TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
(Nguyễn Đình Thi)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người.
-Nghệ thuật lập luận của nhà văn trong văn bản.
2. Kĩ năng:
-Đọc –hiểu một văn bản nghị luận
-Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
-Thể hiện những suy nghĩ ,tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu thích văn nghệ và thêm yêu cuộc sống hơn.
-GD đạo đức Hồ Chí Minh :Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.
II. Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV và sách văn học lớp 12 để soạn bài
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong bài
Tuần 21 Ngày soạn:07/01/2013 Tiết 99+100 Ngày dạy:9/01/2013 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) I Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: -Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người. -Nghệ thuật lập luận của nhà văn trong văn bản. 2. Kĩ năng: -Đọc –hiểu một văn bản nghị luận -Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. -Thể hiện những suy nghĩ ,tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ và thêm yêu cuộc sống hơn. -GD đạo đức Hồ Chí Minh :Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. II. Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV và sách văn học lớp 12 để soạn bài - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong bài III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của đọc sách ? Vì sao phải chọn sách để đọc? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Khởi động: -GD đạo đức Hồ Chí Minh /phương pháp thuyết trình :Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác (viết cho ai?,về cái gì?là gì?(viết ngắn gọn ,dễ hiểu) để vào bài. HĐ 2:Phương pháp vấn đáp - HS quan sát chú thích sgk. - H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? - HS trả lời - GV nhận xét, khái quát lại những nét chính về tác giả, tác phẩm - GV hướng dẫn cách đọc-GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp - HS tìm hiểu phần chú thích trong sgk. - H: Văn bản có mấy luận điểm? Quan hệ giữa các luận điểm? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung. HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình . - HS đọc lại đoạn 1. - H: Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật là gì? - H: Luận điểm triển khai theo cách lập luận nào? Chỉ ra trình tự lập luận của luận điểm ấy? (pt và tổng hợp) - H: Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói nào của văn nghệ? Nội dung ấy được làm sáng tỏ như thế nào? - H: Với tác phẩm "Làng" tác giả nhắn gởi điều gì? - H: Nội dung tiếng nói thứ hai của văn nghệ được trình bày ở đoạn 2, em hãy tìm câu chủ đề của đoạn? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung. - H: Qua sự phân tích của tác giả, em nhận thứ được gì về nội dung của tác phẩm văn nghệ? -Học sinh thảo luận theo cặp (5’) - Đại diện các cặp trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét và chốt lại - H: Nội dung của tiếng nói văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung. (Chuyển tiết 100) - HS đọc lại phần 2. - H: Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ có vai trò gì? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung. - H: Tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào để là sáng tỏ điều đó? -Học sinh thảo luận theo cặp (5’) - Đại diện các cặp trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét bổ sung và thuyết trình. - H: Em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ phân tích của tác giả? (trữ tình, thiết tha) - H: Tác giả đã nói hoàn cảnh như thế nào để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ? - H: Nếu không có văn nghệ thì đời sống cuả con người sẽ ra sao? - H: Văn nghệ giúp chúng ta cảm thấy đời sống như thế nào? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung. - H: Tác giả lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hóa? - H: Văn nghệ chứa đựng tình cảm buồn vui, yêu ghét. Em hãy chứng minh điều đó? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,bổ sung và thuyết trình - H: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? - H: Giải thích câu:"Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả" ? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung - GV lấy dẫn chứng, liên hệ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước đi trên con đường ấy” HĐ 4 :Phương pháp vấn đáp,khái quát - H: Qua 2 tiết học em cảm nhận được những gì về nghệ thuật của văn bản? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung -H: em cảm nhận được những gì về nội dung của văn bản? -HS trình bày. - Lớp nhận xét , bổ sung -GV nhận xét,bổ sung và giáo dục học sinh yêu thích văn nghệ và thêm yêu cuộc sống hơn. - HS đọc ghi nhớ sgk. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả - tác phẩm: -Nguyễn Đình Thi (1924-2003) bước vào -Tiếng nói của văn nghệ viết năm 1948 –thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.Phương thức biểu đạt chính :nghị luận. 2.Đọc, tìm hiểu chú thích: -Đọc -Chú thích 3.Tóm tắt hệ thống luận điểm - Nội dung của văn nghệ. - Vai trò của tiếng nói văn nghệ đối với đời. - Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệ. II. Phân tích: 1. Nội dung tiếng nói văn nghệ - Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: Lấy chất liệu từ thực tại khách quan → tác giả sáng tạo, gởi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gởi... - Dẫn chứng: + Truyện Kiều + Anna Ca-rê-ni-na - Tác phẩm văn nghệ không cất lên ... rung động, ngỡ ngàng. => Nội dung của tiếng nói văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. 2. Vai trò của tiếng nói văn nghệ đối với đời sống con người. * Trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống: - Lời nói của văn nghệ là sợi dây buột chặt họ với cuộc sống đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hoạt động, vui buồn, gần gũi,... - Dẫn chứng: Người tù chính trị trong tù đọc Kiều, kể Kiều. - Hoàn cảnh: khắc nghiệt → dễ gây ấn tượng → Lời nói của văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả... => Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. 3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó. - Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe. + Tác phẩm chứa đựng tình cảm buồn vui, yêu ghét trong đời sống của con người. + Tư tưởng nghệ thuật thấm sâu, hòa vào cảm xúc. - Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. => Tác phẩm văn nghệ được soi sáng bởi một lí tưởng → mục đích tuyên truyền cho một giai cấp nhưng tác phẩm không diễn thuyết khô khan mà bằng cả sự sống con người với những trạng thái cảm xúc tự nhiên và sâu sắc. III. Tổng kết : 1.Nghệ thuật: -Bố cục chặt chẽ -Lập luận chặt chẽ,giàu hình ảnh,dẫn chứng phong phú thuyết phục. -Có giọng văn chân thành ,say mê làm tăng sức thuyết phục của văn bản. 2.Nội dung :Nội dung phản ánh của văn nghệ ,công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người. *Ghi nhớ sgk 4 .Củng cố: * HS làm BTTN 1. Tiếng nói của văn nghệ thuộc kiểu văn bản nào? a. Tự sự. b. Nghị luận c. Thuyết minh d. Miêu tả 2. Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? a. Hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cách nhìn, tình cảm của nhà văn. b. Khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt xã hội và các quy luật khách quan. *Giáo viên củng cố lại bài 5.Dặn dò: - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi: Văn nghệ đã đem lại cho em điều gì? -Lập hệ thống luận điểm của văn bản. -Trình bày những tác động ,ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân. - Chuẩn bị bài :Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống IV.Rút kinh nghiệm .......................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: