Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Cảm nhận được truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương

- Kỹ năng: RLKN Phân tích tác phẩm văn học trung đại

- Thái độ: G/d thái độ trân trọng người phụ nữ

II. CHUẨN BỊ:

GV: Tìm hiểu thêm một số đặc điểm của thể truyền kỳ

HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

Trao đổi, phát vấn + diễn giảng

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:16 	 Ngày dạy:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Cảm nhận được truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương
Kỹ năng: RLKN Phân tích tác phẩm văn học trung đại	
Thái độ: G/d thái độ trân trọng người phụ nữ 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tìm hiểu thêm một số đặc điểm của thể truyền kỳ
HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi, phát vấn + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Qua văn bản “ Tuyên bố thế giớitrẻ em” em thấy trẻ em thế giới đang chịu những mối đe dọa nào? Và chúng ta cần làm gì để giải quyết nó? (10đ)
- Là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực
- Chịu thảm họa của đói nghèo
- Suy dinh dưỡng, bệnh tật
=> cần liên kết các quốc gia
b) Bản tuyên bố đã đặt ra những nhiệm vụ nào? (10đ)
- Tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng trẻ em.
- Trẻ em tàn tật phải được quan tâm
- Tăng cường vai trò của phụ nữ
- Bảo đảm trẻ em được học hết bậc cơ sở
- Bảo đảm an toàn cho bà mẹ trẻ em
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giới thiệu tác phẩm.
Là truyện thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục, có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”
G/v hướng dẫn cách đọc :Chú ý đọc diển cảm thể hiện tâm trạng nhân vật trong từng hoàn cảnh 
Giải thích các chú thích khó (1,7,8,11.14)
Hải nêu nôi dung chính của câu chuyện
Truyện có thể chia làm mấy đoạn là gì ? (Chia 3 đoạn)
Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào?
(Thuỳ mị nết na)
Những phẩm chất của Vủ Nương được thể hiện qua những chi tiết nào? Hoàn cảnh nào?
Trong cuộc sống vợ chồng nàng đã xử sự ra sao? (Khéo léo không để bất hòa)
Khi tiễn chồng ra trận Vũ Nương mong muốn gì? Lời lẽ của nàng ra sao ?
Không chỉ tình nghĩa mà Vũ Nương còn thể hiện tình cảm gì? (Yêu thương chồng tha thiết)
Tình cảm của nàng được thể hiện như thế nào khi chồng đi xa? (Nhớ thương)
Các hình ảnh “bướm lượn đầu vườn” “mây che lén núi” được tác giả sử dụng như thế nào? Có tác dụng gì? (Sự qua nhanh của thời gian)
Không chỉ là vợ hiền nàng còn đối với mẹ chồng ra sao? (nàng dâu thảo )
Trong lời mẹ chồng chi tiết nào chừng tỏ công lao và nhânh cách của nàng?
Đó là cách nhận xét như thế nào? (khách quan)
Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương đã thanh minh như thế nào? Thể hiện qua mấy lời thọai? (Qua 3 lời thoai)
Ở lời thoại thứ nhất nàng đã nói gì? Mục đích của nàng là gì?
Ở lời thọai thứ hai nàng đã nói lên điều gì? Sự đau đớn thất vọng được thể hiện như thế nào? (bằng cái chết)
Khi thất vọng tột cùng nàng đã làm gì? Trước khi chết nàng đã làm gì?
Đó là hành động như thế nào? Có phải là sự bột phát? (sự chỉ huy của lý trí)
Vì sao nàng tự tử? (Bức tử)
Qua đó cho thấy Vũ Nương là con người như thế nào? Đáng lẽ nàng phải được nhận những gì?
I. Đọc hiểu văn bản:
II. Phân tích:
1. Bố cục:
2. Nhân vật Vũ Nương:
- Tính htùy mỵ, nết na
- Tư dung tốt đẹp
Trong cuộc sống vợ chồng:
Nàng giữ gìn khuôn phép
Không để vợ chồng thất hòa
Khi tiễn chồng:
Lời lẽ đầy tình nghĩa:
 Không mong phong hầu 
Chỉ mong bình yên
khi chồng đi xa:
Nỗi buồn không ngăn được => Người vợ chung thủy yêu thương chồng.
Khi mẹ chồng đau ốm: nàng chăm sóc như mẹ đẻ.
Khi bị chồng nghi oan:
Nàng phân trần rồi cầu xin, tìm cách hàn gắn hạnh phúc.
Nói lên nỗi đau đớn thất vọng.
- Nàng than thở rồi tự tử để bảo toàn danh dự
4. Củng cố và luyện tập: 
Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương?
Là phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục, đảm đang tháo vát
Thờ kính mẹ chồng, chung thủy yêu thương chồng hết lòng vì hạnh phúc 
Đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Vũ Nương.
- Chuẩn bị phần tt
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:17 	 	 Ngày dạy:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
Như tiết 16
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nội dung bài giảng
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương?
- Thùy mị nết na
- Thương yêu chồng con
- Chăm lo cho mẹ chồng
- Thà chết để rửa sạch nỗi oan
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Những nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch của Vũ Nương? 
Cuộc hôn nhân của Vũ Nương có gì đặc biệt? Hãy phân tích? (mua bán)
Ngoài yếu tố hôn nhân, điều gì còn là nguyên nhân của nổi oan? (Tính cách Trương Sinh)
Tính cách của trương Sinh có gì đặc biệt?
Tình huống nào đã khiến cho Trương Sinh nghi ngờ vợ? Có thể coi đó là tình huống bất ngờ được không? (Bất ngờ)
Hãy phân tích diễn biến tâm lý của Trương Sinh ở đoạn này (nghi ngờ cao độ )
Cách hành xử của Trương Sinh có gì đáng chú ý? Bộc lộ bản chất gì? (Vũ phu)
Kết quả của những sự việc trên là gì?
Theo em vì sao Vũ Nương chết? (bị bức tử)
Bi kịch của Vũ Nương đã nói lên điều gì? Tố cáo ai? (Tố cáo xã hội nam quyền)
Em có nhận xét gì về cách dẫt dắt tình tiết câu chuyện của tác giả? (hơp lý ngày một gây cấn nút thắt ngày một chặt hơn)
Lời thoại và lời trần thuật được sắp xếp như thế nào? (sắp xếp theo tình huống tăng dần)
Hãy chỉ ra các yếu tố kỳ ảo xen lẫn thực tế có tác dụng gì? (TG kỳ ảo trở nên gần với cuộc đời thực đáng tin cậy hơn)
Những yếu tố kì ảo cuối câu chuyện có tác dụng gì? (Hoàn thiện vẻ đẹp nhân vật)
Phải chăng do những yếu tố kỳ ảo mà t/c bi kịch của câu chuyện bị giảm đi? (Không)
GV khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ
Cho h/s kể lại truyện theo cách của mình
GV nhận xét
3, Nỗi oan khuất của Vũ Nương
* Nguyên nhân của nỗi oan:
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng
- Tính cách của Trương Sinh đa nghi
- Lời nói của đứa trẻ ngây thơ
-Cách hành xử của Trương Sinh hồ đồ và độc đoán => vũ phu, thô bạo
=> Cái chết oan nghiệt của Vũ Nương
- Nàng bị bức tử
* Ý nghĩa:
-Tố cáo XH phong kiến và chế độ nam quyền
-Bày tỏ tỏ niềm cảm thương với số phận của người phụ nữ
4. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương
- Tạo một kết thúc có hậu
* Ghi nhớ: SGK
III,Luyện tập :
Hãy kể lại truyện theo cách của em
- Nên đóng vai Vũ Nương , kể lại
4. Củng cố và luyện tập: 
Điều gì đã tạo ra bi kịch cho Vũ Nương?
Cuộc hôn nhân không bình đẳng
Tình cách đa nghi của Trương Sinh
Lời nói ngây thơ của con trẻ
Cách hành xử hồ đồ độc đoán của Trương Sinh
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài 
- PBCN về nhân vật Vũ Nương
- Chuẩn bị bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
V. RKN 
Tiết:18 	 Ngày dạy:
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: hiểu được sự phong phú tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
 Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp
Kỹ năng: RLKN sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp có hiệu qủa
II. CHUẨN BỊ:
GV: Các ví dụ minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại do những nguyên nhân nào?
- Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hặoc một yêu cầu khác cao hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Em hãy kể tên một số từ ngữ dùng để xưng hô trong TV ? (Tôi ,tao, tớ..)
Cách dùng những từ ngữ đó ntn? (Chú ý các danh từ chỉ họ hàng dùng để xưng hô)
Hãy so sánh với ngôn ngữ châu Âu mà em đang học. (Ngôn ngữ Việt Nam phong phú)
Trong gt em đã gặp tình huống gt nào mà không biết xưng hô ntn chưa ?
Gọi h/s đọc đoạn trích SGK
Chỉ ra các từ ngữ xưng hô trong đoạn 
 ( a) - anh - em
 - ta - chú này
 - tôi - anh
Vì sao lại có sự thay đổi trong cách xưng hô đó ? ( Do thái độ)
GV hệ thống hóa kiến thức
Gọi h/s đọc ghi nhớ
Gọi h/s đọc và làm các bài tập
Khi nào dùng “ chúng tôi “
Khi nào dùng “ chúng ta “
 (Khi chỉ số nhiều)
Giải thích vì sao ?
Cách xưng hô có gì đặc biệt? (Là em bé khác thường)
Qua đó thể hiện bài học gì?
Trước CM người đứng đầu nhà nước xưng với dân ntn ?
Cách xưng hô của Bác có tác dụng gì?
Cách xưng hô trong đoạn trích có gì đáng chú ý?
Phân tích , nhận xét về sự thay đổi.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1, Vì sao lại có sự nhầm lẫn đó 
Do không phân biệt ngôi gộp, ngôi trừ
2, Vì sao người viết xưng chúng tôi:
-Làm tăng tính khách quan
3, Xưng hô với mẹ bình thường 
-Xưng hô với sứ giả cho thấy là đứa bé khác thường
4, Cách xưng hô thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng 
5, Tạo sự gần gũi , than thiết , bình đẳng
4. Củng cố và luyện tập: 
Để xưng hô cho thích hợp em cần làm gì?
- Căn cứ vào đối tượng
- Các đặc điểm của tình huống gt
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Về nhà học bài
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài “ Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp “
V ,RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:19 	 Ngày dạy:
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ
 Hiểu được thế nào là dẫn trực tiếp và gián tiếp
Kỹ năng: RLKN sử dụng từ đặt câu và cách dẫn lời nói
Thái độ: Có ý thức sở dụng lời dẫn một cách hợp lý
II. CHUẨN BỊ:
GV: Các ví dụ minh hoạ
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng + thực hành
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: 
Để xưng hô thích hợp em cần căn cứ vào những yếu tố nào?
- Vào đối tượng hội thoại
- Vào các đặc điểm của tình huống giao tiếp
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi h/s đọc các đoạn trích
Trong đoạn a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ? (Lời nói)
Được ngăn cách vớ bộ phận đứng trước bằng những dấu gì? (Dấu ngoặc kép)
Trong đoạn trích b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? (Ý nghĩ)
Được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? (Dấu ngoặc kép)
Trong hai đoạn trên có thể thay đổi vị trí các bộ phận được không? (Được)
Dùng dấu gì để ngăn cách? (Dấu ngoặc nối)
Vì sao gọi là cách dẫn trực tiếp ? (Không trích dẫn lời nói )
Gọi h/s đọc ví dụ
Ở ví dụ a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước không? (không)
Trong cví dụ b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa hai bộ phận có từ gì ? Có thể thay thế bằng từ gì? (Là ý nghĩ, có thể thay bằng từ rằng)
G/v khái quát. Gọi h/s đọc ghi nhớ.
gọi H/s đọc và làm các bài tập.
Ở bài tập 1 đó là lời nói hay ý nghĩ? 
Là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Hãy viết đoạn văn nghị luận
Chi a lớp làm 4 nhóm. Phân công mỗi nhóm viết một câu
