Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 108 đến tiết 120

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 108 đến tiết 120

Ngh ị luận về một vấn đề

tư tưởng đạo lý

A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS: -Nắm được 1 kiểu bài nghị luận về 1 v/đ tư tưởng đạo lý

 -Rèn kỹ năng nhận diện và viết được 1 văn bản n/luận về 1 v/đ tư tưởng đạo lý

B.Chuẩn bị:

GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu

HS: Soạn bài

 C.Tiến trình lên lớp:

1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

2.Bài mới

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 108 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Thái độ của t/giả ra sao đ/v loài sói này? (Sống có hại,chết vô dụng)
? Buy-phông là vậy,còn La Phông-ten cảm nhận chó sói ntn?
? Em cảm nhận được đặc tính gì của sói từ nhận xét của 2 t/giả? (Tàn bạo,đói khát)
? Tuy nhiên cách nhìn nhận của La Phông –ten có gì đặc biệt?
? Vì sao cách nhìn nhận ,p/tích của 2 t/giả có những điểm giống và khác nhau như vậy?
? Từ cái nhìn trên mà h/ảnh con chó sói hiện lên ntn?và t/cảm của t/giả ra sao đ/v nó?
(vừa ghê sợ vừa đáng thương,sói là tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh)
GV: T/gia H.Ten cho rằng:Nếu nhà KH chỉ thấy con sói là 1 con vật có hại thì nhà thơ với đầu óc phóng khoáng hơn lại phát hiện ra những khía cạnh khác.
? Theo em hiểu “Đầu óc phóng khoáng hơn của nhà thơ”nghĩa là thế nào?
? Với h/tượng chó sói,em đồng ý với cách nhận xét của t/giả nào?vì sao?
*.Hoạt động 5:Tìm hiểu NT nghị luận và tổng kết
? Để nêu bật h/tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của LP-ten,t/giả đã dùng phép lập luận gì?
(chủ yếu là so sánh,đối chiếu không chỉ lúc p/tích mà ngay cả khi nâng lên,khái quát )
? Bố cục, trình tự lập luận VB ra sao? 
(Chặt chẽ, ttự 3 bước. Ngoài ra, giữa các câu trong đoạn,các đoạn trong bài có sự liên kết. Nối ý phần1 với phần 2 = từ “còn”=>đó là sự liên kết liệt kê. Nối câu = các từ:chỉ,thậm chí,và,thế(phần1) ngay,cũng,nhưng,nếu.thì(phần2)HS tìm ra những câu chứa những từ đó->GV tích hợp :Sự liên kết câu,đoạn văn ở tiết 109)
? Theo em, mục đích nghị luận của t/giả H.Ten là gì?
HS: đọc ghi nhớ/sgk
 * Hướng dẫn về nhà: :-Học bài
 -Soạn bài nghị luận về 1 v/đ tư tưởng,đạo lý
*.Rút kinh nghiệm:
.
----------P-----------
Ngày soạn12/02/08 Ngày dạy15/02/08
Tiết 108:
Ngh ị luận về một vấn đề 
tư tưởng đạo lý
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: -Nắm được 1 kiểu bài nghị luận về 1 v/đ tư tưởng đạo lý
 -Rèn kỹ năng nhận diện và viết được 1 văn bản n/luận về 1 v/đ tư tưởng đạo lý
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
2.Bài mới 
 Hoạt động của thầy và tro
 Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu bài văn sgk
H S:đọc văn bản (2 lần).
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi/sgk
? Văn bản bàn về v/đề gì?
? Văn bản có bố cục mấy phần? Chỉ ra nội dung từng phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau?
? Hai ví dụ cụ thể ntn?
? Em hãy tìm đọc những câu nêu luận điểm chính trong bài?
(VD: “Nhà KH.tư tưởng ấy”
 - “Tri thứcsức mạnh”
- “Rõ ràng không được”
- “Tri thứccách mạng”
- “Tri thứctri thức”
- “Họ không biết rằnglĩnh vực”
? Các luận điểm đã diễn đạt được rõ ràng,dứt khoát ý kiến của người viết chưa? Hãy chỉ ra điều đó?
? Theo em,văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu?Cách lập luận đó có tác dụng gì?
? Như vậy bài nghị luận tư tưởng đạo lý có gì khác bài nghị luận hiện tượng đ/s?
GV: g/thiệu thêm về sự khác nhau của 2
bài nghị luận 
I.Tìm hiểu bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý:
1.Văn bản: Tri thức là sức mạnh
a.VB bàn về giá trị của tri thức KH và vai trò của người có tri thức trong sự p/triển của XH
b.VB chia làm 3 phần:
-Phần mở bài:(đoạn 1) Nêu vấn đề
-Phần thân bài: (đoạn 2,3) Nêu 2 VD chứng minh tri thức là sức mạnh
 + 1 đoạn nêu tri thức có thể cứu 1 cái máy thoát khỏi số phận đống phế liệu
 + Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của CM(Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đ/góp cho cuộc kh/chchống Pháp,Mỹ và công cuộc x/dựng đất nước)
-Phần kết bài:(đoạn 4) Phê phán 1 số người không biết quí trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ
->Các phần có mối liên hệ chặt chẽ
 +Mở bài:Nêu v/đề cần bàn
 +Thân bài:Lập luận,c/minh v/đề
 +Kết bài: Mở rộng v/đề đã bàn bạc
*Các câu mang luận điểm chính trong bài:
-Đoạn 1: Câu 1,2
-Đoạn 2: Câu đầu
-Đoạn 3:Câu đầu
-Đoạn 4: Câu đầu+câu cuối
*Các luận điểm:đã diễn đạt rõ ràng,dứt khoát ý kiến của người nói là muốn tô đậm,nh/mạnh 2 ý
-Sức mạnh của tri thức
-Vai trò to lớn của tri thức trong mọi lĩnh vực đ/s
*Văn bản:đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu->có sức thuyết phục
*Sự khác nhau:
Nghịluận h/tượng đ/s
-Từ sự việc h/tượng đ/s mà nâng lên v/đ tư tưởng
Nghị luận tư tưởng đ/lý
-Từ tư tưởng th/độ,sau khi giải thích,c/minh làm sáng tỏ các tư tưởng,đạo lý q/trọng đv đ/s con người 
- Về xuất phát điểm:+ Nghị luận XH: từ sự thực đ/s mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ 
 + Nghị luận tư tưởng, đạo lý thì xuất phát từ tư tưởng, đạo lý sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật c/sống để c/m nhằm trở lại kđịnh (hay p/định) 1 tư tưởng nào đó. Đây là nghị luận nghiêng về tư tưởng, khái niệm, lý lẽ nhiều hơn-> Các phép lập luận giải thích, phân tích, khái niệm, tổng hợp được vận dụng nhiều 
=>Rút ra ghi nhớ
? Vậy theo em thế nào là nghị luận 1 v/đ tư tưởng, đạo lý?
? Yêu cầu ndung bài nghị luận này là gì?
? Về kthức bài nghị luận baot đảm y/c gì?
HS đọc ghi nhớ/sgk
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bước 1: HS đọc vbản(BT)
Bước 2: Trả lời câu hỏi tìm hiểu
? Văn bản thuộc loại nghị luận nào?
? Vbản nghị luận v/đ gì? Chỉ ra luận điểm chính của vbản?
? Phép lập luận chủ yếu trong vbản là gì?
? Cách lập luận đó có sức t/phục ra sao?
GV: Chốt lại kthức bài học
* Ghị nhớ/sgk.
II. Luyện tập
Văn bản: Thời gian là vàng
1.Vbản thuộc loại nghị luận tư tưởng, đạo lý
2.Vbản nghị luận v/đ gtrị của tgian
Các l/điểm chính của từng đoạn
 - Thời gian là sự sống
 - Thời gian là thắng lợi
 - Thời gian là tiên
 - Thời gian là tri thức
3.Phép lập luận chủ yếu là phân tích, c/minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện ctỏ thời gian là vàng. Sau những luận điểm là những d/c c/minh-> có sức t/phục
. *Hướng dẫn về nhà: -Học bài
-Soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn
--- - - ----P-----------
Ngày soạn:13/02/08 Ngày dạy15/02/08
Tiết 109:
 Liên kết câu và liên kết đoạn văn
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: -Nâng cao hiểu biết và sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học
 -Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn 
 -Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu,bảng phụ(ghi 2 đoạn văn-mục I.II)
HS: Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là thành phần phụ chú?(làm bài tập 5-tiết 103) 
2.Bài mới 
 Hoạt động của thầy và tro
 Nội dung
*Hoạt động:Hình thành k/niệm liên kết nội dung và liên kết h/thức
GV: treo bảng phụ(HS đọc đoạn văn)
? Đoạn văn bàn về v/đ gì?
? Theo em,nghệ sĩ phản ánh thực tại ntn?
(Thông qua những suy nghĩ,t/c cá nhân)
?Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
? Những nội dung ấy có q/hệ ntn với chủ đề đoạn văn?
? Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
(C1:T/p NT làm gì?(p/ảnh thực tại)
 C2:P/ảnh thực tại ntn?(tái hiện và sáng tạo)
 C3:Tái hiện và sáng tạo để làm gì?)
GV:chốt lại:liên kếtn/dung(chủ đề,lô gíc)
? Mối q/hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
(chú ý từ ngữ in đậm)
(GV:gợi ý:từ nào được lặp lại,thay thế.)
? Đoạn văn có sự liên kêt. Vậy thế nào là sự liên kết?
? Có mấy kiểu liên kết?Đó là những kiểu nào?
? Liên kết nội dung được hiểu ra sao?
? Liên kết h/thức đượcthể hiện bởi những b/pháp nào?
GV: có thể hệ thống hóa ghi nhớ = sơ đồ
HS: đọc ghi nhớ /sgk
?Giả sử các câu trong đoạn các đoạn trong bài không có sự liên kết thì bài văn sẽ ntn?
*.Hoạt động2:Hướng dẫn l/tập
HS: đọc đoạn văn(bảng phụ)
-Nhóm1,2, thảo luận ý chủ đề đoạn văn?Nội dung các câu phụ thuộc vào chủ đề ấy ntn?
-Nhóm 3,4:Nêu những trường hợp cụ thể để thấy sự sắp xếp các câu là hợp lý?
-Nhóm 5,6:Tìm hiểu các phép liên kết về h/thức giữa các câu trong đoạn văn
->Đạidiện nhóm lên bảng trình bày
I.Khái niệm liên kết:
1.Ví dụ: Đoạn văn/sgk
Đoạn văn bàn về cách nhà văn phản ánh thực tại
Đây là 1 trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung của VB:Tiếng nói của văn nghệ
(Quan hệ bộ phận-toàn bộ)
-Nội dung mỗi câu:
+Câu1:T/phẩm NT phản ánh thực tại
+Câu2:Khi p/ánh thực tại,người nghệ sĩ muốn nói 1 điều mới mẻ
+Câu3:Cái mới mẻ ấy là lời gửi của văn nghệ
=>Các nội dung đều hướng vào chủ đề đoạn văn(Liên kết chủ đề);Trình tự các ý hợp lô gíc(liên kết lô gíc)
-Mối liên hệ giữa nội dung các câu trong đoạn văn thể hiện ở:
+Phép lặp từ ngữ:Tác phẩm-tác phẩm
+Từ cùng trường liên tưởng với t/p:Nghệ sĩ(nhà thơ,t/giả)
+Từ thay thế:nghệ sĩ –anh
+Quan hệ từ:nhưng
+Từ đồng nghĩa: “cái đã có rồi”với “những vật liệu mượn ở thực tại”
=>Sự liên kết hình thức
2.Ghi nhớ/sgk
Sự liên kết –Nội dung:+Liên kết chủ đề
 +Liên kết lô gíc
 _Hình thức:+phép lặp
 +phép thế
+đ/nghĩa,t/nghĩa,l/tưởng +phép nối 
(Trong đại bộ phận các trường hợp liên kết h/thức thể hiện liên kết nội dung)
II.Luyện tập:
1.Chủ đề chung đoạn văn:Kh/định năng lực trí tuệ của con người VN và q/trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục
(Đó là sự thiếu hụt về kthức,khả năng thực hành và sáng tạo chủ yếu do cách học thiếu th/ minh gây ra)
-Nội dung các câu đều hướng về chủ đề ấy
*.Trình tự sắp xếp các câu: là hợp lý
Câu1:K/định những điểm mạnh hiển nhiên của con người VN 
Câu2:K/định tính ưu việt của những đ/ạnh đó
Câu3:K/định những điểm yếu
Câu4:P/tích những b/hiện cụ thể của cái yếu yếu
Câu 5:K/định n/vụ cấp bách là phải khắc phục hạn chế để đáp ứng sự p/triển của nền KT mới
2.Phép liên kết:Đồng nghĩa(C1-C2) phép nối (C2-C3) (C3- C4) phép lặp(C4-C5) (C5-C1)
.*Hướng dẫn về nhà: -Học bài
 -Phân tích sự liên kết trong đoạn “Cái mạnh của ..vật cản ghê gớm”
 -Soạn bài:Luyệ tập liên kết câu,đoạn văn
 (tổ1:bài 1;Tổ2:bài2 ; Tổ3:bài3 ;Tổ4:bài4 )
*.Rút kinh nghiệm:
..
..
..

 --- - - ----P-----------
Ngày soạn14/02/08 Ngày dạy17/02/08
Tiết 110:
Luyện tập 
liên kết câu,liên kết đoạn văn
A.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh: -Củng cố lại kiến thức về liên kết câu,liên kết đoạn văn
 -Nhận diện được các phép liên kết câu.liên kết đoạn văn
 -Biết sử dụng phép liên kết câu,đoạn văn hợp lý 
B.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu
HS: Soạn bài,bài tập (bảng phụ) theo qui định
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là sự liên kết?Có mấy kiểu liên kết câu,đoạn văn?Tìm phép liên kết trong phần về nhà?
2.Bài mới 
 Hoạt động của thầy và tro
 Nội dung
*Hoạt động:GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các tổ
*.Hoạt động2:HS làm bài tập
Tổ1 đọc yêu cầu bài 1
Đại diện tổ lên bảng trình bày phần đã chuẩn bị,các tổ khác theo dõi bổ sung
HS:tổ 2 lên trình bày phần bài tập 2(đã chuẩn bị ở nhà)
Tổ 3 đọc yêu cầu bài 3 và cử đại diện lên trình bày
GV: đọc yêu cầu bài 4 ,đại diện tổ 4 lên trình bày
GV: cho bài tập thêm,HS làm vào phiếu học tâp,GV thu 10 em chấm
Bài1:Ph ...  này->
*.Hoạt động2:Các bước làm bài
HS: đọc đề bài /sgk
HS: nhắc lại 4 bước cơ bản để làm bài văn nghị luận nói chung
? Em hãy tìm hiểu nội dung,yêu cầu cụ thể của đề bài trên?
? Dựa vào gợi ý/sgk,em hãy liệt kê những ý cần tìm để làm bài?
? Tình yêu làng yêu nước của ông Hai được biểu hiện ntn?
(Gợi ý:Qua những tình huống ra sao?được diễn đạt qua những chi tiết ntthế nào?)
? Em hãy nhắc lại bố cục của bài nghị luận nói chung?
? Dựa vào mở bài/sgk,em hãy xác định n/vụ của mở bài?
? Nhiệm vụ chính của thân bài là gì?
? Kết bài,em thường viết gì?
*.Hoạt động3 HS viết bài
GV lưu ý HS những luận điểm phải rõ ràng,có p/tích,c/m = d/c cụ thể trong t/p
HS: đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động4:Hướng dẫn luyện tập
HS: đọc yêu cầu đề bài
? Vấn đề nghị luận là gì?
? Phần mở bài g/thiệu những gì?
? Văn bản có những nét ND,NTcơ bản nào?
GV: gợi ý HS những hướng mở bài
-Từ số phận chung của người p/nữ qua 2 câu thơ của NDu “Đau đớn thay.lời chung”
-Từ h/cảnh XH->t/p
HS: phát hiện l/điểm cơ bản về ND 
HS: viết bài:4 bàn:mở bài
 4 bàn:Nội dung
 4 bàn:nghệ thuật
GV: gọi trình bày,khuyến khích cho điểm những em làm tốt
I.Đề bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
Đề bài/sgk
1.Vấn đề nghị luận:
Đề1:Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong XH cũ
Đề2:Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề3:Nghị luận về thân phận n/vật
Đề4:Nghị luận về đ/s tình cảm gia đình trong ch/tranh
2.Từ “suy nghĩ”xuất phát từ sự cảm,hiểu của mình để nhận xét, đánh giá t/p trên cơ sở 1 tư tưởng,góc nhìn nào đó
-Từ “phân tích”xuất phát từ t/p(cốt truyện,n/v,tình tiết,sự việc)để lập luận->nhận xét,đánh giá
(Trình bày những nhận xét,đánh giá phải có lý lẽ,lập luận đồng thời phải qua p/tích,c/m= những d/c cụ thể
-Kết hợp đồng thời linh hoạt nhiều phép lập luận:g/thích,p/tích,c/m)
II.Các bước làm bài:
Đề bài:Suy nghĩ về n/v ông Hai trong truỵên ngắn “Làng”của Kim Lân
a.Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu:nghị luận về n/v trong t/p
-Kiến thức”Sự hiểu biết của bản thân về n/v ông Hai trong t/p “Làng”
b.Tìm ý:
Phẩm chất điển hình của ông Hai:Tình yêu làng,gắn bó,hòa quyện với lòng yêu nước(nét mới trong đ/s tnh thần của người nông dân thời chống pháp)
-Biểu hiện của phẩm chất:
+Tình huống:+Đi tản cư nhớ làng
 +Theo dõi tin tức kh/chiến
 +T/trạng khi nghe tin làng theo giặc
 +Niềm vui khi tin đồn được cải chính 
+Nghệ thuật:+Tình huống đ/đáo
 +Miêu tả tâm lý nhân vật
 +H/thức trần thuật(đ/thoại,độc thoại)
-Ý nghĩa của t/cảm mới mẻ ấy của n/v(sức mạnh tạo nên sự ch/thắng của DT)
2.Lập dàn ý:
a.Mở bài+:G/thiệu t/p “Làng”,n/v ông Hai
 +Đánh giá khái quát thành công t/p
b.Thân bài:Triển khai các nhận định về lòng yêu làng,yêu nước của ông Hai và NT đặc sắc
c.Kết bài:Kh/định lại về hình tượng n/v và t/p
3.Viết bài: /sgk
4.Đọc lại bài và sửa chữa:
*Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập
Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”của NDữ
Viết phần mở bài,thân bài
1.Mở bài+:G/thiệu xuất xứ(h/cảnh ra đời t/p:TK16,17)
 +Thành công của t/p:Đề cập đến số phận bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK,với những nét NT đặc sắc:yếu tố hoang đường,tình tiết bất ngờ
2.Thân bài:
-Nhận định,đánh giá nội dung t/p
+Xây dựng thành công h/ảnh người phụ nữ VN đẹp người,đẹp nết(dẫn chứng trong t/p)
+Sự bất hạnh của người phụ nữ(ng/nhân-h/quả)
-Nét đặc sắc về NT t/p:
+Lối dẫn dắt truyện tự nhiên
+Kết hợp yếu tố hiện thực,hoang đường
+Tình tiết bất ngờ, thú vị
 *Hướng dẫn về nhà: -Học bài
 -Hoàn thành phần luyện tập
 -Soạn bài:Luyện tập cách làm bài nghị luận về t/p truyện
 (phần chuẩn bị ở nhà, ở lớp)
*.Rút kinh nghiệm:
.
 . 
- - ----P-----------
Ngày soạn: 28/02/08 Ngày dạy:30/02/
Tiết 120: 
Luyện tập cách làm bài nghị luận 
tác phẩm truyện (đoạn trích)
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:-Củng cố tri thức về yêu cầu và cách làm bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích) đã học ở các tiết trước
-Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững,thành thạo thêm kỹ năng tìm ý,lập dàn ý,kỹ năng viết bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
B.chuẩn bị: GV: Đọc SGK,SGV,tài liệu
 HS: Soạn bài:Phần chuẩn bị ở nhà,ở lớp
C.Tiến trình lên lớp:
 1.KTBC: ?Em hãy trình bày dàn ý của bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
 ?Yêu cầu cần đạt giữa các phần,các đoạn trong bài ntn?
 2.Bài mới:
HĐ1:Tìm hiểu đề,tìm ý
HS:đọc đề bài
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn t/p “Chiếc lược ngà” của NQSáng?
? Em hãy tìm hiểu yêu cầu của đề bài trên?(dựa vào những từ ngữ nào của đề)
? Về nội dung,truyện đề cập đến v/đ gì?
? Tình cảm của bé Thu đ/v thể hiện qua mấy tình huống?
? Biểu hiện của mỗi tình huống +lời nhận xét,đánh giá?
? Tình cảm của ông Sáu đ/v bé Thu được thể hiện trong những tình huống nào?
? Đoạn truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Ý nghĩa thời đại của câu chuyện ra sao?
HĐ3:Lập dàn ý:
HS:nhắc lại dàn ý của bài văn nghị luận
HS:lên bảng dựa vào phần tìm ý ,trình bày dàn ý chi tiết
->Lớp theo dõi,bổ sung
HĐ4: GV:phân công các nhóm viết bài theo dàn ý:
-2 bàn đầu:viết mở bài
-4 bàn tt:viết phần nội dung
-4 bàn tt:viết phần nghệ thuật
-2 bàn cuối:viết kết bài
HS: đọc bài viết của mình,GV sửa chữa
Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng
I.Tìm hiểu đề,tìm ý:
1.Tìm hiểu đề:
-Dạng đề: nghị luận một đoạn trích của t/p truyện
-Nội dung: về nội dung,nghệ thuật
-Hình thức:Nêu cảm nhận
2.Tìm ý:
a.Giá trị nội dung(Tình cha con của bé Thu và anh Sáu)
*.Bé Thu:
-Trước khi nhận cha:ngờ vực,lảng tránh,lạnh nhạt qua các chi tiết:nghe gọi tên,lúc nấu cơm,trong bữa ăn
->Đánh giá:Sự ương ngạnh không đáng trách->em có cá tính cứng cỏi,rất yêu cha mình
-Lúc nhận cha:Cách thể hiện tình cảm:tiếng gọi,cử chỉ
->Đánh giá:Tình cảm yêu thương cha mãnh liệt
*.Ông Sáu:-Khi gặp con:cảm xúc,thái độ,h/động?
 -Khi xa con:việc làm.lời nói?
->Đánh giá:Mối tình phụ tử thiêng liêng, bất tử
b.Nét đặc sắc về nghệ thuật:
+Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
+Người kể,ngôi kể phù hợp
+Các chi tiết m/tả trạng thái,tâm lý n/vật
+Ngôn ngữ giản dị,đậm chất Nam bộ
c.Ý nghĩa thời đại của truyện:Sự mất mác tình cảm trong ch/tranh->Vai trò,nh/vụ của chúng ta đ/v những người đã hy sinh và h/phúc g/đ hôm nay
II.Lập dàn ý:
1.Mở bài:-G/thiệu t/giả,t/phẩm
 -Nhận định khái quát về sự thành công của t/p(ca ngợi mối tình phụ tư rthiêng liêng,xúc động thời ch/tranh
2.Thân bài:
a.Đánh giá về nội dung:Tình cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu
b.Nhận xét về nghệ thuật
3.Kết bài:-Khẳng định lại thành công của t/p
 Khái quát lên ý nghĩa thời đại của câu chuyện
III.Viết bài:
IV.Đọc lại và sửa chữa
HĐ5: GV:cho đề bài viết số 6(ở nhà)
*.Hướng dẫn về nhà:-Xem lại toàn bộ lý thuyết để làm bài viết tốt hơn
 -Soạn bài:Sang thu
 (Đọc văn bản,trả lời câu hỏi tìm hiểu)
*.Rút kinh nghiệm:
 ------------------------------------------------------------
 BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ) 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: HS chọn 1 trong 2 đề sau:
 Đề 1:Suy nghĩ của em về n/vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
 Đề 2:Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
ĐÁP ÁN:
 I.Yêu cầu chung:-Thể loại:Nghị luận t/p truyện(đoạn trích)
 -Nội dung:+1:Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
 +2:Giá trị nội dung,nghệ thuật của đoạn trích “chiếc lược ngà”
 -Hình thức:+Đủ bố cục 3 phần
 +Luận điểm.luận cứ rõ ràng,mạch lạc,có vận dụng các phép lập luận:phân tích,c/minh,giải thích,tổng hợp
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,có sức th/phục
 II.yêu cầu cu thể:
1.Mở bài:-Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nhân vật
 -Khái quát những nét đặc trưng của n/v hoặc sự thành công của t/p
Đề1:Nhân vật Vũ Nương “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, là người phụ nữ đẹp người,đẹp nết nhưng lại chịu số phận bất hạnh
Đề 2:T/p “Chiếc lược ngà”của NQSáng: ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng cao quí trong hoàn cảnh ác liệt của ch/tranh
2.Thân bài:
Đề 1:Nêu và nhận xét,đánh giá về n/v Vũ Nương:
 a.Vũ Nương-người phụ nữ đẹp người ,đẹp nết(Phân tích những biểu hiện và c/m bằng những dẫn chứng trong t/p)
 +Có tư dung tốt đẹp,tính tình thùy mị,nết na
 +Người vợ hiền,đảm đang(Chồng ở nhà,đi lính,trở về)
 +Người con dâu hiếu thảo(chăm lo cho mẹ chồng ốm đau,ma chay tế lễ chu toàn khi mẹ chồng qua đời)
 +Thủy chung,trong trắng giàu đức hi sinh(ở thủy cung nhưng vẫn nhớ về chồng con,mong được trở về có ngày,muốn được giải oan với chồng và mọi người )
 b.Nối đau khổ.oan khuất của nàng(giải thích phân tích nguyên nhân)
 +Người chồng đa nghi nghe lời con trẻ ngây thơ nghi oan cho nàng thất tiết
 +Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng không nghe còn mắng nhiếc dánh đuổi đi
 +Nàng tìm đến cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình
 c.Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 +Xen yếu tố hoang đường kỳ lạ(Vũ Nương sống ở thủy cung và trở về trong thoáng chốc)
 +Tính cách n/v thể hiện qua lời nói,cử chỉ
 +Ngôn ngữ đọc thoại đặc sắc
Đề2:
 a.Nêu,nhận xét,đánh giá về nội dung:
*Ca ngợi tình cha con sâu nặng,thiêng liêng của anh Sáu và bé Thu qua những tình huống:
 -Khi Thu chưa nhận cha(Phân tích biểu hiện phản ứng của hai cha con=dẫn chứng trong t/p)
 +Anh Sáu:Cảm xúc khi mới nhìn thấy con,h/động,cử chỉ,lời nói,những ngày bên co 
 ->Lòng yêu thương con nhưng đau xót vì con không nhận ra mình là cha
 +Bé Thu:Khi nghe tiếng gọi tên mình,lúc nấu cơm và trong bữa ăn:thái độ,lời nói,việc làm
 ->Ương ngạng nhưng không đáng trách,cá tính m/mẽ,cứng cỏi->yêu thương cha sâu sắc
 -Khi Thu nhận cha:Lời nói,cử chỉ và thái độ của Thu và anh Sáu
 ->Tình cha con mãnh liệt dâng trào và cảm động
 -Khi anh Sáu ở chiến khu:Suy nghĩ,việc làm,tình cảm của anh đ/v con:ân hận,nhớ thương,miệt mài làm cây lược->anh hi sinh:hành động móc lược trao cho bác Ba
 =>Tình cha cổntnj vẹn,thiêng liêng bất tử
 b.Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
 +Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
 +Người kể,ngôi kể phù hợp
 +Các chi tiết miêu tả trạng thái tâm lý n/vật
 +Ngôn ngữ giản dị đậm chất Nam Bộ
3.Kết bài
:Đề1:- Khẳng định lại hình tượng nhân vật
 ( Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bất hạnh của người phụ nữ xưa trong XHPK)
 -Sự thành công của t/p:Tư tưởng,tấm lòng nhân đạo của t/giả,ý nghĩa nhân sinh của t/p->quyền sống của người phụ nữ hôm nay
Đề2:-Khẳng định ý nghĩa thời đại của câu chuyện:Cảm thông,chia sẻ với những mất mác,thiệt thòi t/cảm trong ch/tr;Tự hào về sự hi sinh của những người lính
 -Trân trọng tình cảm gia đình trong c/s hôm nay
III.Thang điểm: 1.Mở bài:( 1 điểm)
 2.Thân bài:( 8 điểm) trong đó: nội dung(6 đ)+Nghệ thuật(2 đ)
 3.Kết bài: (1 điểm)
 *.Lưu ý: -Phần thân bài sẽ là( 4,5 đ) nếu chưa có lời nhận xét,đánh giá
 -Khuyến khích những bài làm tốt có sự sáng tạo,giàu sức thuyết phục
 -----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docThang 2 moi.doc