Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121: Sang thu - Dương Thị Hồng Thúy

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121: Sang thu - Dương Thị Hồng Thúy

Tiết 121: SANG THU

 -Hữu Thỉnh-

A. Mục tiêu cần đạt:

 I. Kiến thức: Qua tiết học, học sinh thấy được sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 II. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.

 III. Về thái độ: Thêm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.

 * Tích hợp:

 - Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý

 - Văn: Một số bài thơ về mùa thu, mùa hạ.

B. Chuẩn bị:

I GV:

1. Soạn bài (giáo án, bài giảng Power Point )

2. Phương pháp dạy học: phân tích các chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc ; thảo luận nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình, giảng bình .

 II. Học sinh

1. Trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên.

2. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp:

 Bước 1: Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh).

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ (dặn dò, nhắc nhở học sinh tích cực trong tiết học để thầy cô đánh giá cho điểm).

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121: Sang thu - Dương Thị Hồng Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121: SANG THU
 -Hữu Thỉnh-
A. Mục tiêu cần đạt:
	I. Kiến thức: Qua tiết học, học sinh thấy được sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
	II. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
	III. Về thái độ: Thêm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.
	* Tích hợp: 
	- Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý
	- Văn: Một số bài thơ về mùa thu, mùa hạ.
B. Chuẩn bị:
I GV: 
1. Soạn bài (giáo án, bài giảng Power Point)
2. Phương pháp dạy học: phân tích các chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc; thảo luận nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình, giảng bình.
	II. Học sinh
1. Trả lời các câu hỏi theo định hướng của giáo viên.
2. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp:
	Bước 1: Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh).
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ (dặn dò, nhắc nhở học sinh tích cực trong tiết học để thầy cô đánh giá cho điểm).
	Bước 3: Nội dung bài dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh bước vào việc tìm hiểu bài mới.
Phương pháp: Trực quan sinh động bằng tranh ảnh, thuyết trình
Thời gian: 2 phút
GV giới thiệu bài (Thuyết trình kết hợp trực quan sinh động – tranh ảnh):    Chẳng biết tự bao giờ, đất trời có mùa thu và cũng chẳng biết tự bao giờ, hương sắc mùa thu khiến cho các tao nhân mặc khách ngây ngất để phả vào mấy vần thơ. Tâm hồn con người luôn là một cây đàn muôn điệu với các "tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng thướt tha” để gửi vào thời tiết, thiên nhiên. Đông mang đến sự héo hắt, bi lụy, u sầu; xuân mang đến mầm sống cùng sự chuyển mình thần kỳ; hạ mang sức trẻ, sự sôi nổi, nhiệt thành; còn thu, thu e ấp gam màu trầm lặng với sự thơ mộng, lãng mạn. Nhưng cũng có lúc, tâm hồn ta buồn vui lẫn lộn như một sự giao mùa, chuyển tiết giữa Hè và Thu. Ít ai nhận ra vẻ đẹp của sự chuyển tiếp đó. Nhưng có một nhà thơ, ấy là Hữu Thỉnh đã từng thấy được điều ấy một cách tình cờ để phả vào khúc "Sang thu” mà cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh ra đời, nằm trong tập thơ nào, nghĩa của một số từ khó, thể thơ, phương thức biểu đạt và cảm xúc chung của bài thơ).
Phương pháp: Trực quan sinh động bằng tranh ảnh, thuyết trình
Thời gian: 10 phút
GV: Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa trang 71, em hãy trình bày những hiểu biết về nhà thơ Hữu Thỉnh?
GV: Yêu cầu những học sinh khác bổ sung bằng tư liệu sưu tầm của bản thân.
GV định hướng, chốt kiến thức cơ bản:
+ Tên đầy đủ: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Ông là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mĩ cứu nước, bởi thế ngòi bút của ông gắn bó với đề tài về chiến tranh, về người lính và cuộc sống ở nông thôn. Ông còn viết nhiều viết hay về những con người, về cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng.
+ Một số tập thơ của ông: Từ chiến hào tới thành phố, Trường ca biển, Thư mùa đông.
GV: Em hãy trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV định hướng, chốt kiến thức cơ bản.
GV hướng dẫn cách đọc: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
GV đọc mẫu.
GV: yêu cầu 1 HS đọc
GV: yêu cầu HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét cách đọc.
GV: Yêu cầu HS giải thích các từ khó chùng chình, dềnh dàng, và phả:
+ chùng chình: cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian
+ dềnh dàng: chậm chạp, thong thả, không vội vàng
+ phả: tỏa ra thành luồng.
GV chốt, đưa hình ảnh cụ thể để học sinh có thể cảm nhận được hết sắc thái nghĩa của từ.
GV: Em hãy cho biết thể thơ, phương thức biểu đạt và cảm xúc chung của bài thơ?
GV định hướng: Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên vào thu thể hiện theo trình tự các khổ thơ nối tiếp nhau nên không cần thiết phải chia đoạn. Tuy nhiên khi tìm hiểu, chúng ta nên chú ý tới cách sắp xếp các dấu hiệu của mùa thu ngày càng rõ nét của tác giả. Vậy, các dấu hiệu đó đã được tác giả sắp xếp như thế nào trong bài thơ?
- GV hắt lên máy đáp án đúng
- 1 HS trình bày.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- 1 đến 2 học sinh khác bổ sung.
- HS trình bày những hiểu biết của bản thân.
HS nghe hướng dẫn đọc, nghe đọc mẫu.
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý lắng nghe.
- HS giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV.
- HS xác định trả lời.
- HS nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu dấu hiệu về mùa thu được tác giả sắp xếp, trình bày trong bài.
- HS quan sát, đối chiếu, gạch và ghi nội dung vào SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm: 
+ Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Từ chiến hào tới thành phố” (1991).
+ Hoàn cảnh ra đời: 
- Đất nước vừa bước từ chiến tranh vào hòa bình (1977).
- Thiên nhiên bắt đầu sang thu
3. Đọc – giải thích từ khó:
4. Thể thơ: thơ trữ tình 5 chữ.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
Cảm xúc chung: những rung động suy tư của nhà thơ trước cảnh vật thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
GV dẫn dắt chuyển sang hoạt động 3: Sang thu là thời khắc giao mùa giữa hạ và thu. Thời khắc ấy dễ rung động tâm hồn của các thi sĩ nhưng khó có thể viết được cho thật hay, thật khác lạ. Vậy, Hữu Thỉnh đã có sự vận động ra sao trong quá trình sáng tác để thể hiện những rung động tinh tế, cảm xúc sâu xa trong tâm hồn mình. Chúng ta sẽ tìm hiểu phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS hiểu được những đặc sắc nghệ thuật, cũng như những ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong mỗi khổ thơ.
Phương pháp: Trực quan sinh động bằng tranh ảnh, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút
GV: Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng những giác quan nào và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng ra sao?
GV định hướng: Sự chuyển biến của tạo vật với những đặc trưng của thu về đã đánh thức các giác quan tinh tế của nhà thơ. Thi sĩ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (hơi gió se), thị giác (sương chùng chình)
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật khi gợi tả đất trời sang thu bằng một số câu hỏi sau:
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “hương ổi phả vào trong gió se”? (những từ ngữ nào đáng chú ý, những từ ngữ ấy đã gợi cảnh vật ra sao?)
GV định hướng: 
+ Hương ổi, phả, gió se là những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả.
+ Hương ổi phả vào gió se là cái ấm và cái lạnh giao vào nhau.
(mở đầu bài thơ là sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thương khó đọng lại trong những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng phả vào trong gió se, đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu.)
? Từ “phả” có thể thay thế bằng từ nào khác không? Vì sao?
GV định hướng: (phả: tỏa ra thành luồng) – đây là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan tỏa. Từ phả có thể thay bằng từ: thổi, đưa, bay, lan, tan Nhưng tất cả bấy nhiêu các từ ấy đều không diễn tả được cái nghĩa đột ngột bất ngờ của phút giao mùa
? Tác giả đã dùng cách nói nào khi diễn tả lời thơ “Sương chùng chình qua ngõ? Điều đó đã gợi cho em hình dung cảnh vật như thế nào?
GV định hướng: “chùng chình” là từ láy gợi hình, diễn tả sự chầm chậm, nhè nhẹ như cố ý để kéo dài thời gian.
(sương chùng chình qua ngõ – là một hình ảnh đẹp, lung linh, huyền ảo. ở đây, không còn là những hạt sương mà đã là một làn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm qua đường thôn, ngõ xóm. Chùng chình là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý làm chậm lại để kéo dài thời gian. Kết hợp với từ qua, tác giả dã khéo léo sử dùng thành công phép tu từ nhân hóa, đồng thời thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai...)
GV chốt: Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), từ những gì mờ ảo (sương), rất nhỏ hẹp và rất gần (ngõ).
? Nhà thơ đã đón nhận những tín hiệu giao mùa trong tâm thế, trạng thái như thế nào?
GV định hướng trả lời: Tâm trạng có phần ngỡ ngàng, đột ngột, bất ngờ, sững sờ (bỗng nhận ra). Khi đã nhận ra những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu với hương thu, gió thu, sương thu mà thi sĩ vẫn bâng khuâng, mơ hồ, chưa thể tin, thốt lên lời thầm thì tự hỏi (Hình như thu đã về)
- HS phát hiện trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe, ghi bài.
- HS làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS nêu cảm nhận của bản thân
- HS nghe, ghi bài.
- HS lựa chọn cách dùng từ và nêu nhận xét.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên
- HS nghe, ghi bài.
- HS suy nghĩ, trả lời.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Tín hiệu báo thu về:
* Cảnh: Tín hiệu thu về
+ Khứu giác: hương ổi phả.
+ Xúc giác: gió se.
+ Thị giác: sương chùng chình.
* Nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả.
+ Nhân hóa
* Tình: 
- Bỗng: đột ngột, bất ngờ.
- Hình như: mong manh, mơ hồ (TP tình thái)
GV khép chuyển ý: Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật. Từng cảnh sang thu của tạo vật cũng thấp thoáng hồn người sang thu: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng. Chỉ những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với đất nước, quê hương mới có thể cảm nhận được tinh tế như vậy!
? Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng để diễn tả sự chuyển biến của cảnh vật trong không gian lúc sang thu ở khổ thứ 2?
GV định hướng: bằng một số câu hỏi nhỏ sau:
? Phân tích nghệ thuật đặc sắc được sử dụng ở câu thứ nhất và câu thứ hai?
(Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hóa bằng những đổi thay của vạn vật. Sông lúc sang thu không còn cuồn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng nhưng đang lắng lại, đang trầm xuống. Một chữ dềnh dàng mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai của dòng sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đi qua. Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn. Từ bắt đầu trong ý thơ được dùng rất độc đáo bắt đầu vội vã chứ không phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim.)
GV định hướng: Khổ thứ 2 là sự cảm nhận tinh tế bức tranh sang thu ở tầm xa hơn, cao hơn với những nét hữu hình, cụ thể:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
? Hãy phân tích cái hay của hình ảnh thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
