I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại.
-Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại và kỹ năng
trích dẫn khi viết văn bản,
II. Chuẩn bị :
-GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
- HS: Xem bài trước ở nhà
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: không
Tuần: 17 Ngày soạn: 05/12/2010 Tiết: 5 Ngày dạy: 07/12/2010 Tiếng việt : XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI + CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP +SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại. -Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại và kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản, II. Chuẩn bị : -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài. - HS: Xem bài trước ở nhà III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới : HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình. HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi,kĩ thuật động não. - H: Trong tiếng việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào ? cách sử dụng chúng ra sao ?cho ví dụ? -HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. - HS đọc yêu cầu bài tập 3 . -Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút) -Đại diện các cặp trả lời - HS nhận xét, sửa chữa. -GV bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập 4 - HS suy nghĩ và độc lập trả lời. -GV nhận xét ,bổ sung HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi,kĩ thuật động não. - H: Nhắc lại thế nào là lời dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp ? - HS đọc yêu cầu bài tập 2 . -Học sinh thảo luận theo nhóm (5 phút) +nhóm 1+3 câu a +nhóm 2+4 câu b -Đại diện các nhóm trả lời - HS nhận xét, sửa chữa. -GV bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập 3 - HS suy nghĩ và làm bài độc lập trả lời. -Lớp nhận xét,bổ sung. -GV nhận xét ,bổ sung HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi ,kĩ thuật động não. -H: Nhắc lại các cách phát triển từ vựng. -Lớp nhận xét,bổ sung. -GV nhận xét ,bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút) -Đại diện các cặp trả lời - HS nhận xét, sửa chữa. -GV bổ sung -HS đọc yêu cầu bài tập 3 . - HS suy nghĩ và làm bài độc lập trả lời. -Lớp nhận xét,bổ sung. -GV nhận xét ,bổ sung I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 1-Nhắc lại kiến thưc về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô .Ví dụ: - Ngôi thứ 1 : Tôi, tao... chúng tôi. - Ngôi thứ 2 : Mày, mi, chúng mày. - Ngôi thứ 3 : Nó, hắn, chúng nó, họ. - Suồng sã: mày, tao - Thân mật : Anh, chị, em - Trang trọng : Quý ông, quý bà, quý cô, quý vị 2.Bài tập Bài tập 3: - Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường. - Chú bé xưng hô với sứ giả là ta - ông là khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết. * Bài tập 4 : - Vị tướng gặp thầy vẫn xưng là em → lòng biết ơn và thái độ kính cẩn đối với thầy.=> Truyền thống Tôn sư trọng đạo. II-Cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp: 1.Nhắc lại kiến thưc về cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp 2.Bài tập Bài tập 2: a. Dẫn gián tiếp : Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ anh hùng. b. Dẫn trực tiếp Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sống được” + Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ Tịch đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch người giản dị làm được. Bài tập 3: Thuật lại lời Vũ Nương theo lời dẫn gián tiếp:Hôm sau gửi hoa vàng nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương và nói nói hộ với chàng Trương ..xuống nước ,Vũ Nương sẽ trở về III.Sự phát triển từ vựng. 1.Nhắc lại kiến thưc về sự phát triển từ vựng 2.Bài tập Bài tập 2: Nhận xét cách dùng từ : Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua. - Nghĩa chuyển: chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.(ẩn dụ) Bài tập 3: Nghĩa chuyển của từ “Đồng hồ” như sau - Đồng hồ điện : Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền. - Đồng hồ nước : Dùng để đếm số đơn vị nước đã dùng để tính tiền . - Đồng hồ xăng : Dùng để đếm số đơn vị xăng đã mua để tính tiền. 4.Củng cố: -GV củng cố lại bài 5.Dặn dò: Nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại. -Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. -Chuẩn bị bài:Thuật ngữ+Trau dồi vốn từ+Tổng kết từ vựng(147) IV.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: