Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 109+110, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ - Năm học 2021-2022 - Vũ Ngọc Thủy

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 109+110, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ - Năm học 2021-2022 - Vũ Ngọc Thủy

I/ Mục tiêu

- HS toàn lớp: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất nước và cảm xúc, khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ.

- HS khá giỏi: Ngoài nắm được những kiến thức cơ bản như ở bên, HS cần có kỹ năng đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đạị; Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

doc 8 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 109+110, Bài 23: Mùa xuân nho nhỏ - Năm học 2021-2022 - Vũ Ngọc Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Vàng Thị Hạnh
KIỂM TRA CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày soạn: 08/1/2022
Ngày giảng: 9A: 10/1/2022
Bài 23 – Tiết 109,110
Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ
	 - Thanh Hải -
I/ Mục tiêu 
- HS toàn lớp: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất nước và cảm xúc, khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ.
- HS khá giỏi: Ngoài nắm được những kiến thức cơ bản như ở bên, HS cần có kỹ năng đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đạị; Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
II/ Thiết bị dạy học 
- GV: máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, BP
- HS: bảng phụ, bút dạ
III/ Tổ chức các hoạt động học của HS
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ 
H: Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của CLV ?
3/ Tổ chức các hoạt động học tập
A/Hoạt động khởi động
- HS: Thực hiện như tài liệu
- GV NX, KL, dẫn vào bài: Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Đã có rất nhiều nhà thơ sáng tác thành công về đề tài này như: Hàn Mặc Tử với bài "Mùa xuân chín", N.Bính với "Mùa xuân xanh", Tố Hữu với "Mùa xuân mới". Và hôm nay chúng ta sẽ được biết đến một bài thơ cũng viết về đề tài mùa xuân, đó là "Mùa xuân nho nhỏ" - một bài thơ xinh xắn của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại cho đời. Vậy, lời gửi gắm đó là gì? 
B/ Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV: HD đọc và đọc mẫu. (Yêu cầu: giọng say sưa trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời; giọng nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân của đất nước, thiết tha, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ, ước nguyện...)
HS: 2 HS đọc ® nhận xét
GV: NX, sửa lỗi cho HS, cho HS nghe phần đọc diễn cảm để cảm nhận được cái hay của bài thơ mà mình chưa làm được. 
HS: Chú ý phần chú thích (*) 
GV: Trình chiếu chân dung tác giả 
H: Nêu một vài nét chính về tác giả?
GVMR: SGV.57
GV: Trình chiếu, giới thiệu 1 số tác phẩm tiêu biểu
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GVMR: ông mất 15/12/1980. Trước khi đi xa ông đã để cho đời những lời thơ thật nhân hậu, thiết tha thanh thản, không hề gợn 1 nét buồn u ám của cuộc đời sắp tắt.“... Tôi luôn có cái ám ảnh của một người đau bệnh hiểm nghèo, rằng không biết mình sẽ nằm xuống vào lúc nào, nằm xuống để rồi không dậy được nữa. Lúc đó để lại bao nhiêu chuyện dở dang, trong đó có những tác phẩm... Khi có điều kiện, người cảm thấy thoải mái đôi chút là tôi liền ngồi vào bàn. Tôi tự nhủ: Phải sống những ngày tháng cuối có ích để khi mất đi mình vẫn có thể làm việc đến giờ chót. ”
-> Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm thiết tha để lại cho đời. BT được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, được đông đảo mọi người yêu mến.
H: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? NX cách gieo vần, ngắt nhịp?
- Gieo vần, nhịp điệu biến đổi theo mạch cảm xúc.
H: Em hãy tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, từ đó nêu bố cục của toàn bài?
- HS HĐCĐ 3’-> Báo cáo, chia sẻ
GV: NX, KL, trình chiếu bố cục.
- Mạch cảm xúc: Từ cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên ® MR thành h/ả mùa xuân của đất nước ® Chuyển sang suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước c/đ ® trở về với cảm xúc tự hào về quê hương, đất nước.
GV: Trình chiếu khổ thơ
HS: Đọc khổ thơ 1 
H: Mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ qua những hình ảnh nào? Nhận xét gì về những hình ảnh trên? 
GV: Đó là những hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu cho vẻ đẹp của mùa xuân.
- HS tìm, GV trình chiếu chi tiết
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ?
GV: Động từ (mọc) nằm ở vị trí đầu câu gợi tả sự ngạc nhiên, vui thú, một niềm hân hoan chào đón tín hiệu mùa xuân.
H: Từ đó em cảm nhận được bức tranh mùa xuân ntn?
GV bình: Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng t/giả đã vẽ ra được cả không gian cao rộng (với dòng sông, với mặt đất, và bầu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện (hót vang trời) như một bản nhạc mừng xuân tràn ngập cả không gian đất trời và bừng lên cuộc sống. (GV liên hệ:
 "Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
 Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
 Hoa lục bình tím cả bờ sông..."
 (Trở về quê nội - Lê Anh Xuân)
H: Cảm xúc của t/giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước được thể hiện qua chi tiết nào? 
- HS tìm, GV trình chiếu chi tiết
H: Em hiểu "giọt long lanh" là gì? Nhận xét về h/ảnh thơ ? 
HS: HĐCN 1’ – Báo cáo, chia sẻ
GV: NXKL
- Giọt long lanh: 
+ Giọt sương, giọt mưa xuân
+ Giọt âm thanh của tiếng chim
GV: PT theo SGV/59
H: Từ đó em hiểu cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời khi vào xuân ntn?
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản
2. Thảo luận chú thích
 a. Tác giả
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên - Huế.
- Là nhà thơ tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam.
- Phong cách thơ: chân thành, đôn hậu, đằm thắm.
b.Tác phẩm
- Sáng tác tháng 11/1980 khi tác giả lâm bệnh nặng.
3. Bố cục (4 phần)
 - Phần 1: khổ đầu ® Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Phần 2: Khổ 2,3 ® Cảm xúc về mùa xuân của đất nước, của cách mạng.
- Phần 3: Khổ 4, 5 ® Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. 
- Phần 4: Khổ cuối ® Lời ngợi ca quê hương, đất nước.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
* Bức tranh xuân:
 "Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời"
- Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời
-> Hình ảnh chọn lọc, NT đảo ngữ, liệt kê 
=>Làm nổi bật bức tranh xuân tươi thắm, tưng bừng, rộn rã, tràn đầy sức sống.
* Cảm xúc của t/g': 
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
- H/ảnh thơ sáng tạo, NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
® Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất và sự trân trọng, nâng niu, đồng cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
HS: Đọc khổ 2,3. 
H: Mùa xuân của đất nước, của cách mạng được biểu hiện qua h/ả nào? 
GV: Trình chiếu h/ả. 
H: Tại sao t/g lại nhắc đến h/ả “Người cầm súng; người ra đồng” khi mùa xuân về? H/ả nào còn gắn liền với họ? (lộc)
- Họ là những người đại diện cho tiền tuyến và hậu phương. Đại diện cho 2 nhiệm vụ cơ bản của đất nước: sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
H: “Lộc” có nghĩa là gì? (chồi non, cành non )
H: Nhưng ở câu thơ này “lộc” còn mang nghĩa là chồi non, cành non nữa không? Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho điều gì?
H: Khổ thơ cho chúng ta cảm nhận được điều gì về mùa xuân đất nước? 
GV: Người lính ra trận khoác trên lưng cành lá ngụy trang, có lộc non ấy tức là đã mang sức sống mùa xuân, sức mạnh DT vào trận đánh. Ở hậu phương, người nông dân cần cù lao động, phủ màu xanh lộc non lên đồng ruộng làm giầu cho đất nước. Những người chiến đấu và sản xuất đã làm thành giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân. Lộc non - sức sống tươi trẻ đã theo họ đến mọi nơi trên đất nước.
H: Nhịp điệu mùa xuân đất nước được t/giả thể hiện qua h/ảnh thơ nào?
H: Em hiểu thế nào là "hối hả, xôn xao"? 
- Hối hả: vội vã, khẩn trương
- Xôn xao: nhiều âm thanh xen lẫn làm không khí sôi động
H: Từ đó gợi lên không khí của mùa xuân đất nước ntn?
- Sự tập trung cao độ, mạnh mẽ, khẩn trương, sôi nổi nhất sức người, sức của cho mùa xuân sản xuất và chiến đấu.
H: Tác giả đã so sánh đất nước với h/ả nào? N/x về h/ả đó? 
GV: Từ sự cảm nhận về mùa xuân của đất nước mà nhà thơ nghĩ đến đất nước với sức sống bền bỉ, vững vàng. Và cứ mỗi mùa xuân lại như được tiếp nhận thêm sức sống bừng dậy. Nhịp điệu mùa xuân rất khẩn trương náo nức, đó là nhịp của lịch sử 4000 năm, là nhịp của thời đại, nó vẫn đi lên phía trước không nghỉ, không ngừng. Tác giả là người tự hào và tin tưởng vào sức mạnh của người Việt Nam. Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh" 
H: Tác giả s/d những BPNT gì? Từ đó em cảm nhận được điều gì về mùa xuân của đất nước?
HS: Đọc khổ thơ 4,5
GV: Trình chiếu h/ả.
H: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước t/giả đã có ước nguyện gì? Phân tích nét đặc sắc của những hình ảnh ấy? 
- Con chim hót để gọi xuân về, đem niềm vui đến cho con người.
- Một cành hoa để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên, sông núi.
- Một nốt trầm của bản hoà ca êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân.
-> Đó là những h/ả tự nhiên, giản dị và đẹp. Phần đầu bài thơ tác giả đã phác hoạ m/x bằng các h/a' bông hoa và tiếng chim hót. Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những h/a' chọn lọc ấy được trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. 
H: Tại sao t/giả chỉ muốn là một nốt nhạc trầm mà không phải là một nốt nhạc cao?
- Thể hiện sự khiêm tốn, không khoa trương, ồn ào, nhưng nếu thiếu nốt trầm thì sẽ không thể hình thành 1 bản nhạc được.
H: Theo em, tại sao ước nguyện của nhà thơ không nhiều mà chỉ có một?
- Ít, nhưng là những gì tiêu biểu nhất, đẹp nhất, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
H: Tác giả đã dùng biện pháp NT gì? Nhận xét gì về cách dùng đại từ xưng hô của t/giả? Cách xưng hô như vậy có giá trị biểu đạt ntn? 
- Sự chuyển đổi đại từ: “tôi”->“ta”: Nguyện ước cao đẹp chung của nhiều người -> Quan hệ giữa c/đời của mỗi con người và c/đời chung, giữa cá nhân và XH.
H: Qua đó em hiểu tâm niệm của nhà thơ là gì? 
GV: T/giả muốn làm con chim, cành hoa, nốt nhạc để rồi vô tư dâng tặng tiếng hót, toả hương thơm cho đời và muốn làm 1 nốt nhạc trầm để tạo nên bản nhạc êm ái của mùa xuân. Đó là 3 hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. Với t/g, hoá thân là để dâng hiến, để p/vụ cho mục đích cao cả.
H: Em hiểu h/ảnh “Một m/xuân nho nhỏ” là ntn? Tại sao nhà thơ chỉ muốn làm "Mùa xuân nho nhỏ" ? 
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. 
H: Ý nguyện dâng hiến của nhà thơ có gì đặc biệt? Nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà thơ ?
- Ước nguyện là "một mùa xuân nho nhỏ" cống hiến những gì tốt đẹp nhất của c/đời mình cho đất nước 1 cách thầm lặng.
- Sự cống hiến không ở tuổi tác, mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.
H: Nhận xét về nghệ thuật ? Em cảm nhận được gì về ước nguyện cống hiến của nhà thơ? 
GV: Giản dị, tốt đẹp và cao cả... người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời. Có thể xem đoạn thơ này là lời trăng trối của ông.
- Từ láy "nho nhỏ, lặng lẽ" và điệp ngữ "ta làm, dù là" là cách nói chân thành, khiêm tốn, đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh.
H: Đoạn thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
- HS tự bộc lộ.
GVMR: Cũng trong thời gian ấy, Tố Hữu - nhà thơ cùng quê xứ Huế - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân” với những suy ngẫm tương tự:
 Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
HS: Đọc khổ thơ cuối
H: Khổ thơ cuối được kết thúc bằng h/ảnh nào? Qua đó, em cảm nhận được tình cảm nào của t/g?
GV: Trình chiếu giới thiệu điệu "Nam ai, Nam bình" 
GVKL: Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại cho đời.
H: Nêu giá trị ND, NT của bài thơ? 
H: Từ BT Mùa xuân nho nhỏ của TH, em có nhận thức và hành động gì để góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống ? 
GV: Ta nhận của c/đ nhiều thứ, mỗi chúng ta phải làm một điều gì đó có ích cho cuộc đời.
*Ý nghĩa: BT thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đ/n, cho c/đ. 
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy quanh lưng 
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
- H/ả  người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước
- Hình ảnh "lộc": 
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân sinh sôi, nảy nở
+ Biểu tượng của tuổi thanh xuân, tươi trẻ, cho sức sống mãnh liệt của đất nước.
=> Mùa xuân của đất trời đọng lại trong h/ả lộc non, người cầm súng, người ra đồng đã mang mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
- Từ láy hối hả, xôn xao diễn tả nhịp điệu khẩn trương, sôi động, rộn rã của mùa xuân đất nước.
- Đất nước được hình dung bằng một h/ả so sánh đẹp " Đất nước như vì sao, Cứ đi lên phía trước”, gợi lên niềm tự hào và sức sống mãnh liệt của đất nước.
=> TL: Với NT điệp ngữ, ẩn dụ, h/ả thơ sóng đôi cho thấy mùa xuân đất nước đang bừng dậy, vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ 
- Ước nguyện của t/g’ :
 Ta làm: Con chim hót
 Cành hoa
 Nốt nhạc trầm
-> Nhà thơ đã dùng những h/ả đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình.
- NT: Điệp ngữ, ẩn dụ, h/ả chọn lọc, chuyển đổi "tôi" -> "ta" 
-> Thể hiện khát vọng được hoà nhập, được cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. 
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc"
- NT: Điệp ngữ, ẩn dụ, từ láy
-> Thể hiện ước nguyện cống hiến cho đời một cách khiêm tốn và thầm lặng, nhưng chân thành, tha thiết, không kể thời gian, tuổi tác.
4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước
- Ta xin hát: câu Nam ai, Nam bình
-> Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhà thơ.
IV. Tổng kết (Ghi nhớ-SGK)
1. Nội dung:
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thànhcủa nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nhonhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.
- Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.
4/ Củng cố.
GV: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. Tổ chức trò chơi ô chữ. 
5/ Hướng dẫn học bài.
- Bài cũ: Học thuộc bài thơ, phần ghi nhớ, nắm được ND đã phân tích, làm BT 2 SGK. 
- Bài mới: Chuẩn bị - văn bản Viếng lăng Bác (Đọc kĩ VB, phần chú thích, tìm hiểu bố cục, trả lời các câu hỏi SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_109110_bai_23_mua_xuan_nho_nho_na.doc