Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 132

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 132

TIẾT 130: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

 -Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 -Các b¬ước làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ .

2. Kĩ năng

-Tiến hành các bư¬ớc làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ .

-Tổ chức, triển khai các luận điểm.

3. Giáo dục

 Tự giá và tuân thủ đúng các bư¬ớc làm kiểu bài nghị luận này.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

 -Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học, cách thức sử dụng hàm ý trong câu.

 -Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.

III. Chuẩn bị

1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.

2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/ 3/ 13
Ngày dạy : 4/ 3/ 13
TIẾT 130: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 -Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 -Các bước làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ .
2. Kĩ năng 
-Tiến hành các bước làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ .
-Tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Giáo dục 
 Tự giá và tuân thủ đúng các bước làm kiểu bài nghị luận này.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 -Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học, cách thức sử dụng hàm ý trong câu.
 -Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra:- Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
	- HS: suy nghĩ và trả lời.
3 . Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
1. Phân tích các tầng ý nghĩa....
2. Cảm nhận và suy nghĩ....
3.Cảm nhận của em...
4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe...
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
? HS so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các đề.
HS thảo luận và làm theo nhóm?
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau?
GV: Chép đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh..
HS tìm hiểu đề, tìm ý.
HS xác định vấn đề nghị luận .
HS Xác định phương pháp nghị luận, xác định t liệu ? Xác định nội dung?
HS thảo luận và làm theo nhóm?
GV: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau?
GV: HS thảo luận và làm theo nhóm?
GV: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau?
 GV: HS thảo luận và làm theo nhóm?
GV: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau?
GV : HS Xác định bố cục của văn bản ?
GV : HS cho biết tác giả đã nhận xét về tình yêu quê hương như thế nào? 
GV : HS cách lập luận của tác giả giữa phần thân bài, kết bài ra sao ?
GV: HS thảo luận và làm theo nhóm?
GV: Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau?
GV: HS thảo luận và làm theo nhóm?
HS đọc đề và xác định yêu cầu?
HS thảo luận và làm theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau.
I. Bài học
1. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
* Cấu tạo đề 
- Đề 4, 7 có tính chất chỉ định ngầm nghị luận về hình tượn người chiến sĩ lái xe và những đặc sắc trong bài Viếng lăng Bác
- Cách cấu tạo đề có kèm theo chỉ định cụ thể: các đề còn lại.
* So sánh:
- Giống nhau: Đề yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khác nhau: 
+ Phân tích yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm nhận của ngời viết.
+ Suy nghĩ: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh yêu cầu đánh giá , nhận định của ngời viết.
2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề nghị luận : tình yêu quê hương.
- Phương pháp nghị luận : phân tích.
- T liệu : văn bản bài thơ Quê hương Tế Hanh. Và các văn bản thơ về đề tài yêu nước.
b. Tìm ý :
- Nội dung : Nỗi nhớ  quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, mầu sắc, mùi vị...
- Nghệ thuật : Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu
c. Lập dàn ý:
* Mở bài :
- Giới thiệu bài thơ Quê hưuơng và vấn đề cần nghị luận : Tình yêu quê hương trong bài thơ.
* Thân bài :
- Phân tích về nội dung:
+ Cảnh dân chài bơi thuyền ra đánh cá.
+ Cảnh thuyền trở về.
+ Nỗi nhớ làng quê biển.
- Phân tích nghệ thuật :
+ Thể thơ 8 chữ.
+ Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh...
* Kết bài.
Bài thơ là một khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm, nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc.
d. Cách thức triển khai luận điểm
- Bố cục.
+ MB : ......rực rỡ-----) Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khỉ đầu thành công xuất sắc là bài thơ quê hương .
+ TB : .....thành thực của Tế Hanh.-----) nêu những nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ qua cảm nhận và phân tích của người viết.
- Nhận xét :
+ Nhà thơ viết bài thơ bằng cả tấm lòng, tình yêu quê hương.
+ Những hình ảnh đẹp nh mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ bình yên.
+ Vẻ đẹp cảu những người dân chai.
- Nỗi nhớ quê hương của tác giả được kết đọng trở thành những kỉ niệm .
+ Câu thơ cuối cùng cho ta hiểu thêm tâm hồn yêu quê
hương của tác giả.
- Phần kết bài đã có sự liên kết chặt chẽ với phần thân bài.
* Nhận xét: Văn bản trên có tính thuyết phục và có sức hấp dẫn bởi cách lập luận và dẫn chứng.
 Muốn viết bài ngị luận về đoạn thơ, bài thơ tốt thì cần đọc và cảm nhận thật sâu sắc về văn bản . 
* Ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập 
1.Cảm nhận về mùa thu qua các giác quan:
- Khứu giác: hương ổi.
- Xúc giác: gió se.
- Thị giác: sương chùng chình.
Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hòa các giác quan, vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa giầu sức khái quát.
2. Các biện pháp nghệ thuật:
- Nhân hóa : hương ổi- phả; sương - chùng chình.
- Miêu tả.
- Tu từ nghệ thuật.
3. Lập dàn ý:
- MB: Giới thiệu bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng.
- TB : + Phân tích cảm nhận về mùa thu qua các thủ pháp nghệ thuật.
 + Nhận xét thành công của tác giả
- KB: Nêu giá trị của khổ thơ.
4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK.- Đọc soạn văn bản Mây và sóng.
================================================================Ngày soạn: 3/ 3/ 13
Ngày dạy : 5/ 3/ 13
 TIẾT 126: MÂY VÀ SÓNG
 (- R- tago -)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những ngời sông trên “mây và sóng”
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2. Kĩ năng 
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy đợc ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
3. Giáo dục 
- Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học, cách thức sử dụng hàm ý trong câu.
 - Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
- Thảo luận nhóm : trao đổi về những giá trị dình dị mà sâu sắc của tình mẫu tử thông qua những hành động và lời nói của em bé.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
? Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ của người kinh có nội dung ý nghĩa tương tự với câu thơ của Y Phương:
 Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
	Sống trong thung không chê thùng nghèo khó.
3 . Bài mới: Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
? Đọc phần giới thiệu về tác giả và bài thơ trong SGK. 
HS nêu những nét cơ bản.
- Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính mỗi đoạn?
? Nêu thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản?
Hs: xác định thể thơ, nêu phương thức biểu đạt.
Đọc đoạn 1
? Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?
Hs: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng...với vầng trăng bạc”
Đó là những trò chơi như thế nào?
Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?
? Những người trên mây nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?
Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?
Ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào? Đó là trò chơi như thế nào? Em bé thể hiện tình cảm gì?
? Sóng đã nói với em bé những gì? Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? 
Em bé có muốn đi không? Tại sao?
Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?
? Em bé đã nghĩ ra trò chơi nhưu thế nào? Nhận xét về ý nghĩa ba câu thơ trên?
? Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy? Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trớc không? Vì sao?
?Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Hs: suy nghĩ trả lời.
Gv: hướng dẫn học sinh luyện tập
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc 
2. Chú thích
a. Tác giả
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ân Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
- Là nhà văn đầu tiên của Châu á được nhận gải thưởng Nô - ben về văn học (năm 1913).
b. Tác phẩm
- Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su (Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
3. Thể loại, - Thể thơ: Tự do.
4.Bố cục: 2 phần
+ Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
+ Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé.
5.Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ 
+ Lời rủ rê, mời gọi:
- Một trò chơi rất vui vẻ, hấp dẫn trên bầu trời cao rộng, có cả bình ming vàng, vầng trăng bạc làm bạn.
+ Lời từ chối và lí do từ chối:
- Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây (điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ). Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ, em yêu mây nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
+ Trò chơi sáng tạo:
 Trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời và mẹ. Em yêu thiên nhiên, nhưng yêu mẹ nhiều hơn. Tình mẫu đã thắng thú ham chơi nhất thời của em.
2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ
Sóng nói với em : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du...” =>Sóng rủ em cùng dạo chơi trên biển.
...Nhưng làm thế nào... =>Em bé muốn đi cùng sóng, em bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trong sóng.
...Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
=>Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.
-“Con là sóng...
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
=> Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
-Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh tượng trưng, sự tưởng tượng bay bổng, sự hoá thân của tác giả vào nhân vật em bé.
2. Nội dung
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt
IV. Luyện tập
HS đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK.- HS làm đề cương ôn tập về thơ
..........................................................................................................................................
Ngày soạn: 3/ 3/ 13
Ngày dạy : 7/ 3/ 13
 TIẾT 132: ÔN TẬP VỀ THƠ
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong chương trình HKII. 
 - Củng cố kiến thức về thể loại thơ trữ tình. 
 - Bước đầu nắm được thành tựu nổi bật của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ xx, đặc biệt từ sau năm 1945. 
2. Kĩ năng 
 - Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
3. Giáo dục 
 -Kĩ năng hoàn thành bảng hệ thống kiến thức đã học.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 -Giao tiếp: trình bày trao đổi về nội dung của bài học. 
 -Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
 1. Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo 06 câu hỏi SGK, học thuộc lòng các bài thơ đã trong chương trình lớp 9.
 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
 -Hs: Soạn bài, ôn tập
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
	- HS: suy nghĩ và trả lời.
3 . Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài.
Hoạt động của thầ và trò
Nội dung
I- Hệ thống các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn lớp 9
 1) Đồng chí Chính Hữu viết năm 1948, thể thơ tự do.
 - Ca ngợi tình đồng chí cùng chung một lý tưởng của những lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
 2) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, viết năm 1958, thể thơ 7 chữ.
 3) Bếp lửa - Hoàng Việt, viết năm 1963, thơ tự do.
 4) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, viết năm 1969, thể thơ tự do.
 5) Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm, viết1971, thơ 8 chữ.
 6) Anh trăng - Nguyễn Duy, viết 1978, thơ 5 chữ.
 7) Con cò - Chế Lan Viên, viết 1962, thơ tự do.
 - Nội dung: Qua hình tượng con cò trong ca dao, trong lời hát ru, tác giả ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru của mẹ.
 - Nghệ thuật: Vận dụng ca dao một cách sáng tạo.
 8) Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, viết năm 1980, thể 5 chữ.
 - Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân của tự nhiên đất nước và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung.
 - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ mới lạ, độc đáo và nhiều nhạc tính.
 9) Viếng lăng Bác - Viễn Phương, viết năm 1976, thể 8 chữ.
 - Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu xa của nhà thơ và mọi người khi vào lăng Bác.
 - Nghệ thuật: Giọng thơ trang trọng, thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm xúc.
 10) Sang thu - Hữu Chỉnh, viết năm 1975, thể 5 chữ.
 - Nội dung: Biến chuyển của tự nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
 - Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh mới lạ, dùng từ độc đáo, ý nhị, giàu biểu cảm.
 11) Nói với con - Y Thơng, viết năm 1975, thể tự do.
 - Nội dung: Lời trò chuyện với con, thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
 - Nghệ thuật: Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu sắc.
II. Sắp xếp các bài thơ trên theo từng giai đoạn lịch sử
 1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Đồng chí (Chính Hữu) 
 2) Giai đoạn hoà bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964)
	- Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (1958)
	- Bếp lửa - Bằng Việt (1963)
	- Con cò - Chế Lan Viên (1962)
 3) Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964-1975)
	- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật (1969)
	- Khúc hát ru những em bé - Nguyễn Khoa Điềm (1971)
 4) Giai đoạn từ sau năm 1975
	- ánh trăng- Nguyễn Duy, viết năm 1978.
	- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, viết năm 1980.
	- Viếng lăng Bác - Viễn Phương, viết năm 1976.
	- Sang thu - Hữu Chỉnh, viết năm 1975.
	- Nói với con - Y Phương, viết sau năm 1975.
 III- Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung 3 bài thơ Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng 
 1) Những điểm chung:
	- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
	- Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
 2) Những điểm riêng:
	- Khúc hát ru: Là sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà- ôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
	- Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
	- Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sa của bé với mẹ thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong tự nhiên, vũ trụ.
 IV- Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ:
Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, ánh trăng
+ Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính cách mạng, trong những hình ảnh khác nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội, gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những ngời lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
+ Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế hiên ngang, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng Miền Nam của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa Thành phố, trong hoà bình: Gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lý, nghĩa tình thuỷ chung.
4. Củng cố : - Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
 5. Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập để giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 28(2).doc