Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

TIẾT 120 : NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tá phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2. Kĩ năng :

- Nhận diện đ¬ược bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộ dạng này.

- Ьã ra đ¬ược những nhận xét đánh, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chư¬ơng trình.

3. Giáo dục

- ý thức nhận diện và khả năng làm bài nghị luận về dạng này.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học

- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.

III. Chuẩn bị

1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài,may chiếu.

2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/ 02/ 2013
Ngày dạy : 8/ 02/ 2013
TIẾT 120 : NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu bài dạy  
1. Kiến thức 
- Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tá phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộ dạng này.
- Đã ra được những nhận xét đánh, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.
3. Giáo dục 
- ý thức nhận diện và khả năng làm bài nghị luận về dạng này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài,may chiếu.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy  
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HS đọc văn bản sgk.
? Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì ?
? Hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản ?
? Vấn đề nghị luận được triển khai bằng các luận điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm ?
? Nhận xét gì về cách sử dụng các luận điểm, các luận cứ trong bài văn .
Gv : hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Hs: thảo luận theo nhóm qua các câu hỏi gợi ý sau.
?Văn bản nghị luận vấn đề gì ?
? Câu văn nào mang luận điểm của văn bản ?
? Tác giả tập trung phân tích hành động nhân vật hay nội tâm nhân vật ? Vì sao ?
Gv: tổng hợp các ý kiến, nhấn mạnh bổ sung.
I. Bài học
1. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện
a.Ví dụ(SGK)
* Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.
*Có thể đặt tên cho văn bản :
- Sa Pa không lặng lẽ.
- Xao xuyến Sa Pa.
-2	Sức mạnh của niềm đam mê.
* Các câu mang luận điểm:
Đoạn 1: Dù đươc miêu tả ... khó phai mờ.
Đoạ 2: Trước tiên...của mình .
Đạon 3: Nhng anh thanh niênchu đáo.
Đoạn 4: Công việc...rất khiêm tốn.
Đoạn 5: Cuộc sống...đáng tin yêu.
b. Nhận xét
- Mỗi luận điểm đều được tác giả phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, hấp dẫn.
- Các luận cứ được sử dụng xác đáng.
2. Ghi nhớ
II. Luyện tập 
- Văn bản nghị luận về vấn đề : tình thế lựa chọn sống – chết và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.
- Câu văn mang luận điểm: Từ việc miêu tả...ngay từ đầu.
- Tác giả tập trung vào phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật. Để chuẩn bị cho cái chết dữ dội của lão Hạc.
4. Củng cố: -Gv: gọi học sinh đọc lại mục ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học bài: - Đọc, hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập. Soạn tiết 121
===========================================================
Soạn: 17/ 2/ 2013
Dạy : 19/ 2/ 2013
 TIẾT 121 : CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu bài dạy  
1. Kiến thức 
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kĩ năng 
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọ lại bài viết và sửa hữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3. Giáo dục 
- ý thức thực hiện các bước làm bài văn nghị luận dạng này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy  
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung và yêu cầu của bài thơ để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: cho học sinh đọc các đề bài sgk, chia nhóm thảo luận.
Hs: thảo luận theo nhóm, qua các câu hỏi gợi ý sgk.
? Các đề bài trên nghị luận về vấn đề gì ?
? Các từ: Suy nghĩ và phân tích cho ta biết giữa các đề bài trên giống và khác nhau như thế nào?
Hs: trình bày theo nhóm, Gv bổ sung nhấn mạnh điểm giống nhau và khác nhau giữa các đề bài.
Gv: chọn đề bài sgk huớng dẫn học sinh bước 2, Các bước làm bài văn nghị luận về dạng này.
Gv: đặt các câu hỏi gợi ý để học sinh phát hiện trả lời.
? Qua việc tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, em hãy rút ra nội dung bài học?
Hs: dựa vào gợi ý sgk.
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
a. Nghị luận về: Thân phận ngời phụ nữ trong Xã hội phong kiến .
b. Nghị luận về Diễn biến cốt truyện.
c. Nghị luận về Thân phận Thuý Kiều.
d. Nghị luận về đời sống tình cảm trong chiến tranh.
* Giống nhau: đều là đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện.
* Khác nhau :
- Suy nghĩ là xuất phát từ cảm nhận, hiểu biết của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Phân tích là xuất phát từ tác phẩm: Cốt truyện, nhân vật sự việc để lập luận sau đó nhận xét, đánh giá
