Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nắm được 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Rèn luyện kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, bảng phụ.

- HS: Xem bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

HĐ 1: Khởi động:

a. Kiểm tra bài cũ :

- Kể tên một số từ xưng hô trong hội thoại ? Đặt câu với mỗi từ trên?

 - Dùng các từ xưng hô phải chú ý đến điều kiện gì ? Cho ví dụ về 1 tình huống giao tiếp lịch sự ?

 - Kiểm tra vở bài tập của học sinh ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn: 05/9/08
Tiết 19 	Ngày dạy: 13/9/08
Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nắm được 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 
- Rèn luyện kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS: Xem bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ 1: Khởi động:
a. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên một số từ xưng hô trong hội thoại ? Đặt câu với mỗi từ trên?
 	- Dùng các từ xưng hô phải chú ý đến điều kiện gì ? Cho ví dụ về 1 tình huống giao tiếp lịch sự ?
 	- Kiểm tra vở bài tập của học sinh ?
b. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
- HĐ 2:
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu ví dụ trong SGK.
-H: Phần in đậm trong ví dụ (a) là lời nói được phát ra hay ý nghĩ ở trong đầu?
- H: Phần in đậm trong ví dụ (b) là lời nói hay ý nghĩ ?
- H: Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng những dấu gì?
- H: có thể đảo vị trí các phần in đậm lên phía trước được không, khi đảo sẽ được ngăn cách bằng dấu gì ?
- H: Vậy thế nào là lời dẫn trực tiếp ?
- GV chốt, học sinh ghi.
- HS tìm hiểu các ví dụ SGK.
- H: Cho biết phần in đậm trong ví dụ (a) là lời nói hay ý nghĩ ?
- H: phần in đậm trong ví dụ (b) là lời nói hay ý nghĩ ?
- H: Các phần in đậm trên có được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì không ?
- H: Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp ?
GV chốt lại HS nghi.
- HS đọc chậm nghi nhớ SGK
- GV gọi học sinh đọc bài tập 1.
HĐ 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS khác nhận xét, bổ sung .
- GV sửa chữa.
- HS đọc bài tập 2 
- HS trao đổi, thảo luận trả lời.
- Đại diện HS lên bảng làm bài.
- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét chung.
I. Cách dẫn trực tiếp :
1.Ví dụ : SGK
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói được phát ra thành lời.
- Phần in đậm trong ví dụ b là ý nghĩ ở trong đầu.
- Các phần in đậm đó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hai chấm và dấu hoặc kép.
- Có thể đảo được, khi đảo cần thêm dấu ngạch ngang để phân cách hai phần để ngăn cách hai phần.
2. Kết luận:
- Dẫn trực tiếp : Tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu hoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ví dụ : SGK
- Phần in đậm ở ví dụ (a) là lời nói.
- Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ.
- Ví dụ (a) không có dấu hiệu gì 
- Ví dụ (b) có dấu hiệu là từ rằng
2. Kết luận:
- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu hoặc kép.
* Ghi nhớ sgk
III. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm lời dẫn trong các đoạn trích SGK?
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp:
- Câu (a) là dẫn lời.
- Câu (b) là dẫn ý .
Bài tập 2:
a. Dẫn gián tiếp :
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ anh hùng.
b. Dẫn trực tiếp 
Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sống được”
+ Dẫn gián tiếp:
Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch người giản dị làm được.
 HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
 1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Gián tiếp?
 2. Có mấy cách để dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
 a. Một 	b. Hai
 c. Ba	d. Bốn
3. Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?
 a. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
 b. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.
 c. Cả a và b đều đúng.
 d. Cả a và b đều sai.
* Đáp án:
 1. Ghi nhớ sgk
2 – b ; 3 – c 
 - Về nhà học bài, làm bài tập 2c, 3 còn lại.
 - Chuẩn bị “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
D. Rút kinh nghiệm. 
.
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19,tuan 4.doc