G/v nhận xét
I. Cách dẫn trực tiếp:
II. Cách dẫn gián tiếp:
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
1. a) Là lời dẫn trực tiếp.
 b) Là lời dẫn trực tiếp.
2. Viết đoạn văn nghị luận:
4. Củng cố và luyện tập: 
Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Gián tiếp?
- Trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ đặt trong dấu ngoặc kép
- trực tiếp là thực lại lời nói hay ý nghĩ có điều chỉnh
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bài sự phân tích của từ vựng
V. RKN:
Tiết:20 	 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
 Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự
Kỹ năng: RLKN tóm tắt văn bản tự sự
Thái độ: Có ý thức tóm tắt đúng nội dung văn bản
II. CHUẨN BỊ:
GV: Các văn bản mẫu
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
Diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9a1	9a2	9a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong giao tiếp cần căn cứ vào đâu để xưng hô cho thích hợp
- Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
- Căn cứ vào đặc điểm của giao tiếp
- Cho ví dụ minh họa
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Gọi h/s đọc các tình huống trong SGK
Khi nào thì cần phải tóm tắt văn bản?
Tóm tắt văn bản để làm gì? Có tác dụng gì? (Để nắm nội dung)
Vì sao nói văn bản tóm tắt dễ nhớ hơn văn bản chính? (Ngắn gọn)
Ngoài những tình huống trên trong cuộn sống em còn gặp những tình huốngnào cần tóm tắt VB tự sự? (Xem phim,đọc truyện,xem báo)
Gọi h/sđọc tình huống 1 trong SGK
Bài tóm tắt đã nêu lên mấy sự việc
Các sự việc chính đó đã đầy đủ chưa? (Đầy đủ)
Em sẽ bổ sung chi tiêt nào/ (Sắp xếp lại)
Vì sao em lại bổ sung chi tiết đó?
Đó có phải là chi tiết quang trọng không? Vì sao? (Đó là chi tiết chính)
Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không? (Không)
Dựa trên cơ sở đã điều chỉnh em hãy viết văn bản tóm tăt khoảng 20 dòng (chú ý đảm bảo nội dung)
Gọi một vài h/s đọc trước lớp GV nhận xétvà sửa chữa
Hãy óm tắt văn bản trên một cách ngắn gọn hơn mà vẫn đảm bảo được nôi dung chính? (Khoảng mười dòng)
Em sẽ rút ngắn những chi tiết nào?
Gọi h/s đọc bài
Các em khác nhận xét.
G/v khái quát gọi h/s đọc ghi nhớ
Hãy tóm tắt lại văn bản Lão Hạc trong sách Ngữ ï văn 8.
Hãy chỉ ra sự viêc chính trong văn bản?
Dựa vào các sự việc trê hãy tóm tắt lại văn bản
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Khi cần nêu vắn tắt một nội dung
- Giúp người đọc người nghe nắm được nội dung chính của văn bản dó.
II. Thực hành tóm tăt một văn bản tự sự:
Ghi nhớ: SGK
III.Luyện tập:
Tóm tăt truyện “Lão Hạc”
- Lão Hạc kể với ông giáo dự định bán chó và chuyện thăng con trai
- Lão rất yêu thương con chó nhưng phải bán con chó
- Hôm sau lão báo cho ông Giáo việc bán chó với tâm trạng ân hận đau khổ
-Lão gửi ông Giáo mảnh vườn cho con và 30 đồng bạc để làm ma
- Ông Giáo kể chuyẹân đó với Binh Tư và được biết Lão Hạc xin bả chó nên ông Giáo đã hiểu nhầm
- Rồi Lão Hạc chết đau đớn vật vả không ai hiểu vì sao chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu.
4. Củng cố và luyện tập: 
Khi nào cần tóm tắtvănbản vàtóm tắt có tác dụng gì?
- Trong cuộc sống nhiều khi cần phải tóm tắt nội dung một vănbản tự sự
- Giúp người đọc người nghe nắm đươc nội dung chính của văn bản đó.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung(Ghi nhớ)
- Làm bài tập số 2(59)
- Chuẩ bị bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
V. RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 ngan gon cho GV gioi(3).doc