GV định hướng: Có đám mây mùa hạ còn vương lại. Và mây lưu luyến bắc chiếc cầu, vắt nửa mình sang thu. Với phép nhân hóa, tác giả đã gợi sự liên tưởng thú vị. Người ta thường nói khăn vắt trên vai, con đường mòn vắt ngang sườn núi... Hữu Thỉnh đã điểm vào bức tranh thu một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm-hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say sưa ngắm nhìn cảnh vật trong thời khắc này. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng lại có thêm ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đến một lúc nào đó “mây sẽ sang thu” hẳn để thành “tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” như trong bài thơ thu của Nguyễn Khuyến mà em sẽ được biết đến khi học lớp 10.
? Ở khổ thơ này, nhà thơ cảm nhận cảnh thiên nhiên với tâm trạng như thế nào?
GV định hướng: Nhà thơ mở rộng tâm hồn để cảm nhận chuyển mùa của đất trời sang thu trong tâm trạng say sưa.
HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS nghe ghi bài.
- HS suy nghĩ nêu nhận xét.
- HS nghe, ghi bài.
2. Khổ thơ thứ 2:
* Cảnh: Sự chuyển biến của cảnh vật trong không gian lúc sang thu.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối:
Sông – được lúc – dềnh dàng
Chim – bắt đầu – vội vã
à diễn tả những vận động tương tương phản của vạn vật.
- Nghệ thuật nhân hóa:
Đám mây – vắt nửa minh.
à diễn tả sự vận động của thời gian.
* Tình: say sưa ngắm nhìn cảnh vật.
GV khép chuyển ý: Sự thống nhất như liền một mạch xuyên suốt nửa hạ, nửa thu tạo được tâm thế lửng lơ không chỉ ở khổ 2 mà còn ở cả khổ thơ thứ 3 như một lời kết.
? Thiên nhiên sang thu còn được nhà thơ cảm nhận bằng những hình ảnh nào? (Chú ý những từ ngữ, nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ).
GV định hướng: Những thi liệu như nắng, sấm, mưa là đặc trưng của mùa hạ. Nhưng với độ giảm dần từ gay gắt chuyển hóa thành dịu êm, vơi dần, bớt dần. Đó là dấu hiệu của mùa thu. Sự phân hóa giữa hai mùa có một đường ranh giới rất mong manh. Và thế là thu hiện ra rõ nét hơn qua cảm nhận bằng kinh nghiệm, suy tư sâu lắng của nhà thơ chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như ở khổ thơ trên.
? Có ý kiến cho rằng: 2 câu cuối khổ 3 vừa có tính tả thực vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
GV định hướng: Tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn.
Hình ảnh có tính chất ẩn dụ: Sấm tượng trưng cho những vang động, thay đổi của cuộc đời. Sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người. Hàng cây đứng tuổi gợi tới con người đã đứng tuổi từng trải hơn với những suy ngẫm về cuộc đời.
GV bình: Đến đây ta càng thấm thía vì sao có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu Vì sao vừa dềnh dàng lại vừa vội vã. Từ bất chợt nhận ra cảnh sang thu của tạo vật mà bỗng nhận ra cảnh sang thu của đời người. Con người lúc sang thu không còn bồng bột, sôi nổi, ào ạt như thời thanh niên nữa mà sâu sắc, chín chắn hơn. Con người lưu luyến, bịn rịn với những gì đã qua nhưng cũng khẩn trương, gấp gáp thêm, vội vã thêm với thời gian, có chút gì đó bâng khuâng, bồi hồi, nhưng cũng có phần rất tự hào, kiêu hãnh. Một lần nói chuyện, ông có tâm sự rằng - Víi h×nh ¶nh cã gi¸ trÞ t¶ thùc vÒ hiÖn t­îng thiªn nhiªn nµy, t«i muèn göi g¾m suy ngÉm cña m×nh - khi con ng­êi ®· tõng tr¶i th× còng v÷ng vµng h¬n tr­íc nh÷ng t¸c ®éng bÊt th­êng cña ngo¹i c¶nh, cña cuéc ®êi Cách nói vừa có nghĩa tả thực, vừa có nghĩa ẩn dụ, ta gặp ta gặp ở rất nhiều bài như hình hình ảnh lộc trong bài Mùa xuân nhỏ nhỏ, hàng tre, mặt trời trong bài Viếng lăng Bác Nhưng cái đặc sắc, cái hay của tác giả Hữu Thỉnh là đã lấy cái động, là sự chuyển biến của vạn vật của thiên nhiên ở bên ngoài để nói về cái tĩnh ở bên trong tâm hồn ông.
? Vậy ở đây, tâm trạng của nhà thơ có gì khác so với những khổ thơ trên.
GV dẫn dắt HS chuyển sang phần tổng kêt
Sự sang thu của tạo vật nhịp với sự sang thu của con người, vũ trụ nhỏ hòa với vũ trụ lớn, cái riêng của nhà thơ mang tầm khái quát của nhân loại. Bài thơ đã khép lại những dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục suy nghĩ thêm về thời khắc giao mùa sang thu, về những điều nhà thơ đã tâm sự.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS nghe, ghi bài.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- HS ghi bài theo định hướng của giáo viên.
- HS nghe, ghi bài.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS nghe.
3. Biến đổi trong lòng cảnh vật:
* Cảnh: Thu hiện ra rõ nét
* Nghệ thuật:
- Nắng: vẫn còn
Mưa: đã vơi
Sấm: cũng bớt
à Hạ nhạt dần.
- Hai câu cuối
+ Tả thực: Sấm và hàng cây sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ:
Sấm: vang động, thay đổi của cuộc đời.
Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải.
à Thu hiện ra rõ nét.
* Tình: điềm tĩnh, trầm lặng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết giá trị nội dung 
và nghệ thuật của bài thơ
Mục tiêu: HS khái quát được những đặc sắc nghệ thuật, cũng như những ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong mỗi khổ thơ.
Phương pháp: Điền sơ đồ, đối chiếu so sánh bằng máy chiếu.
Thời gian: 5 phút
Em hãy điền các kiến thức khái quát nhất về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ vào sơ đồ tổng kết dưới dây:
III. Tổng kết: 
SANG THU
(Cảnh vật thiên nhiên lúc giao mùa)
CẢNH
Thiên nhiên
KHỔ 1
KHỔ 2
KHỔ 3
Tín hiệu thu về: thấp, hẹp, gần.
Đất trời sang thu: cao, rộng xa
Thu rõ nét: 
từ ngoài vào trong
TÌNH
Cảm nghĩ
Ngỡ ngàng
Say sưa ngắm nhìn
Suy ngẫm
NGHỆ THUẬT
- Nhân hóa, ẩn dụ, kết hợp đối
- Từ ngữ giàu sức gợi, hình ảnh giàu tính tượng trưng.
GV viên chữa bài làm của học sinh trên máy chiếu – yêu cầu HS nhận xét – GV nhận xét – chiếu đáp án đúng – yêu cầu HS sửa.
GV nhận mạnh nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý của bài thơ – 3 lớp nghĩa – nhấn mạnh các em sẽ được học ở những tiết sau.
Hoạt động 5 (Bước 4): Hướng dẫn học sinh Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm để giải quyết bài tập.
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Thời gian: 7 phút
GV: Em thích nhất những câu thơ (lời hát) nào nói về mùa thu? Nêu cảm nhận của em?
GV nêu cảm nhận của bản thân về bài “Hà nội mùa lá bay”: “.Mùa thu, xanh một trời Hà nội-Em nghe thu hát ngang lưng trời-Từng con đường xưa năm ấy-Lối ta đi qua những ngày thơ ấu” Thu Hà nội mang đến những cơn gió heo may nhẹ nhàng, những làn sương khói giăng trên mặt nước Hồ Tây, những con phố tràn ngập lá vàng rơi và đem theo cả những kỉ niệm thân thương thời thơ ấu chợt hiện về. Lời bài thơ rất ấm áp, mượt mà. Hình ảnh chàng trai đi tìm lại những kí ức của năm tháng cũ giữa mùa thu đất Thăng Long là một hình ảnh thật giản dị nhưng lại vô cùng lãng mạn. Chàng trai ấy cứ mải miết trong cuộc hành trình tìm lại mùi hương cốm đầu mùa dịu ngọt, hương hoa sữa ngào ngạt và cả bóng hình người thiếu nữ ngày xưa với tà áo trắng tung bay trong chiều thu. Để rồi sau đó, bất chợt anh nhận ra lòng mình đang mang một nỗi buồn man mác không thể gọi tên, bởi lẽ, mùa thu cũng là mùa của những hoài niệm.
HS trình bày ý kiến của cá nhân.
HS nghe.
- HS nghe.
IV. Luyện tập:
GV kết luận toàn bài: Mùa thu, mùa mang lại cảm hứng thi ca bất tận nhưng ít ai lại có thể có những cảm nhận tinh tế trong thời khắc giao mùa của vạn vật như nhà thơ Hữu Thỉnh. Điều ấy lại bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm với quê hương. Và tình yêu làng xóm, yêu miền quê sẽ trở nên tình yêu Tổ quốc. Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, dẫu có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên dành những khoảnh khắc để lắng sâu cảm xúc của mình, để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước như nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng làm.
	Bước 5: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối:
	1. Học bài (Thuộc thơ, Tìm hiểu chung, hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
	2. Tìm và bổ sung thêm các tư liệu có liên quan đến bài học.
	3. Soạn bài tiếp theo: Văn bản “Nói với con”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 24 tiet 121 San thu.doc