Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 đến tiết 125 năm 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 đến tiết 125 năm 2012

1. MỤC TIÊU:

 a. Về kiến thức.

- Giúp HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang thu

 b. Về kỹ năng.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận phân tích thơ trữ tình.

 c. Về thái độ. Giáo dục HS tình yêu TN, đất nước

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 a. Chuẩn bị của GV: nghiên cứu soạn bài+ máy chiếu.

 b. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 đến tiết 125 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
TiÕt 121
 V¨n b¶n: Sang thu
 (H÷u ThØnh)
1. MỤC TIÊU:
 a. Về kiến thức.
Giúp HS phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang thu
 b. Về kỹ năng.
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận phân tích thơ trữ tình.
 c. Về thái độ. Giáo dục HS tình yêu TN, đất nước
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của GV: nghiên cứu soạn bài+ máy chiếu.
 b. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 * Câu hỏi. ? Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em thích nhất trong bài: Viếng lăng Bác và nêu ND
 * Trả lời. - Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của tất cả mọi người đối với Bác Hồ vào viếng lăng Bác.
 * Vào bài (1’)
 Mùa thu vốn là đề tài muôn thuở, gần gũi và quen thuộc của các thi nhân. Ai làm thơ mà mỗi độ thu về lại chẳng có đôi câu thơ để thổ lộ tâm tình và gửi lòng mình vào đó. Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận hết sức tinh tế về sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua một bài thơ mang tên bình dị: Sang thu
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt đông của thầy và trò
Kiến thức cần nhớ
?
 ?
 ?
?
 ?
?
 ?
?
 ?
 ?
 ?
 ?
?
 ?
?
 ?
 ?
?
?
?
?
 ?
 ?
?
Hs
?
?
?
?
?
Hs
 ?
Gv
?
?
?
?
 ?
Qua sự chuẩn bị bài ở nhà. Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?
->Đề tài sáng tác: con người, c/s nông thôn, mùa thu. Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Cùng giai đoạn với Ánh trăng, MX nho nhỏ, Viếng lăng bác. Lần đầu tiên đựơc in trên báo VN, sau đó được in nhiểu lần trong các tập thơ khác.
- GV nêu yc đọc: chậm, rõ, truyền cảm, riêng hai câu cuối gợi những suy tư.
Thể thơ?
Phương thức biểu đạt?
- HS đọc khổ thơ đầu
- Chú ý hai câu thơ đầu
Hãy cho biết thời điểm mà nhà thơ có cảm xúc khi viết bài thơ này?
->Sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu được nhà thơ bắt đâù cảm nhận từ đâu?
-> Gió se? -> gió nhẹ, khô và hơi lạnh 
-> Hương ổi: Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan toả, thoang thoảng hay nó gợi một cái gì rất bình dị gần gũi mà lại rất trong trẻo thuần khiết.
Nxét việc dùng từ “bỗng”, “phả”?
-> bỗng: cảm giác bất chợt đến với nhà thơ “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ như đã đợi sẵn, đợi từ lâu để rồi có dịp là buông ra ngay.
-> Phả: gợi hơi thở nồng ấm của con người: Liên hệ với từ phả trong đoạn trích “trong lòng mẹ”.
- Cho HS biết một số từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “phả” như “thổi” “bay” à K/luận không có từ nào hay hơn từ phả.
- Chú ý câu thơ thứ 3.
Nhà thơ lại cảm nhận được sự chuyển đổi của đất trời qua h/ả nào?
Nx cách dùng từ? Từ láy d/tả điều gì?
Nêu ý hiểu của em về câu thơ này?
Từ vị ngọt của hương ổi -> cái se lạnh của gió -> cái giăng mắc mong manh của làn sương. Nhà thơ đã cảm nhận đựơc điều gì?
Tại sao lại là “Hình như”?
-> Tất cả đều là sự cảm nhận của TG về thời điểm từ cuối hạ sang đầu thu.
Theo em, tác giả đã huy động những giác quan nào để cảm nhận sự biến chuyển của đất trời qua khổ thơ đầu này?
-> Cảm nhận về mùa thu của nhà thơ không có lá rụng trong thơ xưa, màu vàng trong thơ mới mà bằng những cảm nhận rất riêng, rất mới: nhà thơ cảm nhận = khứu giác-> xúc giác-> thị giác-> lí trí và sâu hơn nữa là bằng cả tấm lòng mình-> Chỉ có những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với qh đất nước mới có những cảm nhận tinh tế như vậy.
Qua PT t/p hãy cho biết tâm trạng cảm xúc của t/g trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu?
- HS đọc khổ thơ 2
Hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những h/a nào?
-> Sông, chim, mây
Dòng sông ở đây được miêu tả ntn? 
Dềnh dàng gợi tả dòng sông ntn?
-> Mùa thu, nước bắt đầu cạn -> nước trôi thanh thản, nhàn hạ
Sông thì thanh thản trôi, còn đàn chim thì thế nào?
Tại sao sông dềnh dàng mà đàn chim lại bắt đầu vội vã.
Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ, thu được tác giả thể hiện đặc sắc qua hình ảnh, câu thơ nào?
Hãy PT ngắn gọn hai câu thơ này để thấy được nét đặc sắc của nó?
-> HS PT -> GV nâng cao.
-> Sự thực thì không có đám mây nào như thế Phải chăng đây là đám mây trong liên tưởng và tưởng tượng của TG làm cho hình ảnh giao mùa được thể hiện 1 cách duyên dáng và thần tình. Dường như cái dềnh dàng, chùng chình, cái nhẹ của gió, thoảng của hương được kết đọng trong cái “vắt nửa mình” của đám mây trên bầu trời lúc sang thu.
Những từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt nủa mình vốn là những từ chỉ trạng thái tính chất của con người.
Cách sử dụng từ như vậy có t/dụng gì?
Cảm nhận về không gian cảnh vật lúc chuyển mùa qua PT khổ thơ 2
Đọc khổ thơ 3
Thiên nhiên lúc sang thu còn được gợi lên bằng những h/ả nào?
-> Nắng, mưa, sấm, cây.
Nắng?
Em hiểu gì về cái nắng của thời điểm giao mùa này?
-> còn nồng nhưng không còn tươi giòn của đầu hạ -> Thời tiết ở thời điểm ấy thật là tuyệt.
Mưa?
-> Không còn những cơn mưa dông ào ạt Từ vơi rất hay rất gợi diễn tả sự thưa dần ít dần những cơn mưa.
Cảm nhận của em về những nhận xét này của tg?
- Chú ý 2 câu cuối
Nêu những suy nghĩ của em về 2 dòng thơ cuối bài?
(gợi ý: ý nghĩa tả thực về TN lúc sang thu)
-> Tiếng sấm ở thời điểm này giảm đi rất nhiều và cũng bớt bất ngờ trên những hàng cây.
Với hình ảnh có giá trị tả thực về TN, tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì? (chú ý vào những từ bất ngờ, đứng tuổi)
Sấm?
Hàng cây đứng tuổi?
-> Hàng cây đứng tuổi -> có tuổi già, những con người khi đã từng trải đã va vấp trong c/s thì sẽ vững vàng hơn, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời -> 2 câu thơ cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất những suy ngẫm về con người và c/s.
Nét đặc sắc về NT?
- HS đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chung. (6’)
 1. Vài nét về tác giả- tác phẩm.
 - Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê Tam Dương -Vĩnh Phúc.
 - Thơ của ông ấm áp tình người và giàu sức gợi.
- Bài thơ sáng tác cuối 1977 rút từ tập thơ “ từ chiến hào đến thành phố”.
 2. Đọc bài thơ.
 - Thể thơ ngũ ngôn
 - Biểu cảm trữ tình
II. Phân tích. (23’)
 1. Khổ thơ 1:
 - Bỗng hương ổi-> Đ.ngột b.ngờ
 - Phả .. gió se
 -> Phả: gợi sự gần gũi như hơi thở của con người.
=> Hơi thở của đất trời lúc sang thu
 - Sương chùng chình..
 -> Từ láy -> cố ý chậm lại
-> Làn sương mỏng qua ngõ như cố ý đi chậm lại hơn mọi ngày.
 - Hình như thu đã về.
-> Cảm nhận bằng khứu giác, xúc giác, thị giác.
 => Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm nhận tinh tế của TG về mùa thu đương đến.
 2. Khổ thơ 2:
 - Sông - dềnh dàng
 -> Từ láy -> dòng sông thướt tha mềm mại trôi thanh thản
 - Chim - vội vã.
 -> Sợ lạnh phải vội vàng đi tránh rét ở những nơi ấm áp hơn.
 - Đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu.
->Liên tưởng sáng tạo, thú vị về không gian và thời gian chuyển mùa.
-> Sd những từ chỉ trạng thái, t/c của con người -> Cảnh vật trở nên sống động có hồn.
=> Tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
 3. Khổ thơ 3:
 - Bao nhiêu nắng
 -> vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần.
 - Vơi dần cơn mưa
 -> mưa đã thưa dần, ít dần
 -> Rất thực rất tinh tế.
 - Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi
 -> Tả thực: cuối thu, ít sấm
 -> Ẩn dụ
 + Sấm: vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời
 + hàng cây đứng tuổi: con người từng trải.
III. Tổng kết – ghi nhớ. (5’)
 1. Nghệ thuật.
 - Từ ngữ gợi tả, giàu sức bc
 - Cảm nhận tinh tế, liên tưởng sáng tạo
 - Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc.
 2. Nội dung.
 - Sự chuyển đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu.
 - Lòng yêu TN tha thiết của nhà thơ.
IV. Luyện tập.
 - Đọc diễn cảm bai thơ 
c. Củng cố, luyện tập.(3) 
Từ cảm nhận ở bài thơ em thấy các mùa biến đổi theo quy luật ntn
Nêu cảm nhận của em về bài thơ và cách viết của tác giả?
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2’)
Học thuộc lòng + PT bài thơ
Làm bài tập luyện tập
Chuẩn bị bài cho tiết sau: Nói với con
Ngày soạn: Ngày dạy : 
TiÕt 122
 V¨n b¶n : Nãi víi con
 (Y Phương)
1. MỤC TIÊU:
 a. Về kiến thức.
Giúp HS cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ và bề bỉ của dân tộc mình qua lời thơ Y Phương.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 b. Về kỹ năng.
Rèn kĩ năng đọc, PT thơ.
* GDKNS: - Tự nhận thức đc cội nguồn sâu sắc của c/s chính là gia đình.
 - làm chủ bản thân, đánh giá, bình luận những lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài.
 c. Về thái độ.
Giáo dục HS tình yêu cha me, quê hương, gia đình
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn bài.
 b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo hướng dần SGK
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 * Câu hỏi Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu? G/trị ND,NT của bài thơ?
 * Trả lời.
 - Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.
 * Giới thiệu bài
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần nhớ
?
Gv
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Nêu những nét khái quát về TG?
Nêu yêu câu đọc
 Chủ đề?
-> Lời người cha nói với con về lòng yêu thương con cái, mong ước thế hệ mai sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, quê hương là tình cảm cao đẹp của người VN suốt bao đời nay.
Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mõi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. 
Bố cục bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?
- Đoạn 1: Từ đầu -> trên đời =>Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của qh.
- Đoạn 2: Còn lại =>Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của qh và niêm mong ước con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
-> Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình nảy nở ra là tình cảm quê hương, từ kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên lẽ sống cảm xúc, chủ đề bài thơ được bộc lộ dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
- HS đọc đoạn 1
Tìm những câu thơ nói lên con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ?
Bốn câu thơ này giúp em hình dung được điều gì?
Tìm những chi tiết trong đoạn thơ 1 thấy được sự trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của q/h?
Đồng mình?
Lờ, Ken?
Nêu ý hiểu của em về câu thơ “Rừng cho hoa.lòng”?
HS đọc đoạn thơ 2
Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người đồng mình?
Đức tính này đc t/hiệ ... ý:
 + Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, còn gọi là “đánh trống lảng”) 
 + Câu thứ hai là câu nói dở dang.
c. Củng cố, luyện tập.(3)
HS nhắc lại khái niệm ; Viết 1 đoạn hội thoại có chứa hàm ý.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(3’)
Nắm chắc thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý
Hoàn thiện các bài tập
Chuẩn bị bài cho tiết sau : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
..
..
.
 ..
..
..
Ngày soạn : Ngày dạy : 
TiÕt 124
Tëp lµm v¨n: NghÞ luËn vÒ mét bµi th¬, ®o¹n th¬
1. MỤC TIÊU
 a. Về kiến thức.
Giúp HS rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
 b. Về kỹ năng.
HS có kiến thức và kỹ năng viết bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ tốt.
 c. Về thái độ. GDHS yêu thơ văn hơn
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn bài
 b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ. (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 Vào bài: (1’)Trong thực tế, ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, các em đã làm quen với thao tác đọc thơ và cảm nhận thơ ở cấp độ đơn giản như đọc và phát biểu nhận xét về bài thơ đến bậc tiểu học, mức độ cảm thụ của các em được nâng lên một bước: biết đọc diễn cảm một bài thơ, biết chỉ ra cái hay, cái đẹp trong thơ, biết phát hiện các BPNT được các nhà thơ sử dụng trong bài. Sang chương trình ngữ văn THCS các em đã làm quen với thao tác đọc hiểu VB, từng bước tiếp cận với việc khám phá những giá trị ND- NT của VB thơ. Đây là những bước quan trọng để các em đến với kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.
 * b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Phần ghi bảng
 ?
?
 ?
?
 ?
?
 ?
Gv
?
?
Hs
- Cho HS đọc lại bài thơ MX nho nhỏ
- GV HS đọc văn bản
VĐNL của VB này là gì?
Tìm những LĐ về h/ả MX trong bài thơ được người viết nêu lên?
Người viết đã s/dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ LĐ ấy?
N/xét các luận cứ người viết đã sử dụng để CM cho luận điểm?
Chỉ ra các phần MB- TB- KB?
Nxét về bố cục của VB?
Nx về cách diễn đạt của bài văn?
PT trên bài viết HS thấy rõ.
- KQ
Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
ND, NT? Bố cục, lời văn?
Đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu phần LT
- GV gợi ý
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. (30’)
1. Văn bản.
 a, VĐNL: hình ảnh MX và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ MX nho nhỏ.
 b, Những luận điểm.
 - H/ả MX trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiểu tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
 + Mùa xuân của TN, đất nước trong LĐ và chiến đấu
 + Mùa xuân của con người
 “Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời”
 - Hình ảnh MX rạo rực của TN, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ
 + Btranh xuân của TN, đất nước được vẽ bằng cả màu sắc, âm thanh: (dòng sông xanh, hoa tím biếc,)
 + Tình cảm nâng niu vẻ đẹp của MX, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy: 
 “Tôi .. hướng”
 + Nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền thống bốn nghìn năm đến sắc xuân cứ đi lên phía trước.
 - Hình ảnh MX nho nhỏ thể hiện hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên về h/ả MX TN đất nước ở trước
+ H/ả: “một..cho đời.”
 -> Chứa đựng sự khiêm nhường, tự tin, tự hào của con người ý thức sâu sắc giá trị cuộc đời về HP của hiến dâng và đón nhận.
+ Nốt trầm xao xuyến.
 => Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, h/ả đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ.
 c, Bố cục
 - Mở bài: từ đầu -> trân trọng
 - TB: h/ả mùa xuân -> của MX: đây là phần trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về ND- NT của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm.
 - Kết bài: phần còn lại
 -> Giữa các phần của VB có sự LK tự nhiên về ý và về diễn đạt.
d, Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu bằng tình cảm tha thiết trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
 2. Bài học- ghi nhớ.
II. Luyện tập.(5’)
 - Luận điểm: nhạc điệu của bài thơ. Bất kì một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, tính nhạc thể hiện ở nhạc điệu tiết tấu của bài thơ, vang ngân trong tâm hồn người đọc. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này và cho đến nay ca khúc “MX nho nhỏ” vẫn luôn được coi là ca khúc sống mãi với thời gian được tôn vinh là cuộc “hôn phối” kì diệu giữa thơ và nhạc.
- Luận điểm: Búc tranh mùa xuân của bài thơ.
c. Củng cố, luyện tập.(5)
Viết phần thân bài kiểu nghị luận cho đoạn 1 văn bản : Con Cò
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2’)
Nắm chắc kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ
Hoàn thành phần luyện tập
Chuẩn bị bài cho tiết sau.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
..
..
.
 ..
..
..
Ngày soạn: Ngày dạy:
TiÕt 125
 TËp lµm v¨n: C¸ch lµm bµi nghÞ luËn 
 vÒ mét ®o¹n th¬, bµi th¬
1. MỤC TIÊU:
 a. Về kiến thức.
Giúp HS ôn lại các kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một bài thơ đoạn thơ nói riêng.
 b. Về kỹ năng.
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ theo các yêu cầu của kiểu bài
 c. Về thái độ: GDHS ý thức học tập, cách làm bài văn nghị luận
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu soạn bài + máy chiếu
 b. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu HD SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a. Kiểm tra bài cũ. 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Phần ghi bảng
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
- HS đọc các đề bài SGK 
Các đề này được cấu tạo ntn?
- Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể: đề 4,7
- Đề có kèm theo những chỉ thị cụ thể: các đề còn lại
- Về thực chất đề 4,7 đã có những chỉ định ngầm là yêu cầu NL về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “ những đặc sắc trong bài thơ viếng lăng Bác”
Các từ trong đề bài: PT, cảm nhận, suy nghĩ biểu thị yêu cầu gì đối với bài làm?
-> Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vđề được nêu ra trong bài. Sự khác biệt này chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài khác nhau”.
Bao gồm mấy bước?
VĐ cần NL?
PP nghị luận?
Tư liệu chủ yếu?
Bài thơ ra đời vào h/ả nào? tâm trạng của TG:
-> Trước CM, tác giả đi học, xa nhà, nhớ quê.
ND diễn tả trong bài thơ? NT của bài thơ góp phần thể hiện TY ntn?
-> Nỗi nhớ quê da diết
-> H/ả, câu thơ, ngôn từ, giọng điệu
Từ các PT trên, có thể hình thành mấy LĐ?
- HS đọc bài tập.
- XĐ bố cục?
 + MB: từ đầu -> rực rỡ
 + TB: tiếp -> Tế Hanh
 + KB: còn lại
NX phần mở bài?
ND của phần thân bài
Những N/xét chính về tình quê hương trong bài quê hương được người viết trình bày ở phần TB ntn?
Những suy nghĩ, ý kiến này được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào?
Kết bài?
MQH phần thân bài với mở bài, kết bài?
Sức hấp dẫn thuyết phục của VB?
Rút ra được bài học gì qua cách làm bài văn nghị luận này?
HS đọc ghi nhớ?
Nội dung c/xúc của bài thơ này là gì?
Cảm xúc của nhà thơ được gợi từ hương vị đặc điểm gì của thiên nhiên?
Hình ảnh ngôn từ trong khổ thơ có gì đặc sắc?
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. (5’)
 1. Đề bài.
 - Có thể kèm theo những chỉ thị cụ thể (PT, cảm nhận, suy nghĩ) có thể không.
 - Giống: các từ này đều yêu cầu NL về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Khác
 + PT: chỉ định về phương pháp.
 + Cảm nhận: lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết.
 + Suy nghĩ: nhấn mạnh tới nhận định, PT của người làm bài.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. (27’)
 1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
Đề bài: phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ quê hương của Tế Hanh
a, Tìm hiểu đề và tìm ý.
 - Tìm hiểu đề
 + VĐ cần NL: tình yêu quê hương
 + PP nghị luận: PT
 + Tư liệu chủ yếu: VB bài thơ quê hương của Tế Hanh
- Tìm ý
+ ND: nỗi nhớ quê hương
+ NT: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh ngôn từ, cấu trúc, nhịp điêụ, tiết tấu
 b. Lập dàn bài.
 * Mở bài: Giới thiệu bài thơ Quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.
 * Thân bài:
 - Tình yêu quê hương trong bài thơ.
 + Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn.
 + Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.
 + Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
 + nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh mùi nồng mặm của quê hương.
 * Kết bài:cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết đầy thơ mộng.
 c, Viết bài:
 d, Đọc lại bài và sửa chữa.
 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
 - Văn bản:
 Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ
 a, V/bản có bố cục mạch lạc, chặt chẽ
 * Mở bài: chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong bài là quê hương là thành công xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu.
 *Thân bài: cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp TN cuộc sống quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.
 - Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình
 + Nổi bật lên là những h/ả đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi
 + Cảnh trở về tấp nập no đủ
 + H/ả người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
 + Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế
 -> Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích bình giảng cụ thể h/ả, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
* Kết bài:
 - Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.
 -> Phần thân bài được nối kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát ở phần MB. Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ
b, Văn bản có sức h/dẫn, thuyết phục vì:
 + Đã nói được cái hay, cái đẹp của bài thơ, tình yêu quê hương tha thiết của TG.
 + Suy nghĩ đánh giá của người viết luôn được chứng minh PT cụ thể và bộc lộ sự rung cảm thực sự.
 * Ghi nhớ SGK- T 83
III. Luyện tập (7’)
 * Phân tích khổ thơ đầu bài sang thu của Hữu Thỉnh
 - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng cảm nhận tinh tế của tác giả về mùa thu đang đến
 + Hương ổi
 + Gió se
 + Làn sương mỏng chùng chình
 + Bỗng nhận ra
 + Phả
 + Hình như
c. Củng cố, luyện tập.(4)
Nhà thơ đã cảm nhận sự giao mùa bằng các giác quan nào?
So sánh sự cảm nhận này đối với các nhà thơ khác?
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(2’)
Nắm chắc cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoàn thiện phần luyện tập.
Chuẩn bị bài cho tiết sau: Mây và Sóng
* RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
..
..
.
 ..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 27 hay.doc