TIẾT 164 : BẮC SƠN
Nguyễn Huy T¬ưởng
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là kịch, đặc trư¬ng cơ bản của thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy T¬ưởng.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản kịch, phân tích được tính mâu thuẫn, xung đột kịch
3. Giáo dục
- Tinh thần yêu nư¬ớc, lòng tự hào và biết ơn với các thế hệ cha anh đã đi trư¬ớc.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ợc giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung vở kịch.
- Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học.
III. Chuẩn bị
1. Phương tiện, kĩ thuật:
Gv: nghiên cứu soạn bài.
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc phân vai, Đàm thoại.
Ngày soạn: 20/ 4/ 13 Ngày dạy : 21/ 4/ 13 TIẾT 164 : BẮC SƠN Nguyễn Huy Tưởng I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là kịch, đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra. - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một văn bản kịch, phân tích được tính mâu thuẫn, xung đột kịch 3. Giáo dục - Tinh thần yêu nước, lòng tự hào và biết ơn với các thế hệ cha anh đã đi trước. II. Một số kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung vở kịch. - Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv: nghiên cứu soạn bài. Hs: soạn bài, chuẩn bị bài. 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc phân vai, Đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra: Nêu tên vở kịch em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8 ? 3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu. Hoạt động của thày và trò Nội dung Gv: Chú ý thể hiện giọng đọc qua các nhân vật, tính cách, điệu bộ, cử chỉ.: Hs : đọc phân vai Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả ? ?Vở kịch trên sáng tác vào thời gian nào? Lấy bối cảnh từ đâu? Hãy tóm tắt vội dung vở kịch ? ? HS xác định thể loại của văn bản ? ? Cho biết đặc điểm của thể loại kịch ? Hs: trình bày những hiểu biết của bản thân. GV : bổ sung, kết luận. Gv: hướng dẫn học sinh tóm tắt hồi 4 - Lớp I : Đối thoại giữa vợ chồng Thơm và Ngọc. Mâu thuẫn giữa hai người, Thơm dần dần nhận ra con người thật của Ngọc. Cô đau xót và ân hận. - Lớp II: Thơm- Thái- Cửu : Giới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển. Thái- Cửu, hai cán bộ, chiến sĩ cách mạng chạy chốn, tình cờ trong lúc bối rối chạy vào nhà Thơm và cô quyết định cho hai người chốn ở trong buồng của mình.. - Lớp III : Thơm- Ngọc. Ngọc đột ngột về nhà, Thơm tìm cách giấu chồng, qua câu ch càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, day dứt trong lòng Thơm. Một mặt dù nhận ra bản chất phản động của Ngọc lại đã quyết định che giấu hai cán bộ cách mạng, mặt khác Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động.... - Lớp IV: Cuối Ngọc lại lật đật chạy theo bọn lính Pháp, tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn. GV : Mẫu thuẫn- xung đột kịch chủ yếu trong hồi 4 là mâu thuẫn xung đột gì? Giữa ai với ai? ? Mâu thuẫn xung đột ấy được thể hiện như thế nào? Và tình huống kịch xung đột phát triển ở đây là gì? ? Trong lớp kịch này Thơm được đặt trong tình huống kịch như thế nào ? Gv: kết luận và nhấn mạnh về mâu htuẫn, xung đột kịch. I. Đọc, hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả -(1912-1960) quê Đông Anh, Hà Nội - Là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng - Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật năm 1996. b. Tác phẩm - Bắc Sơn là vở kịch đầu tiên được sáng tác trước cách mạng tháng Tám và đưa lên sân khấu năm 1946, lấy bối cảnh của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) oai hùng và bi tráng. - Đoạn trích nằm ở hồi 4 của vở kịch. 3. Thể loại: Kịch + Một trong ba thể loại nghệ thuật ngôn từ bao gồm : trữ tình, tự sự và kịch. + Kịch dùng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật, cử chỉ hành động để tạo nên những xung đột trong hiện thực cuộc sống. + Kịch chủ yếu là loại hình nghệ thuật sân khấu bao gồm chính kịch, bi kịch, hài kịch. * Tóm tắt hồi 4 II. Đọc, hiểu văn bản 1. Tìm hiểu mâu thuẫn - xung đột kịch - Mâu thuẫn xung đột kịch cơ bản là giữa ta và địch, giữa những chiến sĩ cách mạng (Thái, Cửu) với bọn Pháp và bọn tay sai phản động (Ngọc) lồng trong mâu thuẫn gia