Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 88: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 88: Phong cách Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

+ Hệ thống hoá các kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản thuộc truyện trung đại đã học.

+ Nắm được một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, thời đại có trong các tác phẩm.

+ Hiểu những phẩm chất, cách xây dựng ở một số nhân vật chính trong một số đoạn trích.

2 Phẩm chất:

 + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông.

3. Năng lực:

+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực

 

docx 424 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 88: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy                                                                                         
Tiết   :
Tuần 1                                                Tiết 1:
Văn bản:  PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
                           (Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
  + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
  + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn
Môn Lịch sử:
- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.
c. Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị
- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.                        
  + Chân dung tác giả, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
  A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
   - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
   - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ GV giao câu hỏi: GV: Tổ chức cuộc thi "Bác Hồ trong em"
HS thi đọc những bài thơ , câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác          
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN TRẢ LỜI
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động : Giới thiệu chung vê tác giả, tác phẩm
a. Mục đích: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
? Cho biết xuất xứ của văn bản "  Phong cách Hồ Chí Minh" ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB
a. Mục đích: Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp
GV đặt câu hỏi:
? Văn bản có tựa đề Phong cách HCM. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?
? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
? Nhận xét gì về bố cục của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
          + HS đọc yêu cầu.
          + HS hoạt động cá nhân.
          + HS hoạt động nhóm.
          + HS thảo luận.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
* Giáo viên giải thích thêm các từ:
+ Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ
* GV bổ sung kiến thức :
+ VB  Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).
+ Chủ đề của văn bản là: Sự  hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Thuyết minh.
* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phần 1
a. Mục đích: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Ở phần 1, tác giả giới thiệu như thế nào về phong cách văn hoá của Bác Hồ? ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhân loại trong điều kiện nào?
? Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với văn hoá nhân loại thì vốn văn hoá của Bác như thế nào? ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng?(H khá)
? Vậy Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa  nhân loại bằng cách nào? ? Qua phần tìm hiểu trên, giúp em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung:
Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ...Lúc Người làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh. CLV trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đã viết:  
   " Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
  Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
     Những đất tự do, những trời nô lệ
  Những con đường cách mạng đang tìm đi"
Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng:
 + Bác nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga: Viết văn bằng tiếng Pháp ( Bản án chế độ thực dân).
Làm thơ bằng tiếng Hán (NKTT)
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới
+ Am hiểu văn hoá  thế giới....
* Giáo viên: Để có một vốn kiến thức uyên thâm đó không phải trời phú mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp. Đây chính là chìa khoá để mở ra kho văn hoá tri thức của nhân loại. Bác đã nói và viết khoảng 28 ngôn ngữ (tiếng nói) của các nước.  Cha ông ta xưa có câu: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Bác đã đi nhiều nơi, được học hỏi tiếp xúc nhiều. Nhưng vấn đề là học như thế nào, bằng cách nào?
Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa  nhân loại bằng cách:
- Luôn học hỏi: trong hoạt động cách mạng, trong lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
-  Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa  nước ngoài
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực
( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Giữ vững giá trị văn hóa  dân tộc
🡺 Cách sống, học tập của Bác thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. HCM là người sáng suốt, thông minh, cần cù, yêu lao động, ham học hỏi.Mục đích của Bác là ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tự mình tìm hiểu những mặt tích cực của triết học P.Đông: Muốn giải phóng dân tộc phải đánh đuổi TD Pháp & CNTB. Muốn vậy, phải thấy được những mặt tích cực, ưu việt của các nền văn hoá đó.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
2, Tác phẩm:
+ Trích trong bài "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" (1990)
B. Đọc - hiểu văn bản
1.  Đọc - Chú thích:
 a. Đọc:
 b. Chú thích:
- Phong cách: đặc điểm có tính ổn định trong lối sống,sinh hoạt,làm việc của một người, tạo nên nét riêng của người đó.
2. Bố cục:
+ Thể loại: Văn bản nhật dụng.
+ PTBĐC: thuyết minh.
+ Bố cục: 2 đoạn
3. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới -> có vốn văn hoá uyên thâm.
* Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế,  tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa  dân tộc.
* Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
=> Nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất Phương Đông, rất hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.  Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập.
b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 - GV định hướng:
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
+ Giáo viên cần cho học sinh nắm  ... lực cảm thụ thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Sưu tầm các bài thơ 8 chữ theo nhiều chủ đề khác nhau đặc biệt về môi trường Các câu hỏi, bài tập để học sinh thực hành
2. Chuẩn bị của học sinh:   Đọc bài, tìm hiểu các thể thơ đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.  Mục tiêu: :
   - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
   - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt:    Ở tiết 55 các em đã được tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của thơ tám chữ. Hôm nay các em sẽ tiếp tục củng cố kiến thức đã học tập nhận diện và sáng tác các bài thơ tám chữ đơn giản.  
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: LÍ thuyết
a.  Mục tiêu: 
b) Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: GV đặt câu hỏi: 
Nhắc lại những đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
? Tìm trong các văn bản đã học, những văn bản nào dược viết bằng thể thơ 8 chữ?
? Tìm trong các văn bản đã học: đ/chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa có những đoạn, khổ nào thuộc thể thơ 8 chữ?
Nhiệm vụ 2: Giáo viên dùng phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
Nhóm 1:
* Giáo viên đưa bảng phụ
    “ Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át
       Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa
       Và dầm mưa dòng sông trôi dào dạt
       Mặc con thuyền cắm lái đậu bơ vơ”
? Chỉ ra chức năng gieo vần? Cách gieo vần ngắt nhịp?
Nhóm 2:
* Ví dụ 2:
"  Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
  Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
  Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
  Xuân là lúc gió về không định trước.
  Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
  Mây bay đi để hở một khung trời
  Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi
   Như được nắm một bàn tay son trẻ..."
GV đặt câu hỏi:  Chủ đề trình bày trong đoạn thơ là gì ? Đoạn thơ được gieo vần nào ? Chỉ ra cách gieo vần cụ thể trong  đoạn thơ? Chỉ ra cách ngắt nhịp của đoạn thơ ?
? Nêu 1 số bài thơ mình sưu tầm và nhận xét đặc điểm của thể thơ 8 chữ ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
   -  Học sinh  thảo luận nhóm- ghi vào bảng nhóm- cử đại diện trình bày.
   - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
A. Lí thuyết:
I. Tìm hiểu 1 số đoạn thơ 8 chữ:
* Ví dụ 1:
+ Sử dụng vần chân giãn cách
+ Ngắt nhịp: 3/2/3
-> Thơ 8 chữ gần với văn xuôi nên cách ngắt nhịp cũng linh hoạt
Hoạt động 2: Luyện tập
a.  Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập.
b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1,3: bài tập 1
? Hãy điền câu tiếp trong đoạn thơ sau ?
* Yêu cầu:
+ Câu mới phải đảm bảo 8 chữ
+ Phải logic với nghĩa câu đã cho
+ Phải hiệp vần chân (gián tiếp hoặc trực tiếp với câu đã cho)
*  Học sinh thảo luận, trả lời
a. Bỏ câu cuối, học sinh tự tìm.
" Yêu biết mấy những bước chân dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên."
                   (Tố Hữu- Mùa thu mới).
Nhóm 2: ? Điền từ cho đúng ? (bỏ từ im lặng ở câu thứ 4)
* Giáo viên đưa bảng phụ
Những sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố hàng ngang dâu da xoan nở trắng.
Và mưa rơi thành dịu dàng (im lặng)
Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa.
Nhiệm vụ 2: Cả lớp
 Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài:
+ Trường lớp ( nhóm 1)
VD:                 Nhớ trường
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng.
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng.
+ Bạn bè ( mhóm 2)
VD                     Nhớ bạn
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đốm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
+ Quê hương ( Nhóm 3)
VD              Con sông quê
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
   - Một nhóm trình bày.
   - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV Gọi học sinh trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà-> học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, động viên học sinh có ý thức học tập
B. Luyện tập:
1. Viết thêm từ, câu để hoàn thiện khổ thơ:
2. Điền từ đúng thanh, vần:
3. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài:
+ Nhớ trường.
+ Nhớ bạn.
+ Con sông quê hương.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.  Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
? Em có nhận xét gì về thể thơ 8 chữ
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
        + Gần với văn xuôi, phù hợp với kể, tả, bộc lộ cảm xúc
        + Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt
        + Gieo vần: vần chân ( liên tiếp hoặc giãn cách)
d. Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
          + Chuẩn bị trả bài Kiểm tra Tiếng Việt- Xem lại đề kiểm tra, cách trả lời câu hỏi
( Đọc các ví dụ phân tích rút ra kết luận về vai trò, vị trí, của yếu tố: Đối thoại, độc thoạitrong văn bản tự sự, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các yếu tố trên)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
  Tiết  
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
 1. Kiến thức:
  + Thông qua giờ trả bài, cùng cố cho học sinh về kiến thức văn nghị luận( phân tích về nhân vật văn học)
  2.Kỹ năng:
+ Học sinh được rút kinh nghiệm về các kĩ năng làm bài, vận dụng kiến thức để  trả lời các dạng câu hỏi trong bài kiểm tra.
3. Đánh giá năng lực: năng lực tự đánh giá, kĩ năng tự sửa chữa lỗi sai của bản thân.
4. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức học tập và sửa lỗi rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra
B. Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ
 * Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài tự sự, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài.
C. Phương pháp:  
+ Thuyết trình, hỏi đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận.
D. Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
            ( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra
3 Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài.
? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên?
? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài  văn tự sự trên?
* Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả)
* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu)
* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
* Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
* Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của nhữnh học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân.
* Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe.
I Đề bài- Dàn bài:
(Giáo án tiết 84,85 do PGD ra đề)
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
a. Kiểu bài:  Đa số học sinh nắm được kiểu bài.
b. Nội dung:  nắm được yêu cầu của đề, xác định đúng đề bài: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật văn học.
c. Phương pháp:  Xác định đúng phương pháp: phân tích kết hợp bình luận.
*  Một số em có bài viết khá:
 +  Nắm chắc phương pháp, có kiến thức sâu rộng về  thể loại văn nghị luận khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn, có cảm xúc, viết sáng tạo.
  9a1: Hằng, Phương Anh, Ngân
 9a2: Hà phương, Minh, Lê Huyền
II. Nhựơc điểm:
+ Một số bài viết quá sơ sài về nội dung ( kiến thức về nhân vật không đầy đủ, chưa vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, đi vào kể lại nội dung văn bản.
9a2:  Cường, Minh, Đức B, Nam
+ Một số bài viết cẩu thả về chữ, thiếu nét, cách trình bày: dập xoá nhiều, bẩn:
9a1: Việt, Vũ
9ª2: Quách Cường
+ Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng,
 9a2: Quách Cường, Nam
+ Toàn bộ Thân Bài là một đoạn văn dài:
9 a2:  Cường
 + một số bài phần mở bài chưa gt vấn đề nghị luận.
9A1: Hương,  Vũ, Long
9A2: Hòa, Nam.
+ Một bài còn viết tắt nhiều, viết hoa không đúng quy định:
9a2: Nguyễn Tùng,
+ Dấu câu chưa đúng chỗ
9a2: Hải, Bình, Thắng,
III. Trả bài  học sinh:
IV. Chữa lỗi:
1. Chính tả:
+ lắm chặt-> Nắm chặt, núi lại-> níu lại, không nén lổi cảm xúc-> không nén nổi, căm gét-> căm ghét, nằm vật ra dường-> nằm vật ra giường,
2. Dùng từ:
+ chiến tranh nội tâm -> đấu tranh
3. Câu:
+  Tình yêu làng của tôi nằm gọn trong tình yêu nước-> Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu đất nước (Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng)
+ Theo thói quen như thường lệ, tôi ra phòng thông tin nghe đọc báo-> bỏ chữ 1 trong 2 chữ có nghĩa giống nhau( thói quen, thường lệ)
V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu:
+ 9a1: Hằng, Phương Anh, Việt Anh
+ 9a2: Hà Phương, Hải Minh
    VI. Thống kê điểm:
Lớp
Điểm 9 – 10
Điểm 7 – 8
Điểm 5 – 6
Điểm 3 – 4
Điểm 1 -2
 9a1
 9a2
 9a2(34)
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
           + Về nhà soạn; trả lời các câu hỏi  bài  Bàn về đọc sách, liên hệ các loại sách của bản thâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_88_phong_cach_ho_chi_minh.docx