Tiếng Việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TT)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức :
-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe
2.Kĩ năng
Giải đoán và sử dụng hàm ý
3.Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức dùng hàm ý đúng khi giao tiếp
II. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài,
- HS: Đọc lại bài nghĩa tường minh và hàm ý và trả lời câu hỏi trong bài nghĩa tường minh và hàm ý (tt)
Tuần 28 Ngày soạn: 28/02/2011 Tiết 138 Ngày dạy: 01/3/2011 Tiếng Việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TT) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1.Kiến thức : -Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe 2.Kĩ năng Giải đoán và sử dụng hàm ý 3.Thái độ - Giáo dục HS có ý thức dùng hàm ý đúng khi giao tiếp II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, - HS: Đọc lại bài nghĩa tường minh và hàm ý và trả lời câu hỏi trong bài nghĩa tường minh và hàm ý (tt) III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho ví dụ có sử dụng hàm ý và nêu khái niệm về hàm ý ? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Khởi động.Phương pháp thuyết trình HĐ 2: Phương pháp vấn đáp nêu và giải quyết vấn đề ,giải thích-minh họa - GV cho HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi ? Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dâu không nói thẳng với con mà dùng hàm ý ? -Học sinh trả lời ,lớp nhận xts ,bổ sung -GV nhận xét bổ sung ?Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ? - HS thảo luận theo cặp trong3’ -Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét bổ sung -GV nhận xét ,bổ sung ? Để sử dụng hàm ý có hiệu quả cần có mấy điều kiện ? Đó là điều kiện nào ? -HS đọc ghi nhớ SGK HĐ 3:Phương pháp vấn đáp nêu và giải quyết vấn đề ,giải thích-minh họa - GV cho HS đọc 2 bài tập ở SGK và xác định yêu cầu của từng bài tập một - GV chia lớp thành 4 nhóm ,hai nhóm thảo luận một bài tập trong vòng 5 phút. +Nhóm 1+3 bài tập 1 +Nhóm 2+4 bài tập 2 - Đại diện từng nhóm lên làm bài tập của nhóm mình -Lớp nhận xét , bổ sung -GV nhận xét và thống nhất I.Điều kiện sử dụng hàm ý 1.Ví dụ : SGK 2.Nhận xét - “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”=> Hàm ý sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con. Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. - “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn đoài" Hàm ý “mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài” Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư ?” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ. * Ghi nhớ : sgk/t 91 II.Luyện tập Bài tập 1 a. Người nói là anh thanh niên. Người nghe là ông họa sĩ và cô gái .Hàm ý là “mời bác và cô vào uống nước” Hai người đã hiểu hàm ý chi tiết “Ông theo liền...ngồi xuống ghế” b. Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý là “Chúng tôi không thể cho được”. Người nghe đã hiểu hàm ý có câu nói “Thật là càng giàu...càng giàu có” Bài tập 2 Hàm ý “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão” nhưng không thành công vì ông Sáu không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu) 4.Củng cố - Có mấy điều kiện để sử dụng hàm ý? - Câu nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết có phải là hàm ý không? Vì sao? - HS đọc lại ghi nhớ sgk. - GV hệ thống lại bài. 5.Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị "Kiểm tra thơ" IV Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: