Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 143, Bài 30: Bố của Xi-Mông - Năm 2021-2022

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 143, Bài 30: Bố của Xi-Mông - Năm 2021-2022

1. Kiến thức

- Nắm được những nét chung về tác giả, tác phẩm.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-mông; Rút ra bài học về lòng yêu thương con người.

- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

1.2. Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bố của Xi-mông” [1].

- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [2].

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn trong văn bản “Bố của Xi-mông” [3].

- Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Xi-mông trong văn bản [4].

- Từ nội dung và nghệ thuật của văn bản, vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc hiểu

 

docx 9 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 143, Bài 30: Bố của Xi-Mông - Năm 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /4/2022
Ngày giảng: /4/2022
Bài 30: Tiết 143: 
Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích)
(Guy đơ Mô-pa-xăng)
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nắm được những nét chung về tác giả, tác phẩm.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-mông; Rút ra bài học về lòng yêu thương con người.
- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.
Về năng lực
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
Phát triển năng lực tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
Năng lực đặc thù
Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bố của Xi-mông” [1].
Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [2].
Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn trong văn bản “Bố của Xi-mông” [3].
Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Xi-mông trong văn bản [4].
- Từ nội dung và nghệ thuật của văn bản, vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc hiểu
thông dụng [8].
Về phẩm chất: Bài học góp phần phát triển phẩm chất nhân ái: khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt; tự rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và đối diện với lỗi lầm của bản thân.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên việc giải quyết một vấn đề có tính thực tiễn trong cuộc sống đó là lòng yêu thương con người
Nội dung:
Các em đã học những tác phẩm nào nói lên cuộc chia tay của những em bé ? 
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
Bài hát ca ngợi : 
 Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng ...
GV vào bài Sản phẩm: Ý kiến cảm nhận của HS trước tình huống thực tiễn mà giáo viên đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc một truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu một vài HS phát biểu ý kiến.
HS phát biểu ý kiến, các em khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS.
Đưa ra một vài gợi mở, bình giảng và kết nối vào nội dung của bài học.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
Đọc – hiểu văn bản (59’)
I. ĐỌC & TÌM HIỂU CHUNG VB (15’)
Mục tiêu: [1]; [2].
Nội dung:
GV sử dụng KT tia chớp để hỏi về thông tin tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.
HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời những câu hỏi của GV.
Sản phẩm:
- Tác giả: là nhà văn hiện thực nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Xuất xứ của tác phẩm: 
- Thể loại của tác phẩm: truyện ngắn.
- Bố cục của văn bản? 
a) Từ đầu: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
b) Tiếp theo đến một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp.
c) Tiếp theo đến bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
d) Phần còn lại: Ngày hôm sau ở trường.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao ở cuối tiết trước và trả lời nhanh câu hỏi số 1:
Nêu những hiểu biết của em về Mô-pa-xăng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1 vài HS trả lời nhanh, HS sau không trả lời ý kiến của HS trước
HS trả lời.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Là nhà văn hiện thực nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV mở rộng: Cha ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp - Phổ (1870) bùng nổ, ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, ông làm việc ở các bộ Hải quân và Giáo dục. Năm 1880 ông bắt đầu nổi tiếng với truyện ngắn Viên mỡ bò. Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm trên 300 truyện ngắn, 6 cuốn tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc thể loại khác. Cuối đời ông mắc bệnh thần kinh và mất 1893.
 chuyển dẫn sang mục 2
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Thể loại
Xuất xứ đoạn trích ?
Yêu cầu HS đọc và tóm tắt văn bản.
Nêu bố cục của văn bản? 
- Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV:
B3: Báo cáo, thảo luận
GV kể tóm tắt phần đầu truyện: Xi-mông là cậu bé con của Blăng sốt. Cậu chào đời không có bố nên ngay từ ngày đầu đến lớp cậu bị bọn trẻ xúm vào trêu chọc. Cậu chống cự lại chúng nhưng vì yếu thế nên thất bại, buồn tủi cậu chạy ra dòng sông tự vẫn.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: đọc chậm, rõ ràng, chú ý lời thoại và diễn biến tâm trạng của các nhân vật.
- GV đọc minh họa, gọi HS đọc và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn HS kể tóm tắt văn bản.
HS:
Trả lời các câu hỏi của GV.
HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và
chuyển dẫn sang đề mục sau.
- GV cung cấp tóm tắt tác phẩm: Truyện ngắn viết về một chú bé (Xi-mông) không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thâm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân (Phi-líp), chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình.
- GV có thể kể tóm tắt phần cuối của truyện: Bọn xấu thường vẫn trêu chọc Xi mông cho rằng bác Phi-líp không phải thực sự là bố của Xi mông vì bác ta không phải là chồng của mẹ cậu bé. Xi-mông tìm đến lò rèn nơi bác làm việc và làm việc và nói hết sự tình với bác. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, bác Phi líp đến nhà ngỏ lời cầu hôn với Blăng sốt, được Blăng sốt nhận lời, Phi líp trở thành bố của Xi-mông.
1. Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng (1850 - 1893)
- Là nhà văn hiện thực nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:
- Thể loại: Truyện ngắn.
Đoạn trích:
- Xuất xứ: Trích phần giữa của truyện ngắn cùng tên.
- Đọc, tóm tắt:
- Bố cục: 4 phần 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (44’)
Nhân vật Xi-mông
Mục tiêu: [3], [4]
Nội dung:.. cho HS tìm hiểu về nhân vật Xi-mông
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
Sản phẩm: 
- Xi-mông được giới thiệu trong câu chuyện là một em bé: Xi-mông là một bé trai, độ 7-8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.Bạn bè trong trường học thường trêu chọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố. 
- Hoàn cảnh: Tội nghiệp, đáng thương.
- Xi-mông ra bờ sông để: tự tử.
- Cảnh tượng đã hiện ra trước mắt Xi-mông: Trời ấm áp, mặt trời êm đềm, nước lấp lánh, chú nhái màu xanh lục nhảy dưới chân em
- Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh: Hình ảnh so sánh nổi bật cảnh vật.
- Tác dụng: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, ấm áp).
- Cảnh vật đó đã tác động đến tâm trạng Xi-mông: (- Có những phút giây khoan khoái và em thèm được ngủ trên mặt cỏ =>Khiến Xi-mông quên đi đau khổ).
- Trò chơi đó đã tác động tới tâm trạng của Xi-mông : Em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ, em lại khóc).
Xi-mông tìm thấy niềm vui nơi bờ sông nhưng lại bị chính những bạn bè chế giễu. Em suy nghĩ gì về việc này ?
Thiên nhiên nâng đỡ tâm hồn em phải chăng thực trạng xã hội đang lạnh lùng với nỗi khổ của người khác.
- Em lại khóc: Vì điều đó đã kéo em về thực tại không thoát ra được (có nhà, có mẹ, không có bố.
- Nhà văn nhiều lần kể chuyện Xi-mông khóc: “Cảm giác uể oải sau khi khóc, em lại khóc, người em rung lên, những cơn nức nở lại kéo đến, em chỉ khóc hoài”.
- Việc Xi-mông quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện, Xi-mông đã cầu nguyện: Cầu có một người bố, cầu giải thoát khỏi nỗi đau khổ.
Những cơn nức nở kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy Xi-mông,mà em chỉ khóc hoài cho em cảm nhận: em không đọc hết bài kinh vì những cơn nức nở kéo đến, dồn dập để they được em đang chịu đựng 
Nỗi khổ đến tuyệt vọng.
- Người có lỗi trong những đau khổ của Xi-mông: Đám bạn học, Người đàn ông đã lừa dối mẹ của Xi-mông 
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao ở cuối tiết trước và trả lời các câu hỏi
Xi-mông được giới thiệu trong câu chuyện là một em bé như thế nào ?
Nhận xét gì về hoàn cảnh ? 
Với hoàn cảnh như vậy Xi-mông ra bờ sông để làm gì ? 
Em thấy cảnh tượng đã hiện ra như thế nào trước mắt Xi-mông? 
Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh đó? Tác dụng? 
Cảnh vật đó đã tác động đến tâm trạng Xi-mông như thế nào ?
Sau giây phút đó là sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn em vào một trò chơi như thế nào? 
Trò chơi đó đã tác động tới tâm trạng của Xi-mông ra sao?
Vì sao em lại khóc ?
Nhà văn nhiều lần kể chuyện Xi-mông khóc, em hãy tìm và liệt kê những từ ngữ thể hiện điều đó?
Việc Xi-mông quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện. Theo em Xi-mông đã cầu nguyện điều gì ? 
Những cơn nức nở kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy Xi-mông,mà em chỉ khóc hoài cho em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Xi-mông?
Theo em ai là người có lỗi trong những đau khổ của Xi-mông?
Nhận xét nghệ thuật ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1 vài HS trả lời nhanh, HS sau không trả lời ý kiến của HS trước
HS trả lời.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Là nhà văn hiện thực nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV giới thiệu cách tiếp cận nội dung văn bản theo nhân vật.
* Hoàn cảnh: Tội nghiệp đáng thương.
* Tâm trạng: 
- Khi em ở ngoài bờ sông: 
+ Cảnh thiên nhiên tươi đẹp khiến em quên đi đau khổ.
+ Chợt nhớ tới nhà, đến mẹ 
=> Em lại khóc.
=> Nỗi đau tuyệt vọng.
4. Củng cố: 2 phút
- Tóm tắt đoạn trích.
5. Hướng dẫn học bài: 1 phút
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu tiếp nội dung văn bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_143_bai_30_bo_cua_xi_mong_nam_202.docx