Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Qua tâm trạng cảm nhận được tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều

 Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

 Thấy đươc tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du và nghệ thuật miêu tả

 của tác giả

- Kỹ năng: RLKN phân tích nội tâm nhân vật

- Thái độ: Cảm thông với số phận bất hạnh của nhân vật

II. CHUẨN BỊ:

GV: Tham khảo “chân dung truyện Kiều”

 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

Trao đổi, phát vấn + diễn giảng

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 31 	 Ngày dạy:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Qua tâm trạng cảm nhận được tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều
 Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
 Thấy đươc tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du và nghệ thuật miêu tả 
 của tác giả
Kỹ năng: RLKN phân tích nội tâm nhân vật
Thái độ: Cảm thông với số phận bất hạnh của nhân vật
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo “chân dung truyện Kiều”
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Trao đổi, phát vấn + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Hãy phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
- Nhan sắc: vẻ đẹp hài hoà, sắc sảo
- Tài năng: đạt tới mức độ lý tưởng
- Tình cảm: đa sầu , đa cảm
=> Là sự kết hợp giữa nhan sắc, tài năng và tình cảm
b) Đọc thuộc lòng đoạn trích “cảnh ngày xuân” và nêu nội dung của đoạn.
- Bầu trời trong sáng, không gian trong trẻo
- Cảnh vật như mới mẻ tinh khôi
- Màu sắc nhẹ nhàng thanh khiết với hình ảnh bông hoa đã làm cho cảnh vật trở nên sinh động.
3. Bài mới:	
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV hướng dẫn cách đọc 
Gọi h/s đọc bài
Giải thích các chúi thích khó
Em có nhận xét gì về vị trí của đoạn trích? Nằm ở phần nào của tác phẩm? 
(Ở phần 2: Gia biến và lưu lạc)
Về bố cục văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung? (Chia làm 3 phần)
Gọi h/s đọc 6 câu thơ đầu
Hãy nhận xét hoàn cảnh của Thúy Kiều trong đoạn thơ này? (Bị giam lỏng)
“ Khóa xuân “ nghĩa là gì? ( Khóa tuổi xuân)
Hãy phân tích không gian ở lầu Ngưng Bích (Mênh mông, hoang vắng)
Cảnh “ non xa, trăng gần “ gợi lên hình ảnh gì?
Không gian được mở ra theo những chiều nào? (Rộng, xa, cao)
H/a “ cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” còn gợi khung cảnh ntn? (Khung cảnh ngổn ngang)
Thời gian qua cảm nhận của thúy Kiều có gì đáng chú ý? (Là sự tuần hoàn giam hãm con người)
Qua đó cho thấy Kiều trong một hoàn cảnh ntn? (Cô đơn, tuyệt vọng)
Từ đó có thể thấy Kiều đang có tâm trạng ntn? Thông qua từ ngữ nào? (Tâm trạng cô đơn, nhớ nhung)
Trong cảnh ngộ đó Thúy Kiều đã nhớ về ai? (Nhớ về Kim Trọng)
Vì sao nàng nhớ tới Kim Trọng? Nhớ như vậy có hợp lý không? (Hoàn toàn hợp lý)
Nhớ tới Kim Trọng Kiều đã nhớ những gì? Kiều hình dung ra những gì? (Kim Trọng đang chờ mình)
Câu thơ “Tấm sonphai” hiểu ntn?
Tiếp theo Kiều nhớ về ai? (Nhớ về cha mẹ)
Nỗi nhớ của Kiều thể hiện ntn?
Thuật ngữ “quạt nồng ấp lạnh” nói lên tấm lòng gì của nàng? (Tấm lòng hiếu thảo)
Nàng tưởng tượng ra cảnh quê nhà ntn? (Quê nhà đã thay đổi)
Em đánh giá gì về cảnh ngộ của Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Nàng là người ntn?
Em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình? (Tả cảnh để bộc lộ tình cảm)
Cảnh ở đây là thực hay hư?
Cảnh vật có gì chung khi diễn tả tâm trạng? Thông qua từ ngữ nào? (Cảnh vật buồn, buồn trông)
Cảnh vật có nét gì riêng? (Từ nỗi buồn đến nỗi lo sợ)
Cảnh được nhìn qua tâm trạng