đình: Thơm - Ngọc. - Mâu thuẫn phát triển trong tình huống kịch gay gắt, kịch liệt: + Cuộc khởi nghĩa thất bại. + Giặc lùng gắt gao các chiến sĩ, cán bộ. + Cửu chạy chốn đúng vào nhà Thơm. + Ngọc chồng Thơm một tên chỉ điểm cho kẻ thù đột ngột về nhà. 4. Củng cố: -Gv nhấn mạnh về mâu thuẫn và xung đột kịch. 5. Hướng dẫn học bài:- Soạn và chuẩn bị tiết tiếp theo. Ngày soạn: 20/ 4/ 13 Ngày dạy : 22/ 4/ 13 TIẾT 165 : BẮC SƠN (TIẾP) Nguyễn Huy Tưởng I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra. - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một văn bản kịch. 3. Giáo dục - Tinh thần yêu nước, lòng tự hào và biết ơn với các thế hệ cha anh đã đi trước. II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung vở kịch. - Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv: nghiên cứu soạn bài. Hs: soạn bài, chuẩn bị bài. 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc phân vai, Đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra: ? Nêu mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích? 3. Bài mới : Hoạt động của thày và trò Nội dung Gv: dẫn dắt vào nội dung của lớp II, III. ? Trong lớp kịch này Thơm được đặt trong tình huống kịch nh thế nào ? Hs: - Trong lớp kịch này Thơm được đặt trong một tình huống rất căng thẳng, đầy kịch tính: Thái và Cửu là hai chiến sĩ cách mạng đang bị lùng sục và chạy vào nhà Thơm trong khi Ngọc - chồng cô kẻ đang đi lùng các anh có thể về bất cứ lúc nào. Giữa một bên là đồng đội, một bên là chính bản thân mình, gia đình mình, chồng mình. ? Diến biến tâm trạng của nhân vật Thơm được thể hiện như thế nào ? Gv: gợi ý và hướng dẫn học sinh phân tích mở rộng với các hồi sau. - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. Gv: Qua đó em có nhân xét gì về hành động của Thơm? Về nhân vât Thơm? GV : Qua đây em rút ra nhận xét gì về cách mạng? GV : Qua cuộc đối thoại giúp ta nhận thấy rõ bản chất của Ngọc? Ngọc là người như thế nào? GV : Em có nhận xét gì về nhân vật Thái và Cửu? Hs: nêu nhận xét về hai chiến sĩ cách mạng. Gv: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm ? Gv: Nội dung ý nghĩa cuỉa tác phẩm? Hs: thảo luận, trả lời. Gv: cho học sinh đọc ghi nhớ sgk. I. Đọc, hiểu chú thích II. Đọc, hiểu văn bản 1. Tìm hiểu mâu thuẫn -xung đột kịch 2. Diến biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm * Thái và Cửu xuất hiện: + Lo lắng hốt hoảng, lúng túng. + Quyết định bảo vệ hai cán bộ dù có thể hi sinh bản thân mình. + Tình thế cấp bách , cô kéo tay và đẩy hai anh vào buồng riêng của mình. -Đây k phải là hành động mang tính tự phát mà là hành động có nguyên nhân chủ quan, khách quan rất hợp lí, hợp tình : + Tình cảm cách mạng, lòng thương người. + Hoàn cảnh gia đình , nhận ra bộ mặt thật của chồng. * Ngọc bất ngờ trở về. + Cô bình tĩnh đóng kịch với chồng một cách khéo léo. + Cô thở phào nhẹ nhõm khi Ngọc tiếp tục rời nhà làm công việc chó săn của mình. - Qua cuộc nói chuyện thơm càng nhận ra bản chất phản động và hành động phản động của Ngọc. - Cô vẫn chưa tỏ thái độ dứt khoát với chồng vì cô vẫn nuôi hi vọng và cô cũng không dễ gì dứt bỏ cuộc sống nhàn hạ với những đồng tiền mà Ngọc đưa về. -Qua sự chuyển biến đột ngột có lí của nhân vật Thơm cho thấy ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, kẻ thù bị đàn áp nhưng cách mạng không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng. 3. Các nhân vật khác * Ngọc - Là một ông chồng luôn yêu chiều vợ nhưng lại đầy tham vọng bằng con đường phản động. * Thái và Cửu: - Hai chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên trung. III . Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch đầy mâu thuẫn giữa cách mạng và phản cách mạng. - Ngôn ngữ nhịp điệu bất ngờ, gay cấn thúc đẩy hành động kịch phát triển góp phần diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực cảm động. 2. Nội dung - Khẳng định sức mạnh chính nghĩa cách mạng. Tình cảm cách mạng của quần chúng nhân dân. *Ghi nhớ(sgk) IV. Luyện tập Đọc phân vai đoạn trích 4. Củng cố: - Vì sao trong khi Cửu định rút súng bắn Thơm, sau đó lại nói câu: Tôi không tin, vợ Việt gian thì cũng là Việt gian. còn Thái thì một lòng tin ở Thơm? 5. Hớng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK. - Làm đề cương Tổng kết Tập làm văn. ========================================================== Ngày soạn: 20/ 4/ 13 Ngày dạy : 24/ 4/ 13 TIẾT 166: LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chứ năng, bố cục của hợp đồng. 2. Kĩ năng - Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản. 3. Giáo dục - Ý thức cẩn thận và tôn trọng pháp luật khi tạo lập hợp đồng. II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học. - Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tạo lập hợp đồng. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv: nghiên cứu soạn bài, mẫu hợp đồng. Hs: soạn bài, chuẩn bị bài. 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra: ? Hợp đồng là gì? Yêu cầu của một bản hợp đồng? Kể tên một vài hợp đông. 3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Gv: cho học sinh ôn tập phần lí thuyết. ? Hợp đồng là gì? ? Đặc điểm tính chất của Hợp đồng? ? Ý nghĩa của chữ kí và điều kiện của người tham gia hợp đồng. ? Qua đây , em có nhận xét gì về văn bản hợp đồng. Hs: thảo luận trả lời trên cơ sở đã được học. Gv: cho HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài. HS: đọc và xác định yêu cầu đề bài. HS lần lượt trả lời, nhận xét. GV : Kết luận. HS đọc và xác định yêu cầu đề bài? Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu. Gv: linh động cho họ sinh làm hợp đồng theo yêu cầu của cuộc sống. I. Ôn tập lí thuyết - Hợp đồng là loại văn bản hành chính dùng để ghi lại kết quả đã được thoả thuận giữa các tập thể, cá nhân về một việc nào đó. Trong đó quy định cụ thể quyền lợi và nghiã vụ mỗi bên cũng như các biện pháp xử lí khi không thực hiện được hợp đồng. - Đặc điểm, tính chất: là một cơ sở pháp lí, hợp đồng phải tuân theo các điều khoản của pháp luật. - Chữ kí của hai bên hợp đồng phải đảm bảo tư cách pháp nhân. - Như vậy văn bản hợp đồng là loại văn bản có tính pháp lí? II. LUYỆN TẬP BT1 a, Chọn cách diễn đạt thứ nhất vì đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ. b, Chọn cách diến đạt thứ hai vì đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ. c, Chọn cách diến đạt thứ hai vì đảm bảo ngắn gọn đủ ý, rõ ràng. d, Chọn cách diến đạt thứ hai vì ràng buộc trách nhiệm bên B. BT2 UBND Tỉnh BG Cộng hoà xã hội .... Trường CĐSP BG Độc lập - T do.... Hà Nội, ngày 5 tháng3.. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Căn cứ bộ luật lao động Căn cứ nhu cầu công tác Hôm nay Ngày tháng năm... Tại Phòng tổ chức nhà trường CĐSP BG chúng tôi gồm Bên sử dụng lao động: Họ tên:.................................... Ngày sinh... Hộ khẩu thờng trú:..... Giấy CMND :.... Bên lao động đã nhất trí thoả thuận như sau:.. Điều 1............... Điều 2..................... ....................................................... ........................................................ Đại diện bên sử dụng lao động Người lao động BT3. GV Hướng dẫn HS cách làm. 4. Củng cố: - Lưu ý khi viết hợp đồng. 5. Hướng dẫn học bài: - HS ôn tập, hoàn thành bài tập ============================================================= Ngày soạn: 20/ 4/ 13 Ngày dạy : 24/4/13 TIẾT 167 : TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học. - Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học. 2. Kĩ năng - Tổng hợp, hệ thông hoá kiến thức đã học về các kiểu văn bản. - Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy. - Nâng cao năng lực và viết các kiểu văn bản thông dụng. - Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài. 3. Giáo dục - Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình Tập làm văn THCS từ lớp 6 - 9. II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội bài học - Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv: nghiên cứu soạn bài. Hs: soạn bài, chuẩn bị bài, lập đề cương. 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra: ? Kể tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình THCS? HS: kể tên 6 kiểu văn bản. 3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu. Hoạt động của thày và trò Nội dung GV: cho học sinh đọc bảng tổng kết SGK trang 169. ? Kể tên các kiểu văn bản đã học? HS: Kể tên 6 kiểu văn bản. GV: HS hệ thống hoá các kiểu văn bản đã học trong chương trình. ? Sự khác biệt cơ bản giữa ác kiểu văn bản đã học? - phương thức, mục đích. GV: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không ? Vì sao? - HS trao đổi thảo luận. - GV kết luận. ? Các phương thức biểu đạt trên có thể trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Cho VD? - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. - GV kết luận. ? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học? - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. - GV kết luận. ? Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau nt nào? ? Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở điểm nào ? ? Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không vì sao ? - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS 1. Sự khác nhau cơ bản giữa các kiểu văn bản - Về phương thức và mục đích biểu đạt. - Không thay thế cho nhau đuợc, vì mỗi kiểu văn bản có phương thức, đích biểu đạt khác nhau. Hình thức thể hiện khác nhau. Mục đích khác nhau. VD : Văn bản hành chính không thay thế cho tự sự được. 2. Mối quan hệ giữa các kiểu văn bản - Có vì trong một văn bản muốn đạt được hiệu quả cao thì cần kết hợp tốt một số phương thức biểu đạt. - Ngoài chức năng thông tin các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì các quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt. - VD : văn bản Nói với con của Y Phương có sự kết hợp giữa nghị luận và biểu cảm. 3. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn bản a. Giống nhau: - Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự. Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình. b. Khác nhau: - Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học. - Thể loại văn bản là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản. VD: Trong các thể loại văn học như : tự sự, trữ tình, kịch thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự. miêu tả, biểu cảm... 4. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ở điểm: 5. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở điểm : 6. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự : 4. Củng cố: - Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận. 5. Hướng dẫn học bài: -Ôn tập văn học ============================================================= Ngày soạn: 20/ 4/ 13 Ngày dạy: 25 / 4/13 TIẾT 168: TỔNG KẾT VĂN HỌC I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Đặc trng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học. - Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học. 2. Kĩ năng - Tổng hợp, hệ thông hoá kiến thức đã học về các kiểu văn bản. - Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy. - Nâng cao năng lực và viết các kiểu văn bản thông dụng. - Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài. 3. Giáo dục - Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình Tập làm văn II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội bài học - Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức tiếp cận nội dung bài học. III. Chuẩn bị 1. Phương tiện, kĩ thuật: Gv: nghiên cứu soạn bài. Hs: soạn bài, chuẩn bị bài, lập đề cương. 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Đàm thoại. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định : 2. Kiểm tra: 3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu. Hoạt động của thày và trò Nội dung Gv: hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu. Hs: lập bảng theo mẫu, ghi đầy đủ các văn bản theo thể loại. Gv: hướng dẫn học sinh ghi đầy đủ các định nghĩa đã học Hs: Ghi đầy đủ các định nghĩa về từng thể loại Gv: hướng dẫn học ghi tên các tác phẩm văn học theo từng thể loại Hs: lập bảng ghi tên đầy đủ các tác phẩm văn học theo từng thể loại. Gv: Kiểm tra đề cương của học sinh đã lập trước ở nhà. Hs: lập bảng theo mẫu, ghi đầy đủ các văn bản theo thể loại. I. Lập bảng thống kê theo mẫu II. Các định nghĩa về từng thể loại 1. Truyền thuyết 2. Truyện cổ tích 3. Ngụ ngôn 4. Truyện cười 5. Tục ngữ 6. Dân ca III. Các tác phẩm văn học theo từng thể loại 1. Truyện - Chương hồi, truyền kì... 2. Thơ - Thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, song thất lục bát... IV. Các thể loại văn học hiện đại 1. Tự sự 2. Nghị luận 3. Thuyết minh ....... 4. Củng cố: GV : Kiểm tra lại quá trình ghi hép của học sinh. 5. Hướng dẫn học bài: - Lập đề cương cho tiết 169
Tài liệu đính kèm: