp: Kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước. -“ Sự sáng tạo của nước”_ nước làm cho đá sống dậy linh hoạt, có tâm hồn. + Nước tạo nên sự di chuyển. + Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển. + Tuỳ theo hướng ánh sáng rọi + Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lí đến lạ lùng. - Thuyết minh kết hợp các phép lập luận. 2. Kết luận: ( ghi nhớ) - Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng => dùng thuyết minh + lập luận + tự sự + nhân hoá - Lí lẽ, dẫn chứng phải hiển nhiên, thuyết phục. - Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết. II. Luyện tập. Bài 1: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. - Văn bản thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật - Giới thiệu về loài ruồi - Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê. - Nghệ thuật: nhân hoá, có tình tiết => Gây hứng thú cho người đọc, vừa là truyện vui, vừa cung cấp tri thức. HĐ 4. Củng cố - dặn dò - Những vấn đề như thế nào được thuyết minh kết hợp với lập luận? - Đặc điểm của thuyết minh + lập luận? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Thuyết minh về vấn đề tự học. D. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: