I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện.
II. Ổn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Tiến trình hoạt động:
*Giới thiệu bài mới
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII) Tiết 91,92: Bàn về đọc sách Tiết 93: Khởi ngữ Tiết 94: Phép phân tích tổng hợp Tuần 20 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Tiết 91,92: I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện. II. Ổn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Tiến trình hoạt động: *Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: - Cho học sinh đọc và tìm hiểu phần chú thích của SGK. - Giáo viên đọc mẫu văn bản(gọi học sinh đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luận. - Bố cục chia ra làm 3 phần: + Từ đầu...thế giới mới:sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. + Từ “Lịch sử...lực lượng “: cái khó khăn , cái nguy hại dễ găp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. + Từ “Đọc sách...học vấn khác” : bàn về phương pháp đọc sách. * Hoạt động 2: - Cho học sinh đọc lại đoạn 1. ? Qua lời bàn của tác giả em thấy việc đọc sách có ý nghia gì? Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm nung nấu suốt mấy nghìn năm nay. Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua. * Hoạt động 3. -Cho học sinh đọc lại đoạn 2. ? Theo em, đọc sách có dễ không? Tại sao? - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” => không kịp tiêu hóa, không kịp nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí nhiều thời gian và sức lực vào những cuốn sách không thực có ích. ? Theo ý kiến tác giả, chúng ta cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? - Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình. - Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. - Đọc thêm các loại sách thường thức, loại sách gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình. ? Đọc sách không đúng đưa đến kết quả ra sau? - Không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. * Hoạt động 4: - Cho học sinh đọc lại đoạn 3. ? Từ đó chúng ta cần có phương pháp đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả cao? - Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm, tích luỹ tưởng tượng. Nhất là đối với các quyển sách có giá trị. - Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và có hệ thống. - Đối với người nuôi chí lập nghiệp trong 1 môn học vấn thì đọc sách là 1 công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ. - Đọc sách ngoài để học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. ? Nguyên nhân cơ bản nào đã tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho VB “Bàn về đọc sách”? - Phân tích cụ thể bằng giọng trò chuyện tâm tình, thân ái để chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von cụ thể và thú vị. ? Cho học sinh nêu suy nghĩ sau khi tìm hiểu xong về bài “Bàn về đọc sách”? - Đọc có suy nghĩ, tìm hiểu nhất là sách có giá trị. - Không đọc tràn lan, đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Rèn luyện tính cách -> học làm người. * Hoạt động 5: - Cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng phần Ghi nhớ và luyện tập SGK/7. I.Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Tác gia-û Tác phẩm: (SGK/4) 2. Bố cục: - “ Từ đầu .. thế giới mới” - “Lịch sử...lực lượng “. - “Đọc sách...học vấn khác” II. Tìm hiểu văn bản: 1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách: -Kho tàng quý báo của di sản tinh thần nhân loại. - Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. - Làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới 2.Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách: -Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. - Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng. 3.Phương pháp đọc sách: Chọn cho tinh Đọc cho kỹ III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/7. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần I, II, làm bài tập. - Chuẩn bị bài : “ Khởi ngữ” @?@?@?@?&@?@?@?@? KHỞI NGỮ Tiết 93: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhận biết khởi ngữ để khỏi nhầm khởi ngữ với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”. Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Sử dụng tốt khởi ngữ, nhận biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng việt cho phép dùng nó ở đầu câu (trước các chủ ngữ) II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay? Nêu suy nghĩ của em về phương pháp đọc sách. Tiến trình hoạt động : * Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: - Cho HS đọc các ví dụ trong SGK/7.8 ? Chú ý những hình ảnh in đậm trong các câu và phân biệt từ ngữ đó với chủ ngữ có mặt trong câu chứa nó? Ông không thích. Anh không ghiền. Ta. Cả làng Việc ấy g. Ông giáo ấy. ? Hãy đặt các từ ngữ sau vào thay thế các từ ngữ in đậm trong mỗi câu? Về phần ông ... Về phần anh... Đối với 1 bài thơ hay.... Về việc xây cái làng ấy... ? Như vậy, các từ ngữ in đậm có phải là từ ngữ nêu lên cái đề tài liên quan tới việc bàn trong các câu chứa chúng hay không? Đúng như vậy. ? Thế nào là khởi ngữ ? Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ ( có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó. ? Nêu dấu hiệu dùng để phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu? - Trước từ ngữ làm khởi ngữ có thể có sẵn hoặc có thể thêm các quan hệ từ ngữ: về, đối với... - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. * Hoạt động 2:- Cho HS làm các bài tập SGK/8.9 Bài tập 1: Khởi ngữ trong các đoạn trích sau. a. Điều này b. Đối với chúng mình c. một mình d. làm khí tượng e. Đối với cháu -Bài tập 2: Viết các đoạn văn chuyển phần in đậm thành khởi ngữ a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm b. Anh hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được I. Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu: a. Ông b. Anh c.1 bài thơ hay d. xây cái làng ấy e. Cháu f . Thuốc, rượu --> Đứng trước chủ ngữ của câu. --> Nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó. --> Khởi ngữ *Ghi nhớ SGK/ 8 II. Luyện tập: Làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7/8.9.10 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập vào vở. - Soạn bài phép phân tích và tông hợp. @?@?@?@?&@?@?@?@?Tiết 94: Tiết 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích , tổng hợp trong làm văn nghị luận . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm và vai trò của khỡi ngữ trong câu ? - Những dấu hiệu để phân biệtkhởiûngữ với chủ ngữ của câu ? - Cho ví dụ ? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi của văn bản “ Trang phục” . ? Trước khi nêu trang phục đẹp là thế nào , bài viết đã nêu những hiện tượng gì về trang phục ? Mặc quần áo chỉnh tề ... đi chân đất . Đi giày có bít tất ... phanh hết nút áo . Tronh hang sâu ... váy xoè , váy ngắn ... Đi tát nước, câu cá ... chải đầu bằng sáp thơm. Đi đám cưới ... lôi thôi. Dự đám tang ... quần áo loè loẹt, cười nói vang vang. ? Các hiện tượng trên đã nêu lên nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người? Ăn cho mình, mặc cho người. Y phục xứng kỳ đức. ? Như vậy trong trang phục cần có những quy tắc ngầm nào cần tuân thủ? Quy luật ngầm của văn hóa. Đó là vấn đề ăn mặc chỉnh tề phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng; phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình với cộâng đồng. ? để làm rõ vấn đề “trang phục”bài văn đã dùng phép lập luận nào? Phép phân tích * Hoạt động 2: ? Nhận xét câu “ăn mặc ra sao... toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ? Phải , vì nó thâu tóm được các ý trong từng ví dụ cụ thể . ? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? Có phù hợp thì mới đẹp. Phải phù hợp với văn hóa, môi trường , hiểu biết và phù hợp với đạo đức. ? Như vậy bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ? - Tổng hợp. ? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? Cuối bài văn, cuối đoạn. Ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản. * Hoạt động 3: ? Nhận xét vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào? Để làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó. ? Phép phân tích giúp hiển vấn đề cụ thể như thế nào? và phép tổng hợp giúp nâng cao vấn đề như thế nào? - Phân tích là để trình bày từng bộ phận của 1 vấn đề và phơi bày nội dung sâu kín bên trong của 1 sự vật, hiện tư ... ớc – Bài thơ “Bếp lửa” Bằng Việt ( Đề 7/99-SGK) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: -Giáo viên viết đề lên bảng -Giáo viên cho một học sinh xác định lại đề bài , kiểu bài , nội dung cần nghị luận -Thân bài có mấy luận điểm ? Gồm những luận điểm nào? -Nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói -Điểm nói: Hình thức : 4 Nội dung : 5 Hoạt động 2: thực hành nói -Giáo viên cho lớp trưởng hoặc cán sự văn lên điều khiển -Giáo viên ghi nhận các hoạt động của học sinh ->cho điểm từng phần -Giáo viên nhận xét cách điều khiển và trình bày -Giáo viên cho 1 học sinh khá hoặc cán sự văn lên trình bày lại cả bài -Giáo viên nhận xét , bổ sung, cho điểm ->tuyên dương -Học sinh chuẩn bị bài làm của mình ở nhà -> đã phân công các bạn đại diện tổ -Học sinh đọc đề -Học sinh phát biểu theo yêu cầu của giáo viên -Học sinh phát biểu -Học sinh phát biểu -Hình thức : to , rõ , thay đổi ngữ điệu khi cần , quan sát lớp , tự tin -Nội dung:Đúng trọng tâm -Người điều khiển yêu cầu -Mỗi nhóm cử một bạn nói phần mở bài -Học sinh góp ý cho bạn (nếu cần) -Thân bài gồm 4 luận điểm -> Cho mỗi nhóm thực hiện 1 luận điểm ->Học sinh góp ý -Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày phần kết bài-> các bạn bổ sung , góp ý Đề: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt -Kiểu bài : nghị luận bài thơ -Nội dung : hình ảnh bếp lửa ->Tình bà cháu -Thân bài có 4 luận điểm -Yêu cầu tiết luyện nói -Học sinh ghi nhận cách mở bài hay của bạn -Học sinh ghi vào tập những ý hay của bạn Tổng kết: -Ưu điểm -Khuyết điểm -Tuyên dương Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà: Ôn lại lý thuyết -> cách làm , chuẩn bị Đề 6/99 Soạn : “Những ngôi sao xa xôi” @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 141,142: Những ngôi sao xa xôi Tiết 143: Chương trình địa phương (Phần tập làm văn) Tiết 144: Trả bài Tập làm văn số 7 Tiết 145: Biên bản Tuần 31 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Tiết 141-142: Lê Minh Khuê I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. - Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG. SGK, SGV, bảng phụ. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt văn bản “Bến quê”. - Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ. 3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Từ đó, có điều kiện để nhìn nhận hiện thực chiến tranh một cách toàn diện và thấu đáo hơn, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng cũng như phẩm chất cao cả của một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích. - Đọc tác phẩm: Chú ý giọng điệu, ngôn ngữ. - Nêu ngắn gọn tiểu sử tác giả. - Tóm tắt truyện. HĐ2: Tìm hiểu vai kể, tính cách các nhân vật. - Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Tác dụng ? (Chủ động thể hiện tư tưởng, tình cảm qua cái nhìn, cách cảm của cô TNXP Phương Định – ngôi 1). - Các nhân vật là ai ? (Định, Nho, chị Thao). Họ có những nét chung nào ? - Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. Theo em, ở nhân vật Phương Định, ta nhận thấy điều gì nổi trội nhất ? HS có thể thảo luận, đại diện từng tổ lên phát biểu (10 phút thảo luận). - Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của cô trong một lần phá bom như thế nào ? (Đến gần quả bom, cảm thấy ánh mắt chiến sĩ, không sợ nữa, sẽ không đi khom, cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất lấp lại, nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ, có nghĩ đến cái chết, liệu mìn, bom có nổ). Em có nhận xét gì về giọng kể, qua đó em có nhận xét gì về cô trong khi làm nhiệm vụ ? - Những chi tiết nào nói về tình yêu thương đồng đội và tính cách dịu dàng của cô ? - Tâm trạng của Phương Định khi phát hiện mưa đá như thế nào ? - Em có nhận xét gì về hình ảnh trong đoạn miêu tả nỗi nhớ của Phương Định. Qua đó, em hãy nêu cảm nhận của mình về tâm hồn cô (thảo luận). - Nhận xét đặc điểm nghệ thuật của truyện ? (Truyện ngắn, thuật lại ở ngôi thứ nhất ® thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm. Miêu tả kết hợp với kể chuyện, giọng kể thay đổi theo hoàn cảnh rất tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật: trẻ trung, hồn nhiên, đầy nữ tính). HĐ3: Tổng kết. HS nêu cảm nhận của mình về các nhân vật, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. I- Đọc và tìm hiểu chú thích. - Lê Minh Khuê: 1949, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, TNXP thời chống Mỹ, viết văn đầu những năm 1970. Sau 1975, bám sát những đổi mới. - Tóm tắt: (HS tự làm). II- Tìm hiểu văn bản. Ngôi kể: Phương Định, ngôi 1 2. Nhân vật: Phương Định, Nho, Thao. - Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy: san lấp đường, phá bom. - Những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhiệm cao và tình đồng đội gắn bó. - Mỗi người có cá tính riêng. 3. Nhân vật Phương Định: * Con gái Hà Nội, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ. * Trong một lần phá bom: - “ đến gần quả bom cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ không sợ không đi khom cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất, chạy lại chỗ núp nép người vào bức tường nhìn đồng hồ có nghĩ đến cái chết”. ® Chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh. - “ moi đất bế Nho đặt lên đùi rửa cho Nho tiêm cho Nho”. ® Dịu dàng, yêu đồng đội. Một nữ thanh niên xung phong đáng khâm phục. * Sau cuộc chiến: - “ mưa đá cha mẹ ơi chạy vào chạy ra vui thích cuống cuồng”. - “ mưa tạnh tiếc thẫn thờ nhớ mẹ cái cửa sổ ngôi sao bầu trời thành phố bà bán kem trẻ con con đường những ngọn đèn hoa công viên quả bóng” ® Phương Định vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết, lắng sâu. III- Tổng kết. Ghi nhớ (SGK). IV- Luyện tập. SGK. @?@?@?@?&@?@?@?@? ÔN TẬP TRUYỆN Tiết 143: I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Nắm chắc các tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nhân vật chính, cốt truyện, nội dung và đặc sắc nghệ thuật. - Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống. II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG. SGK, SGV. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ 1: GV cho HS phát biểu, ghi vào bảng liệt kê tác phẩm: TT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ NƯỚC NĂM S. TÁC TÓM TẮT NỘI DUNG (GV sử dụng bảng thống kê ở SGV, tập II, trang 153). HĐ 2: Cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam: - Đất nước khó khăn, liên tiếp chống ngoại xâm, nhân dân vừa lao động vừa chiến đấu (“Làng, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi”). - Con người Việt Nam nổi bật lên tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, tinh thần lao động cần cù, tình nghĩa thủy chung: + Ông Hai. + Ông Sáu. + Anh thanh niên. + Các cô TNXP. + Khang (công nhân HTX). Con người cũng có những trăn trở: Nhĩ (“Bến quê”). Cùng cống hiến, góp phần xây dựng và bảo vệ cuộc sống mới. HĐ 3: Nhận xét về một số nhân vật: - Ông Hai: yêu làng một cách đặc biệt, gắn với yêu kháng chiến. - Anh thanh niên: có ý thức trách nhiệm cao, hy sinh cái riêng cho cuộc đời chung. - Ông Sáu: tình cha con thắm thiết trong kháng chiến. - Khang: chủ nhiệm HTX có trách nhiệm, sống nghĩa tình. - Phương Định: cô gái TNXP gốc Hà Nội, có cá tính, gắn bó với kỷ niệm, thương yêu đồng đội. HĐ 4: Tóm tắt, phân tích một số nhân vật. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 Tiết 144: I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. HS thể hiện kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm văn học. Qua đó, GV có cơ sở khẳng định khả năng qua việc đánh giá bài làm của các em. II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Lý thuyết nghị luận TPVH. 3. Trả bài TLV: - GV ghi lại đề bài lên bảng. - Hướng dẫn HS nêu các yêu cầu của đề. - Nêu cách giải quyết đề bài trên. - Lập dàn ý. - Nhận xét lỗi từng phần của HS, sửa lỗi. 4. Củng cố: GV đọc 1, 2 bài hay. Tiết 145: BIÊN BẢN I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. HS nắm được mục đích yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản. II- PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG. SGK, SGV, một vài biên bản. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Tổng kết ngữ pháp. 3. Bài mới: Giới thiệu các trường hợp viết biên bản. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: GV cho HS đọc 2 biên bản. HĐ2: Thảo luận nhóm, trả lời: - Mục đích của biên bản (ghi gì ?) - Yêu cầu về nội dung, hình thức. - Phân loại biên bản. - Cách viết biên bản. Đại diện 4 tổ trả lời. HĐ3: HS đọc Ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập: theo SGK. Cho mỗi tổ làm 2 biên bản khác nhau (trang 123, 124 SGK). GV nhận xét. I- Đặc điểm của biên bản. - Biên bản hội nghị - Biên bản sự vụ II- Cách viết biên bản. - Phần mở đầu. - Phần nội dung. - Phần kết thúc. (SGK, trang 126). III- Luyện tập. Bài tập 1, 2. Bài 2 về nhà làm. 4. Củng cố: GV yêu cầu HS nêu mục đích, đặc điểm, cách viết từng phần của biên bản. 5. Hướng dẫn HS học tập ở nhà: Làm bài tập 2, trang 126 và chuẩn bị văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tài liệu đính kèm: