Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 165

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 165

Tuần 33.

TIẾT 156: CON CHÓ BẤC

(Trích: Tiếng gọi nơi hoang dã).

 ___Giắc Lân - Đơn___

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp Hs thấy được nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoó-tơn và con chó Bấc ; sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn.

1. Kiến thức:

- Những nhận xét tinh tế kết hợp vớỉttí tưởng tượng tuyệt vời của tads giả khi viết về loài vật.

- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhàvăn khi viết về con chó Bấc.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm văn bản dịch thuộc thể loại văn tự sự.

B. Chuẩn bị.

- GV: Giáo án, Sgk.

- HS: Chuẩn bị bài.

- Phương pháp:Phân tích, bình.

C. Tiến trình lên lớp.

* Hoạt động 1: Khởi động.

1. Tổ chức:

 Sĩ số: 9B

2. Kiểm tra.

 Tóm tắt nội dung văn bản “ Bố của Xi-mông”, thông qua truyện tác giả muốn đề cập tới điều gì?

3. Bài mới.

Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của 0. Hen-ri, nhà văn Mĩ thế kỉ Xĩ thì giờ đây ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài cuộc sống của nhữg người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 165", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/04/2013
Giảng :	
Tuần 33.
TIẾT 156: CON CHÓ BẤC
(Trích: Tiếng gọi nơi hoang dã).
	___Giắc Lân - Đơn___
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs thấy được nghệ thuật kể chuyện của G. Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thoó-tơn và con chó Bấc ; sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn.
1. Kiến thức:
- Những nhận xét tinh tế kết hợp vớỉttí tưởng tượng tuyệt vời của tads giả khi viết về loài vật.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhàvăn khi viết về con chó Bấc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm văn bản dịch thuộc thể loại văn tự sự.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp:Phân tích, bình.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
 Tóm tắt nội dung văn bản “ Bố của Xi-mông”, thông qua truyện tác giả muốn đề cập tới điều gì?
3. Bài mới.	
Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của 0. Hen-ri, nhà văn Mĩ thế kỉ Xĩ thì giờ đây ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài cuộc sống của nhữg người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.
-Kể lại đoạn trích học, chú ý đoạn 3 về độ dài của đoạn.
- HS đọc chú thích .
- XĐ bố cục của văn bản ?
Đoạn 1 của phần trích tác giả muốn giới thiệu điều gì?
Nhận xét về lời văn của tác giả:
Thoóc - tơn cư xử với Bấc thể hiện qua những chi tiết nào ?
 Học sinh đọc đoạn 2.
Tình của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua các khía cạnh khác nhau như thế nào?
Nhận xét của em về tình cảm của Bấc với Thoóc- tơn ntn?
Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này?
 Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “ tâm hồn” của con chó Bấc?
Em đã biết thơ ngụ ngôn của La phông Ten sáng tạo nhiều về nhân hoá khi viết về các loài vật.
Cách miêu tả này của nhà văn có gì khác. 
(Nhà văn đã miêu tả trong trí tưởng tượng tuyệt vời, trong tình yêu thương và sự gắn bó với loài vật...).
Bấc hiện lên như thế nào?
Tình cảm, thái độ của t ác giả?
Hs đọc ghi nhớ trang 145.
* Hoạt động 3. Luyện tập.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc, kể.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
 Giắc-lân-đơn (1876-1916). Là nhà văn Mĩ.
b. Tác phẩm.
 Văn bản trích từ tiểu thuyết” Tiếng gọi nơi hoang dã”
c. Từ khó.
 Chú thích 1, 4, 5, 7, 8.
3. Thể loại và bố cục.
- Thể loại: Tiểu thuyết.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đ1: Đoạn đầu của phần trích; giới thiệu về Giôn Thoóc- Tơn
+ Đ 2: ứng với đoạn 2 của phần trích tình cảm của Thoóc -Tơn đối với Bấc 
+ Đ3:Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con cho Bấc.
-Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.
- Lúc ở nhà thẩm phán Mi - Lơ: đi săn cùng hội cùng phường, hộ vệ, tình bạn trịnh trọng
- Phải đến Giôn Thoóc - Tơn mới khởi dậy lên được.
- Chào hỏi thân mật.
- Nói chuyện vui vẻ.
- Túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình.
- Rủ rỉ.
- Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái cảu anh vậy. 
-“Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”
® Anh là một ông chủ lý tưởng.
2. Tình cảm của con chó Bấc với Thoóc-tơn.
- Thường nằm phục ở dưới chân chủ hành giờ, mắt háo hức ...
- Có những tình cảm đặc biệt đối với Thoóc -tơn.
- Con chó dường như biết suy nghĩ.
- Bấc không những biết vui mừng mà còn biết lo sợ.
- Bấc còn nằm mơ nữa.
=>Tình cảm rất phong phú và đặc biệt vừa tôn thờ vừa biết ơn.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
 Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nhân hoá.
2. Nội dung.
 Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
* Ghi nhớ.
 Sgk T145.
* Luyện tập.
* Hoạt động 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung bài.
- Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
5. Hướng dẫn về nhà:
	+ Học bài theo yêu cầu bài học, luyện tập
+ Nghệ thuật đặc sắc trong viết truyện của tác giả
+ Ôn tập tổng kết văn học nước ngoài.
	______________________________________________________
Ngày soạn:	11/04/2013
Giảng:	 
TIẾT 157: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức về phân môn Tiếng Việt đã học.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học để làm bài.
3. Thái độ: 
- Ôn tập tốt để bài làm đạt kết quả cao.
- Có ý thức tự giác học tập, làm bài.
B. Đề bài và điểm số.
Phạm vi kiến thức
Các mức độ cần đạt
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thành phần biệt lập
Số câu : 2
Số điểm:0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm:0,5
Tỷ lệ: 5%
Biện pháp tu từ
Số câu :1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ : 2,5 %
Số câu : 1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ : 2,5 %
Từ tượng hình
Số câu :1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ: 2,5%
Số câu :1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ: 2,5%
Phép liên kết
Số câu: 1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ: 2,5 %
Số câu :1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ : 2,5 %
Kiểu câu
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 5 %
Số câu : 2
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 5 %
Từ loại
Số câu : 1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ : 2,5 %
Số câu : 1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ : 2,5 %
Thành phần câu
Số câu : 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Hàm ý
Số câu : 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Tổng cộng
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu : 4
Số điểm:1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu : 11
Số điểm: 10
Tỷ lệ:100%
 THIẾT KẾ MA TRẬN
	ĐỀ BÀI
Phần trắc nghiệm:(3 điểm)
Lựa chọn phương án đúng viết vào bài làm.
Câu 1. “Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.
 Từ “Hỡi” là thành phần nào?
	a. Tình thái	.	b. Phụ chú.	
	c. Cảm thán	.	d. Gọi-đáp
Câu 2. Trong đoạn thơ:
	“Dù là tuổi hai mươi
	 Dù là khi tóc bạc”.
	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải).
	Biện pháp tu từ được sử dụng là:
	a. Ẩn dụ.	b. Hoán dụ.	
c. Điệp ngữ.	d. So sánh.
Câu 3. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
Nối.
1. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
a. Thành phần gọi - đáp.
1 -
2. Đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu 
b. Thành phần tình thái.
2 -
3. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
c. Thành phần phụ chú.
3 -
4. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
d. Thành phần cảm thán. 
4-
5. Dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (Vui, buồn, mừng, giận)
5 -
Câu 4. Trong các từ dưới đây từ nào không phải là từ tượng hình?
	a. Rạng rỡ.	b. Bỏm bẻm.	
c. Bô bô 	.	d. Hung hung.
Câu 5. Trong đoạn văn sau có dùng phép liên kết nào?
“Hoạ sỹ nào cũng đến Sa Pa. Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này đã ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sỹ như bác”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
a. Phép nối.	b. Phép thế.	
c. Phép liên tưởng .	d. Phép đồng nghĩa.
Câu 6. Phần gạch chân trong câu: “Đó là một hành động đúng đắn” là:
 	a. Danh từ.	 b. Động từ.
 	c. Tính từ. d. Số từ.
Câu 7. Câu “ Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó” là loại câu:
a. Câu đơn. b. Câu ghép. 
 	c. Câu rút gọn. d. Câu đặc biệt.
Câu 8. Câu" Tôi thích bóng đá nhưng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền " là câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản. 
a. Đúng. b. Sai. 
Phần tự luận: ( 7 điểm ).
Câu 1. (2 điểm)
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Câu 2. (3 điểm)
Phân tích thành phần câu của các câu sau:
a. Chiều nay, tôi và Lan cùng nhau đến nhà Trinh.
	b. Sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc, đang bị ô nhiễm. 
c. Giải một bài toán khó, nó thường suy nghĩ rất lâu.
Câu 3. (3 điểm)
Hãy tạo ra một cuộc đối thoại, trong cuộc thoại đó có sử dụng một câu văn chứa hàm ý. Em hãy gạch chân câu văn chứa hàm ý đó và chỉ ra nội dung hàm ý ấy là gì?
C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần.	
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
Phần trắc nghiệm - 2 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
c
1 - c 4 - a
3 - b 5 - d
c
b
a
d
a
- Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Phần tự luận - 8 điểm
Câu 1. (2 điểm)
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
+ Khởi ngữ của câu: “mắt tôi”.
+ Có thể viết lại thành câu không có khởi ngữ như sau:
 Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
 1 điểm
 1 điểm
Câu 2. (3 điểm)
Phân tích thành phần câu của các câu sau:
a. Chiều nay, tôi và Lan cùng nhau đến nhà Trinh.
b. Sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc, đang bị ô nhiễm. 
c. Giải một bài toán khó, nó thường suy nghĩ rất lâu.
a. Chiều nay/, tôi và Lan/ cùng nhau đến nhà Trinh.
TN	 CN VN
b. Sông Hồng/, con sông lớn nhất miền Bắc/, đang bị ô nhiễm. 
CN 	TPBL(phụ chú)	 VN
c. Giải một bài toán khó/, nó/ thường suy nghĩ rất lâu .
	KN	CN	VN
 1 điểm
 1 điểm
 1 điểm
Câu 2. (3 điểm)
 Hãy tạo ra một cuộc đối thoại, trong cuộc thoại đó có sử dụng một câu văn chứa hàm ý. Em hãy gạch chân câu văn chứa hàm ý đó và chỉ ra nội dung hàm ý ấy là gì?
+ Biết tạo ra 1 cuộc đối thoại, diễn đạt rõ ràng, chính xác nội dung đối thoại. 
+ Có sử dụng được 1 câu văn mang hàm ý.
+ Chỉ rõ nội dung hàm ý ấy là gì.
 1 điểm
 1 điểm
 1 điểm
D. Tổ chức kiểm tra.
 1. Tổ chức.
	Sĩ số: 9B
 2. Tiến hành kiểm tra. 
- GV giao đề cho Hs.
- Hs làm bài.
- GV đôn đốc, nhắc nhở hs.
- HS chủ động, độc lập làm bài.
3. Thu bài, nhận xét.
- Hết giờ Gv thu bài.
- Nhận xét về ý thức và quá trình làm bài của hs.
- Rút kinh nghiệm cho những giờ kiểm tra sau.
 E. Hướng dẫn về nhà.
 - Ôn tập nội dung đã học.
 - Xem lại cách làm bài. 
______________________________________________	
Ngày soạn:11/04/2013	
Giảng:
TIẾT 158: LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Giúp Hs củng cố lại những kiến thức lý thuyết của hợp đồng và thực hành cách viết một hợp đồng.
1. Kiến thức:
- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kỹ năng:
- Viết được một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Phương pháp:Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra. 
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới. 
 	Hoạt động 2: Nội dung luyện tập.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Mục đích, tác dụng của hợp đồng?
Văn bản nào có tính pháp lí?
Những mục cần có của một bản hợp đồng? 
Phần nội dung chính được trình bày ntn?
Những yêu cầu về hành văn, số liện cảu hợp đồng?
* Hoạt động 3: Luyệ ... Văn bản nghị luận bàn bạc về một vấn đề nào đó.
+ Văn bản điều hành có tính chất hành chính sự nghiệp. 
- Mục đích: tự sự làm sống lại câu chuyện, miêu tả làm hiệnnlên cảnh vật, con người..., biểu cảm làm nổi rõ tâm trạng...
- Các yếu tố:  
+ Tự sự : Nhân vật, tình tiết, chủ đề...
+ Miêu tả: tính chất, thuộc tính...
+ Biểu cảm: Cảm súc, nội tâm...
+ Thuyết minh: thuộc tính, cấu tạo...
Câu 2. 
Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau ( Tuynhiên chúng lạin kết hợp với nhau).
Câu 3. 
- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.
Câu 4.
+ Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.
+ Khác nhau: Thể loại văn học là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm văn học, với phạm vi hẹp hơn.
a. Các thể loại văn học: Kịch, ký, tuỳ bút, truyện, thơ. 
b. Các thể loại văn học có phương thức biểu đạt khác nhau: Tự sự biểu đạt bằng câu chuyện, trữ tìnhbiểu đạt bằngcảm xúc, kịch biểu hiện bằng xung đột và hành động. 
Câu 5. 
Sự khác nhau giữa văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự.
-Văn bản tự sự: Được thể hiện trong văn học là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)...
-Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)
Câu 6. 
Phân biệt kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình.
+ Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.
+ Khác nhau:
Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.
Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thê văn học như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút)
Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), các bài thơ hiện đại.
Câu 7.
Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận nhưng phương thức chính vẫn là nghị luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
4. Củng cố.
- Khái quát về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Ngoài bảng tổng hợp, chúng ta còn cần lưu ý một số vấn đề sau:
	(Gv dùng bảng phụ chỉ dẫn cho hs).
+ Bảng1: So sánh “Thuyết minh” – “Giải thích” – “Miêu tả”.
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
Phương thức chủ yếu.
 Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
 Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
 Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
Cách viết
 Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định và vốn sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
+ Bảng 2: Khả năng kết hợp giữa các phương thức:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
- Có sử dụng bốn phương thức còn lại
- Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
- Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh
- Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
- Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
- Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận
5. Hướng dẫn về nhà:
 + Chuẩn bị cho tiết 2
 + Tìm hiểu tiếp phần II, III cho tiết 2.
____________________________________________________
Ngày soạn:18/04/2013
Giảng:
TIẾT 164: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 	
(Tiếp)	
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Tiếp tục giúp Hs nắm vững kiến thức về các kiểu văn bả đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lựcđọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Lấy ví dụ một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt?
3. Bài mới. 
 * Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học?
(Ví dụ: Văn bản: ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần và Tập làm văn?
Việc bổ sung và quan hệ chặt chẽ như thế nào?
? Cho ví dụ cụ thể?
(Ví dụ: Truyện ngắn; ví dụ một văn bản nghị luân, một văn bản thuyết minh...).
Yêu cầu của mục III: Phát vấn, đàm thoại để làm rõ các mục 1,2,3.
Đích biểu đạt của 3 kiểu văn bản đó là gì?
Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh?
Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm? Vì sao?
Ngôn ngữ, lời văn trong mỗi kiểu văn bản trên như thế nào?
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 1. 
Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt.
® Giúp cho học sinh học tập được cách viết Tập làm văn.
-Ví dụ: Văn bản : “ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh giúp cho việc viết Tập làm văn nghị luận rất có hiệu quả. 
Câu 2.
Phần Tiếng Việt với phần Văn và Tập làm văn có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần.
-Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ, khả năng của từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viếtTập làm văn.
-Ví dụ cụ thể: Truyện ngắn:”Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)
Câu 3.
Các phương thức biểu đạt trong các kiểu văn bản khác nhau đồng thời có trể phối hợp các kiểu đó cho bài văn thêm sinh động.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm.
1.Văn bản thuyết minh.
- Đích biểu đạt là giúp người đọc có tri thức khách quan về sự vật. 
-Yêu cầu chuẩn bị để làm được văn bản thuyết minh cần hiểu rõ đối tượng thuyết minh chính xác.
- Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh: So sánh, nêu số liệu, nêu khái niệm, phân tích, tổng hợp...
- Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh.
2.Văn bản tự sự.
- Đích biểu đạt là biểu hiện con người, quy luật đời sống.
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là lời kể, cốt truyện và nhân vật.
-Thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm vì có khi nó phải tả cảnh vật, có khi phải thể hiện cảm xúc nhân vật.
®Tác dụng: Sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm.
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự sinh động, dẫn dắt câu chuyện gây được sự hấp dẫn.
* Hoạt động 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 -Việc tích hợp ở các phần văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong môn ngữ văn như thế nào? cho ví dụ minh hoạ.
- Các kiểu văn bản trọng tâm. 
5. Hướng dẫn về nhà:
	+ Học bài theo yêu cầu tổng kết ở 2 tiết 
	+ Đọc các bài văn tham khảo về thuyết minh, tự sự, nghị luận.
	+ Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
________________________________________________
Ngày soạn:18/04/2013
Giảng:
 TIẾT 165:TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 	
(Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Tiếp tục giúp Hs nắm vững kiến thức về các kiểu văn bả đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức các kiểu văn bản đã học.
- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lựcđọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bả trong thực tế làm bài.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra.
- Lấy ví dụ một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt?
3. Bài mới. 
 * Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Yêu cầu đối với luận điểm; luận cứ, lập luận trong văn nghị luận?
+ Mạnh lạc, rõ ràng
+ Chặt chẽ
+ Sát thực.
3.Văn bản nghị luận.
- Đích biểu đạt là thuyết phục mọi người cề cái chân,cái thiện.
- Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận là luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng (lập luận).
-Yêu cầu đối với luận điểm cần có hệ thống, rõ ràng và có tính khái quát; luận cứ (lý lẽ và thực tế) cần tiêu biểu, cụ thể, toàn diện làm sáng tỏ luận điểm; Lập luận cần đa dạng(quy nạp diễn dịch, liên tưởng, song hành, móc xích).
- Dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đều gồm 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.
a. Mở bài(Đặt vấn đề).
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b.Thân bài (Giải quyết vấn đề). 
- Lần lượt trình bày từng nội dung, khía cạnh của vấn đề.
 (Lý lẽ, dẫn chứng cần thuyết phục).
c. Kết bài(Kết thúc vấn đề).
 Kết thúc vấn đề.
IV. Hướng dẫn luyện tập bổ trợ.
1. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
2. Kể lại một chương trình trên ti vi mà em đã xem và chương trình đó đã gây ấn tượng sâu sắc cho em.
3. Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mà em yêu thích.
4. Chuyển đoạn kết của chuyện “Người con gái Nam Xương” thành một đoạn đối thoại:
* Gợi ý:
Để thực hiện lời hứa với Vũ Nương, ngay sau khi được trở về trần gian, Phan Lang đã tìm đến nhà Trường Sinh. Khi gặp nhau, Trường Sinh ngỡ ngàng kêu lên:
-Trời ơi ! Thế mà người ta đồn rằng chàng đã bị chết đuối rồi...
Phan Lang mỉm cười:
-Đúng là tôi đã bị chết đuối, nhưng lại được Linh Phi cứu sống và cho về cõi trần!
Mắt Trương Sinh chợt sáng lên:
-Nghĩa là anh đã xuống tận Thuỷ cung rồi phải không ?
Phan Lang gật đầu:
-Và đã gặp nàng Vũ Nương ở dưới đó...
Nghe Phan Lang nói thế, Trương Sinh sững sờ, chântay bủn rủn, buột miệng kêu khẽ:
-Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng...
* Hoạt động 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
- Các kiểu văn bản trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà:
	+ Học bài.
	+ Đọc các bài văn tham khảo về thuyết minh, tự sự, nghị luận.
	+ Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
________________________________________________
 Ngày 22 tháng 04 năm 2013
 	Tổ chuyên môn kí duyệt tuần 34
 Nguyễn Thị Kim Yến.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 34(1).doc