Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS .

 - Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.

 - Tích hợp với phần văn và các bài Tiếng Việt đã học.

 - Rèn kĩ năng thực hiện các bước, khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài phải thực hiện đủ 4 bước thì bài sẽ đạt kết quả cao

B.CHUẨN BỊ: *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.

 *Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

a.Câu hỏi : Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? Yêu cầu về bố cục, lời văn

b. Đáp án:- Trình bày nhận xét, đánh giá, về nội dung và nghệ thuật.

 - Bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, rung động chân thành của người viết.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/3/06	 Tuần 25 - Tiết 125
Ngày dạy : 11/3/06 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ
BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS . 
 - Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
 - Tích hợp với phần văn và các bài Tiếng Việt đã học.
 - Rèn kĩ năng thực hiện các bước, khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài phải thực hiện đủ 4 bước thì bài sẽ đạt kết quả cao
B..CHUẨN BỊ: *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 *Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: 
 	1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
a.Câu hỏi : Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? Yêu cầu về bố cục, lời văn 
b. Đáp án:- Trình bày nhận xét, đánh giá, về nội dung và nghệ thuật.
 - Bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, rung động chân thành của người viết.
 	 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Hoạt động 1I : Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Giáo viên yêu cầu HS đọc các đề ở SGK.
 - Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề ?
 - GV cho HS thảo luận, phát biểu ý kiến, HS nhận xét bổ sung, GV chốt lại.
.
Hoạt động 2.Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
-Hs đọc đề bài.
-Để làm tốt bài nghị luận này chúng ta phải tiến hành theo mấy bước?
-Phương pháp chủ yếu của bài?
- Tư liệu chủ yếu?
- Tư liệu bổ sung?
-Nội dung của bài thơ?
- Nêu nhận xét của emvề nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc đề bài, xác định bố cục của văn bản.
 - Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn không ? Tại sao ? Bài học kinh nghiệm về cách viết bài.
 - Nêu bố cục của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ? Nhiệm vụ của từng phần ?
 - Những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK.
 Nội dung
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 1.Đề 1,2,3,4.5,6,7,8 ( SGK).
 2.Nhận xét:
 a. Có hai cách cấu tạo đề:
 - Không kèm theo những chỉ định (lệnh) 
cụ thể. Ví dụ đề 4,7.
 - Có kèm theo những lệnh cụ thể, các đề còn lại.
 b. So sánh:
 - Giống nhau: Đều yêu cầu phải nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 - Khác nhau: 
 + Từ “ phân tích”: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
 + Từ “cảm nhận”: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
 + Từ “ Suy nghĩ”: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
II.Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 1.Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
 a.Tìm hiểu đề và ý
 * Tìm hiểu đề : 
 - Vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương.
 - Chỉ định về phương pháp nghị luận: Phân tích.
 - Tư liệu chủ yếu: Quê hương của Tế Hanh.
 - Tư liệu bổ sung, so sánh, đối chiếu: Vốn sống, tài liệu tham khảo về các bài thơ quê hương.
 * Tìm ý:
 - Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị...
 - Nghệ thuật: Cách miêu tả , chọn kọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu..,
 b Lập dàn bài.
 *.Mở bài: Giới thiệu baì Quê hương và vấn đề cần nghị luận là tình yêu quê hương.
 *Thân bài: 
 + Phân tích về nội dung:
 - Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá,
 - Cảnh thuyền cá về bến.
 - Nỗi nhớ làng quê biển.
 + Phân tích về nghệ thuật:
 - Thể thơ tám chữ, nhịp 3/2, 2/3, 3/5, vần chân ( Sông- hồng, cá- mã, giang- làng, gió- đỗ, về- ghe, trắng- nắng, xăm – nằm...) ..
 - Cấu trúc ngôn từ bút pháp hình ảnh...
 *Kết bài: Bài thơ là một khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm: Nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc.
 c. Viết bài: Dựa vào dàn bài đã lập viết bài văn hoàn chỉnh.
 d. Đọc lại bài viết và sửa.
 2.Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
 a.Văn bản: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ.
 b.Nhận xét:
 - Mở bài: Từ đầu...rực rỡ. Giới thiệu chung về đời thơ Tế hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ quê hương.
 - Thân bài: Tiếp....Tế hanh. Nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ qua cảm nhận và phân tích.
 - Kết bài: còn lại. Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ.
 * Văn bản có tính thuyết phục có sức hấp dẫn vì tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng.
 * Đọc bài thơ, cảm nhận sâu sắc thì bài viết có sức thuyết phục.
 Ghi nhớ: SGK
4. CỦNG CỐ: 
 - Để làm tốt bài nghị luận cần chú ý những gì ?
 - Cho Hs nhắc lại những nội dung chính ở phần ghi nhớ. 
5. DẶN DÒ: 
 - Học nắm chắc phần ghi nhớ.
 -Soạn bài : Dàn ý của bài viết số 6 để giờ sau trả bài.
D.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25 tiet 125.doc