Cảnh : xa – gần
Màu sắc : nhạt – đậm
Aâm thanh: tĩnh – động
Buồn – lo sợ
G/v khái quát, gọi H/s đọc ghi nhớ
A, Kiều ở lầu Ngưng Bích :
I . Đọc diễn cảm văn bản :
II. Phân tích văn bản :
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều:
“Khóa xuân” – Kiều bị giam lỏng
Không gian : mênh mông, hoang vắng
“ Non xa, trăng gần” Lầu Ngưng Bích như chơi vơi giữa sự mênh mông
Thời gian: “mây sớm, đèn khuya”
Là sự tuần hoàn khép kín, giam hãm con người
Hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng
“Như chia tấm lòng” Tâm trạng cô đơn và nhớ nhung
Tâm trạng nhớ nhung của Thúy Kiều:
Kiều nhớ tới Kim Trọng
“Tướng người” : nhớ lời thề đôi lứa
“ rày trông, mai chờ” hình dung Kim Trọng đang chờ mình
Nhớ về cha mẹ
“Xót người” thương mà xót
“Quạt nồng , ấp lạnh” tấm lòng hiếu thảo
Là người tình thủy chung, người con hiếu thảo và có tấm lòng vị tha
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả:
Điệp từ “ buồn trông” : Tâm trạng buồn
Cảnh buồn xa xa : nỗi buồn xa quê
Hoa trôi man mác : nỗi buồn cho số phận
Một màu xanh xanh: nỗi buồn vô định
Aàm ầm tiếng sóng: nỗi lo âu kinh sợ
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố và luyện tập: 
Em có nhận xét gì về tâm trạng của Kiều qua đoạn trích
Tâm trạng cô đơn tuyệt vọng
Nhớ nhung, buồn bã và lo sợ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Học thuộc nội dung đoạn trích
	- làm và trình bày bài tập 2 vào vở BT
	- Chuẩn bị bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:32 	 Ngày dạy:
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự
Kỹ năng: RLKN vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
Thái độ: có ý thức kết hợp nhiều yếu tố trong một văn bản 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Văn bản mẫu 
HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Goi h/s đọc ví dụ
Đoạn trích trên kể về trận đánh nào? (Trận Ngọc Hồi)
Vua Quang Trung xuấ hiện ntn? Ông làm gì? (Quang Trung xuất hiện để chỉ huy trận đánh)
Hãy chỉ ra các yếu tốmiêu tả trong đoạn văn trên? (H/sliết kê trong SGK)
Các chi tiêt đó nhằm thê hiện những đối t/g nào? (Quân ta-quân địch-vua Quang trung)
Cho h/s đọc ví dụ C
Các sự việc đã được nêu đầy đủ chưa?
Hãy nối các sự việc ấy thành đoạn văn (Tóm tắt lại sự việc)
Nếu chỉ kể lại sự việc như thế thì câu chuyện có sinh động? Vì sao? (Không-chưa nêu được diễn biến chi tiết)
Nhờ đâu mà đoạn văn của Ngô gia văn phái trở nên sinh động? (Nhờ vào yếu tố miêu tả)
Vậy miêu tả có tác dụnggì? (Làm cho bài văn hấp dẫn, gợi cảm, sinh động)
Gv khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ
Gọi h/ đọc bài tập 1và 2
Chia lớp làm 4 nhóm
Nhóm 1+2 làm bài tập 1
Nhóm 3+4 làm bài tập 2
Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét
G/v đánh giá
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
* Ghi nhớ: SGK
II.Luyện tập:
 1.-Khuôn trăng, nét ngài
 - Hoa cười ,ngọc thốt
 - Làn thu thủy
 - Hoa ghen,liểu hờn
 2. Cảnh màu xuân
 - Éùn đưa thoi
 - Cỏ non xanh
 - Hoa lê trắng
4. Củng cố và luyện tập: 
- Miêu tả có tác dụng gì trong văn tự sự ?
- Làm cho câu chuyện trở nên gợi cảm hấp dẫn và sinh động
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắn lại nội dung bài
- Làm bài tập số 3 vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài viết số 2
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết:33 	 Ngày dạy:
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ
 Nắm được nghĩa của từ
Kỹ năng: RLKN sử dụng từ 
Thái độ: có ý thức sử dụng từ đúng ngữ cảnh. 
II. CHUẨN BỊ:	
GV: Các ví dụ minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ có những đặc điểm gì? Cho ví dụ (10đ)
- thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.
- Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm
- H/s cho ví dụ
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi h/s đọc ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Em hiểu t/g muốn nói gì? (TV có khả năng lớn để diễn đạt - Cần trau dồi vốn ngôn ngữ của mình)
Hãy xác định lỗi diễn đạt trong các ví dụ trên.
 a) Thừa từ “đẹp”
b) Sai từ “dự đoán”
Sai từ “đẩy mạnh”)
Vì sao lại có những lỗi này? (Không biết dùng từ)
Muốn biết dùng từ cần làm gì? (Cần trau dồi vốn từ)
GV khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ.
Gọi h/s đọc ý kiến của Tô Hoài trong SGK
Nhà văn muốn nói điều gì? (Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du )
Nguyễn Du trau dồi vốn từ ntn?
Vậy em phải làm gì để tăng vốn từ của mình ? (Trau dồi vốn từ)
GV khái quát và gọi học sinh đọc ghi nhớ
Chọn cách giải thích đúng trong bài tập 1
Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Chế Lan Viên muốn nói gì ?
Hãy bình luận ý kiến trên
Gọi h/s đọc bài số 5
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Phân biết nghĩa của các từ trên.
Rèn luyện để nắn vững nghĩa của từ và cách dùng từ :
Ghi nhớ : SGK
Rèn luyện để làm tăng vốn từ :
Ghi nhớ :SGK
Luyện tập:
1. Cách giải thích nào đúng?
 a) Hậu quả
 b) Đoạt
 c) Tinh tú
 2. Xác định nghĩ của yếu tố HV
 a) Tuyệt : Dứt, không còn gì (Tuyệt chủng, tuyệt giao,tuyệt tự, tuyệt thực).
Tuyệt: nhất, cực kỳ:(Gồm càc từ còn lại)
 b) Đồng: Cùng, giống (đồng âm, đồng bào)
 Đồng : Trẻ em (Đồng ấu, đồng giao, đồng thoại)
 Chất đồng : Trống đồng.
 3. a) Sai từ : im lặng
 b) Sai từ thành lập
 c) Sai từ cảm xúc
 4. TV trong sáng và giàu đẹp, thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân ,muốn gìn giữ ta phải học tập lời ăn tiếng nói của họ 
 5. Em sẽ làm gì để tăng vốn từ ?
- Quan sát lắng nghe xung quanh, đài báo
- Đọc sách báo
- Ghi chép nhữnh điều nghe thấy
 6. a) Điểm yếu
 b) Mục đích cuối cùng
 c) Đềø đạt
 d) Láu táu
 e) Hoảng lọan 
7. Phân biệt nghĩa 
- Nhuận bút : Trả tiền cho người viết tác phẩm
- Thù lao : trả công lao động
- Lược khảo: nhgiên cức khái quát
- Lược thuật: Kể tóm tắt
 8. Tìm các từ nghép láy tương tự
Bàn luận, đấu tranh, cầu khẩn, bảo đảm, cực khổ, thương yêu, ước ao, bề bộn, dạt dào, đày đọa, hắt hiu, hững hờ
4. Củng cố và luyện tập: 
 Gọi h/s đọc lại 2 ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 Học thuộc nội dung bài (ghi nhớ)
 Làm bài tập 9
 Chuẩng bị bài “Tổng kết về từ vựng”
V- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:34+35 	 Ngày dạy:
BÀI VIẾT SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
 Biết vận dụng kiến thức để thực hành viết bài
Kỹ năng: RLKN diễn đạt trình bày
Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả khi kể chuyện 
II. CHUẨN BỊ:
GV: đề bài kiểm tra
 HS: Chuẩn bị giấy và làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thực hành tạo lập văn bản
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV ghi đề
Gọi h/s đọc lại đề bài
GV nêu yêu cầu
(Kết hộp sử dụng yếu tố miêu tả)
 Đề bài:
Có lần en cùng bố mẹ (anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
 Đáp án
MB: GT về bối cảnh xảy ra (2đ)
TB: - Kể lần lược theo trình tự của chuyến đi thăm (3đ)
 - Kết hợp với miêu tả (3đ)
KB: Nêu cảm nghĩ cá nhân (2đ)
4. Củng cố và luyện tập: 
 GV thu bài và nhận xét
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 Chuẩn bị bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
V-RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 ngan gon cho GV gioi(6).doc