II. Các bước làm nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
* Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân.
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề 
- Yêu cầu : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.
- Phương pháp : Xuất phát từ khả năng cảm nhận, hiểu của bản thân.
 b. Tìm ý 
- Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Các biểu hiện của phẩm chất trên:
+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+ Các chi tiết nghệ thuật chứng tỏ tình yêu nước.
+ ý nghĩa của tình cảm mới mẻ của nhân vật.
2. Dàn bài
* Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá thành công của tác phẩm.
* Thân bài:
- Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước.
+ Khi ông Hai đi tản cư.
+ Khi ông Hai nghe tin làng theo giặc.
+ Khi tin làng theo giặc được cải chính.
- Nghệ thuật :
+ Xây dựng tình huống truyện.
+ Ngòi bút miêu tả nội tâm nhân vật.
* Kết bài: Khảng định phảm chất cao đẹp của ông Hai và thành công của truyện trong việc xây dựng tình huống truyện.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh các bước làm bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn học bài: 
Soạn tiết 120: Luyện tập làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
 ========================================================== ======
Soạn: 17/ 2/ 2013
Dạy : 21/ 2/ 2013
 TIẾT 122 : CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu bài dạy  
1. Kiến thức 
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kĩ năng 
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọ lại bài viết và sửa hữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3. Giáo dục 
- ý thức thực hiện các bớc làm bài văn nghị luận dạng này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy  
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung và yêu cầu của bài thơ để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
-Có những cách viết phần mở bài và kết bài như thế nào
? Qua việc tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, em hãy rút ra nội dung bài học?
Hs: dựa vào gợi ý sgk.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk., viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài.
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
II. Các bước làm nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
* Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý
 a. Tìm hiểu đề 
 b. Tìm ý 
2. Dàn bài
3. Viết bài
 a. Mở bài:
 -Đi từ khái quát đến cụ thể
 -Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết
b. Thân bài:
c.Kết bài
 -Có nhiều cách kết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
 * Ghi nhớ(Sgk)
II. Luyện tập
Bài tập Sgk
-Viết đoạn mở bài tùy chọn
-Viết phần kết bài
4. Củng cố: GV nhấn mạnh các bước làm bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn học bài: 
Soạn tiết 123: Luyện tập làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Soạn: 17/ 2/2013
Dạy : 21/2/2013
TIẾT 123 : LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀTÁCPHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH
Viết bài tập làm văn số 6 (ở nhà)
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm, viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kĩ năng
Xác định các bước làm bài, các bước viết bài viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với các yêu cầu đã học.
 3. Giáo dục 
- ý thức thực hiện các bớc làm bài văn nghị luận dạng này trong một giờ luyện tập.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy  
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra: Nêu các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung và yêu cầu của bài thơ để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
? Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện?
? Đặc điểm của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện?
Gv : Chép đề bài lên bảng. Yêu cầu học sinh thực hiện các bớc theo câu hỏi gợi ý sau.
? Xác định kiểu đề ?
? Xác định vấn đề nghị luận? Hình thức nghị luận ? Tìm ý cho đề bài trên ?
Hs: trao đổi theo nhóm, lập dàn ý chi tiết.
Gv: bổ sung các yêu cầu của đề bài.
I. Ôn tập phần lý thuyết
 1. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trrình bầy những nhận xét, đánh giá của mình vè nhân vật, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm.
2. Những nhận xét đánh giá về tác phẩm phải xuất phát từ cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật cũng nh nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện, khái quát.
3. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải rõ ràng, có lập luận, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục.
4. Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện phải có bố cục rõ ràng.
II. Luyện tập
Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu đề : Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Vấn đề nghị luận : Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình thức nghị luận : Nêu cảm nhận về đoạn trích.
2. Tìm ý 
a. Nhân vật bé Thu
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: Không nhận ông Sáu là ba : Nghe gọi, con béthét lên má! má! 
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đêm tiếp theo : Trong bữa cơm ...
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động : Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con mới trỗi dậy.
b. Nhân vật ông Sáu
- Trong đợt nghỉ phép.
+ Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
+ Kiên nhẫn cảm hoá đứa con để nó nhận cha...
+ Phút chia tay cảm thấy bất lực và buồn.
+ Khi đứa con thét tiếng ba thì cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh.
- Khi ở chiến khu :
+ Say sa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà.
+ Trước lúc hi sinh ông trao lại cho người bạn.
3. Nhận xét, đánh giá
- Nội dung : Ngợi ca tình ca con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật : Xây dựng tình huống truyện bất ngờ lô gíc. Ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn học bài: 
Làm bài kiểm tra: Viết ở nhà ngày thứ 2 tuần sau nộp bài. Đề số 2 Sgk trang 65.
Soạn: 17/ 2/ 2013
Dạy: 22/ 2/ 2013
 TIẾT 124: SANG THU
 (Hữu thỉnh)
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
 Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng 
 Đọc, cảm nhận và phân tích văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Giáo dục 
 Tình yêu quê hơng, đất nước.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài thơ, vẻ đẹp của những hình ảnh trong thơ.
 Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.
III. Tiến trình bài dạy .
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác?
3 . Bài mới : Gv dựa vào những thông tin về tcá giả để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
GV : Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
GV : Đọc văn bản .
? Văn bản trên được chia làm mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
HS : Lần lượt trình bầy.
GV : Bổ sung, nhấn mạnh.
HS đọc khổ thơ 1.
Gv: mùa thu hay mới là tín hiệu của mùa thu? Có lẽ điều đó còn mơ hồ, chưa rõ ràng.
GV : Em hiểu : Gió se là như thế nào? 
GV : Từ : Phả có thể thay thế bằng từ nào ?
GV : ở đây tác giả dùng từ phả có tác dụng như thế nào? 
GV : Từ chùng chình có thể thay thế bằng từ nào ? 
GV : Hãy nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
GV : HS đọc khổ 2.
GV :Trong khổ th này hình ảnh sang thu được tác giả cảm nhận thông qua những hình ảnh cụ thể nào ?
GV : Tại sao dòng sông dềnh dàng và chim bắt đầu vội vã ? 
GV : Hình ảnh Đám mây màu hạ vắt nửa mình sang thu được hiểu nh thế nào? 
GV : HS làm bài theo nhóm ?
GV : Đại diện nhóm trình bầy?
GV : Đại diện nhóm nhận xét ?
GV : Củng cố, kết luận. 
GV : HS đọc khổ thơ 3.
GV : Thiên nhiên sang thu còn được diễn tả bằng hình ảnh nào ?
GV : Tại sao tác giả viết : Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi ?
GV : HS làm bài theo nhóm ?
GV : Đại diện nhóm trình bầy?
GV : Đại diện nhóm nhận xét ?
Nội dung ý nghĩa của bài thơ là gì ?
Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
I. Đọc, hiểu chú thích 
1. Đọc 
2. Chú thích
a. Tác giả
- Nhà thơ trởng thành trong quân đội
b. Tác phẩm
- Sang thu sáng tác vào năm 1977... 
3. Thể thơ : 5 tiếng.
4.Bố cục: 
-Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu.
II . Đọc, hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1(tín hiệu của mùa thu)
- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu từ ngọn gió se mang theo hương ổi.
- Màn sương chùng chình giăng mắc qua ngõ, như cố ý chậm lại.
- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
2. Khổ thơ 2
- Sông dềnh dàng.
- Chim bắt đầu vội vã.
Dòng sông bắt đầu cạn chảy chậm dần, không ào ạt như mùa hè.
- Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu là một liên tưởng sáng tạo, thú vị.Không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp, gợi tâm hồn.
3. Khổ 3
- Nắng ma sang thu cũng không còn chói chang, găy gắt như mùa hạ.
- Sấm cũng bớt bất ngờ, trên hàng cây đứng tuổi.
-Câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng thể hiện sự trải nghiệm . Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những bất thường của cuộc đời.
Câu thơ thể hiện sự trải nghiệm về cuộc đời.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ thơ giản dị, giầu sức gợi và ý nghĩa biểu tượng.
2. Nội dung 
- Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước thời khắc giao mùa.
4. Củng cố: - HS đọc lại bài thơ
5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc bài thơ, năm nội dung và nghệ thuật của văn bản 
- Đọc, soạn văn bản Nói với con

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 9 tuan 26.doc