Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Tiếng Việt dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Tiếng Việt dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy

 I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

 2. Kĩ năng:

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phấy khi viết trong tạo lập văn bản.

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

 3. Thái độ:

Tích cực, chủ động trong học tập.

II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:

- Động não suy nghĩ, phân tích ví dụ để nhận biết dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Thực hành đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Thảo luận nhóm để giải bài tập.

III. Phương tiện dạy học:

Bảng phụ, sgk, stk, giáo án.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 120: Tiếng Việt dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29 / 03 / 2012 
Tiết 120; Tiếng Việt DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẨM PHẨY
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 2. Kĩ năng:
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phấy khi viết trong tạo lập văn bản.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
 3. Thái độ:
Tích cực, chủ động trong học tập.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não suy nghĩ, phân tích ví dụ để nhận biết dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Thực hành đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Thảo luận nhóm để giải bài tập.
III. Phương tiện dạy học:
Bảng phụ, sgk, stk, giáo án.
IV. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. KTBC : (5')
Thế nào là phép liệt kê ? Liệt kê có tác dụng gì ? Có mấy kiểu liệt kê ?
Gợi ý:
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp nhau hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
- Các kiểu liệt kê:
- Về cấu tạo: 
Có hai kiểu liệt kê:
+ Lệt kê theo từng cặp 
+ Liệt kê không theo từng cặp
- Về ý nghĩa:
Có hai kiểu liệt kê:
+ liệt kê tăng tiến 
+ liệt kê không tăng tiến
3.Bài mới : Giới thiệu:
 ? Hãy kể các dấu câu mà em biết.
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu đơn, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc vuông, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu hỏi.
GV: Có rất nhiều dấu câu, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung cơ bản
8’
10’
15’
Hoạt động1: 
Hdẫn HS tìm hiểu về dấu chấm lửng
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ mục I
- Gọi HS đọc 3 ví dụ
? Trong ba ví dụ trên, dấu chấm lửng dùng để làm gì
GV Lưu ý: 
+ Trong khi viết, các nhà văn thường dùng dấu chấm lửng để thể hiện sự hốt hoảng, bối rối, lúng túng, đau đớn của nhân vật. 
 VD: Ra thế.
 Lượm ơi !
+ Có khi sử dụng dấu chấm lửng còn tạo hiệu quả tu từ: biểu thị sự dí dỏm, hài hước
VD: Nó nói nó không đến được. Nó bận lắm.,bận ngủ
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết dấu chấm lửng có những công dụng gì
Bài tập vận dụng:
? Dấu chấm lửng trong câu sau có tác dụng gì.
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán
 (Hà Ánh Minh)
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1
Hoạt động 2:
Hdẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy
GV treo bảng phụ ghi ví dụ: mục II
- Gọi HS đọc ví dụ 
? Câu văn ở ví dụ a thuộc kiểu câu gì
? Dấu chấm pháy đựơc dùng ở đây có tác dụng gì
? Ở vế thứ hai của câu ghép có sử dụng dấu phẩy, em hãy cho biết dấu phẩy ở đây có công dụng gì
? Ở ví dụ b, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thụật gì để nêu lên những tiêu chuẩn, đặc điểm của một con người mới
? Giữa các tiêu chuẩn, tác giả sử dụng dấu chấm phẩy, vậy dấu chấm phẩy ở đây có tác dụng như thế nào 
? Ta có thể thay đổi dấu chấm phấy bằng dấu phẩy được không, vì sao ?
GV: Trong phép liệt kê phức tạp như trên, tác giả tổng kết những tiêu chuẩn, đặc điểm của một con người mới thể hiện trong mối quan hệ và dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các mối quan hệ này. Sau đó tác giả mới dùng dấu phẩy để ngắn cách các bộ phận đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ này
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết dấu chấm phẩy có cộng dụng gì
- Gọi HS đọc ghi nhớ 2
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS luyện tập
? Cho biết mỗi câu sau đây, dấu chấm lửng có công dụng gì có công dụng gì 
 ? Biểu thi lời nói bị ngắt quãng do sợ.
.
? Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây.
? HS viết đọan văn về ca Huế trên sông Hương , trong đó có câu:
- Sử dụng dấu chấm lửng.
- Có câu dùng dấu chấm phẩy
Nhận xét, tổng kết.
- HS đọc ví dụ
a .Biểu thị các phần liệt kê tương tự không viết ra
b. Biểu thị tâm trạng lo lắng, mệt, hoảng sợ của người nói
c. Biểu thị bất ngờ của thông báo 
- HS dựa ghi nhớ trả lời
- Biểu thị phần liệt kê tương tự không viết ra.
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc ví dụ
- Câu a thuộc kiểu câu ghép
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
- Dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức 
- Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
- Trong trường hợp này không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì: tránh được sự hiểu nhầm có thể xảy ra vì các bộ phận liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau còn các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên.
- HS nêu
- HS đọc ghi nhớ
 a. Biểu thi lời nói bị ngắt quãng do sợ.
 b. Biểu thị lời nói bị bỏ dở.
 c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
- a, b, c đều là câu ghép có cấu tạo phức tạp. Nên dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
I Tìm hiểu bài:
II. Bài học:
 1. Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm,
2. Dấu chấm phẩy
Dùng để
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
1. Nêu công dụng dấu chấm lửng.
 a. Biểu thi lời nói bị ngắt quãng do sợ.
 b. Biểu thị lời nói bị bỏ dở.
 c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
2. Công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu:
 a, b, c đều là câu ghép có cấu tạo phức tạp. Nên dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
3. HS viết đọan văn về ca Huế trên sông Hương, trong đó có câu:
 - Sử dụng dấu chấm lửng.
 - Có câu dùng dấu chấm phẩy.
IV. Hướng dẫn tự học: ( 2 ')
 - Nắm vững công dụng của từng loại dấu.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập 3 hoàn chỉnh vào vở.
 - Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị.
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDau_cham_lung_va_dau_cham_phay.doc