Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

TIẾT 19: BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)

Ngày soạn: 31/12/09

Ngày giảng: 4/1/2010

 A. Mục tiêu :

1. Về kiến thức:

- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

- Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

2. Về kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè

- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân

*

3. Về thái độ:

 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 1phút).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

 Trả bài kiểm tra học kỳ và nhận xét.

 

doc 43 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 19:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)
Ngày soạn: 31/12/09
Ngày giảng: 4/1/2010
	A. Mục tiêu :
1. Về kiến thức:
- Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
2. Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân
*
3. Về thái độ:
 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người 
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 1phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
	Trả bài kiểm tra học kỳ và nhận xét.
	III. Bài mới. (33’)
	1. Đặt vấn đề (1 phút) 
	Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài: (32’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 8’ ) Tìm hiểu truyện đọc sgk
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
 Gv: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
-Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội rất vui, cứ 28-29 tết, nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.
- Tổ chức tết đày đủ lễ nghi như các gia đình bình thường.
 Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. 
- Dù là những trẻ em mồ côi, nhưng được sự chăm sóc tận tình của các mẹ trong làng SOS nên cuộc sống của các tre em rất hạnh phúc 
I. Truyện đọc:
HĐ2 (5') NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. Là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
GV: Giới thiệu thêm:
 Công ước LHQ là luật quốcc tế về quyền trẻ em. Các nướcc tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước.
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Năm 1991. Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo trẻ em.
HĐ 3: (13’) TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC QUYỀN TRẺ EM
GV:Cho HS thảo luận nhóm
 Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và 1 bộ phiếu rời ghi nội dung quyền trẻ em.
 Yêu cầu dán các phiếu ghi nội dung phù hợp với bức tranh.
HS: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm
GV: Cho HS nhận xét 
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
GV: Ở địa phương em có những biểu hiện nào tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em? 
HS: Trả lời.
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
HĐ3: ( 6’) LUYỆN TẬP
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
	IV. Củng cố: ( 3 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
	V. Dặn dò: ( 3 phút)
	- Học bài
	- xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.
Phần bổ sung:
.....................................................................................................................................................
********************************
TIẾT 20:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2)
Ngày soạn: 3/1/2010
Ngày giảng: 11 /1/2010
	A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.
 - Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. 
	2. Kĩ năng:
 - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. 
 - HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: 
-HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
- HS tự hào là thế hệ tương lai của dân tộc và nhân loại.
	B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em 
- Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: ( 2 phút).
	II. Kiểm tra bài cũ: (6 phút).
	1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
	2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
	III. Bài mới. (32’)
	1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
	2 Triển khai bài: (31’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: (20’) NỘI DUNG BÀI HỌC
Thảo luận nhóm 
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
 Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?
?Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
 - Bà Lan đã vi phạm quyền trẻ em: Liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.(vi phạm điều 28,37 - Trẻ em được học hành, không có trẻ em nào phả chịu sự tra tấn đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.. ) 
 Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
 Gv: Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? lấy ví dụ?
GV: Cho HS suy nghĩ nhằm rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
 - Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
 -Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tậpNhư vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát triển được.
VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học
Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập đ sgk/38.
Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn 
II. Nội dung bài học:
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
2. Nội dung của các quyền trẻ em.
3. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Thực hiện tốt bổn phận của mình. 
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
HĐ2: (12 phút) LUYỆN TẬP
Gv: HD học sinh làm bài tập d sgk/38; Các bài tập sbt nâng cao.
HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
III.Luyện tập
 Bài tập d: trang 38.
- Lan sai:vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất.
- Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúpcha mẹ. 
	IV. Củng cố: ( 3 phút)
	Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
- Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? 
- Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
	V. Dặn dò: ( 2 phút)
	* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 37.
+ Làm các bài tập a,b,c,d,đ,e,g sách giáo khoa trang 37,38..
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
+ Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42.
+ Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân 
Phần bổ sung:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*******************************
Tiết 21: Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ
 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( T1)
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
	A. Mục tiêu bài học
1.kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Kĩ năng: - Học sinh có khả năng phân biệt sơ bộ các trường hợp là công dân Việt Nam và các nước khác.
- Biết cố gắng học tập,nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.
3. Thái độ: Học sinh có tình cảm, niềm tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có mong muốn được góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
B. Phương pháp.
Kích thích tư duy
Giải quyết vấn đề
Thảo luận nhóm
Tổ chức trò chơi....
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT GDCD6; Máy chiếu, Giấy trong...
Học sinh:
Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp
I.Ổn định: (1 phút)
Chào lớp, nắm sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
 Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau:
- Thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ
- Thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
	III. Bài mới.(36 phút)
1.Đặt vấn đề: ( 2 phút) GV có thể cho hs xem tranh, sau đó đặt câu hỏi. Em thử đoán xem, những ai trong bức tranh trên là công dân Việt Nam? GV cho hs tự do tranh luận, GV không kết luận rồi hỏi tiếp vậy công dân là gì? Những ai được xem là công dân nước CHXHCN Việt Nam. GV dẫn dắt vào bài.....
2 Triển khai bài:(34 phút)
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
HĐ1: (7’) TÌM HIỂU TÌNH HUỐNG
GV: Cho HS đọc tình huống trong Sgk
HS: Đọc
GV: Nêu câu hỏi: Theo em A-li-sa nói như vậy có đúng không? Vì sao?
HS: Trả lời:
- A-li-sa nói đúng. Bạn là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố , mẹ chọ ...  tín, điện thoại, điện tín của người khác.Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Cường trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.
c)/Thực hành, luyện tập:(10 phút) 
Mục tiêu:Giúp học sinh luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. 
Cách tiến hành
.Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.
II. Thực hành các nội dung đã học
	d) Vận dụng: ( 2 phút)
Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài.	
	4) Dặn dò: ( 2 phút)
+ Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
- Học bài.
Phần bổ sung:
Tiết thứ: 32+33
Ngày soạn: 15 /4/2011
Lớp dạy: 6A, 6B 
 NGOẠI KHOÁ: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về một số giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam.
	2. Kĩ năng: HS biết cách tạo ra các trò chơi, lựa chọn trò chơi phù hợp và hiệu quả, kích thích tối đa sự cảm nhận giá trị ở người học.
3. Thái độ: HS mong muốn mang những điều tốt đẹp đến mọi người.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	-KN tư duy phê phán
	-KN tự nhận thức
	-KN sáng tạo
	-KN đặt mục tiêu
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	-Động não
	-Xử lí tình huống
	-Liên hệ và tự liên hệ
	- Kích thích tư duy
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, câu chuyện về một số kiến thức đã học.
- Trò chơi
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:(1’)
2/Kiểm tra bài cũ: (0’)
3/ Bài mới :(39’)
a)Khám phá:(1’) Gv nêu lí do của tiết học
b) Kết nối: (1’) GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: (25 phút) Thảo luận, phân tích khái niệm giá trị
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm giá trị là gì
* Cách tiến hành
GV: theo em hiểu giá trị là gì?
HS: Thảo luận nhóm
đại diện các nhóm trình bày
GV: chốt lại
GV: Giá trị truyền thống là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét chốt lại
GV: Theo em có những giá trị nào?
HS: trả lời
GV: nhận xét chốt lại
I. KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ. 
Giá trị theo nghĩa chung nhất đó là cái làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận.
	Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” khái niệm giá trị có thể hiểu: Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện.
a) Giá trị truyền thống: là những chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa người với người trong một cộng đồng, một gia cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định. 
	Những giá trị của nó được chuyển giao, tiếp nối qua nhiều thế hệ và giá trị văn hoá truyền thống đó được giữ gìn, phát huy lên tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền, phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của đan tộc Việt Nam.
b) Các giá trị phổ quát: Có 12 giá trị sau:
Giá trị Hoà bình
Giá trị Tôn trọng
Giá trị Yêu thương
Giá trị khoan dung
Giá trị Trung thực
Giá trị Khiêm tốn
Giá trị Hợp tác
Giá trị hạnh phúc
Giá trị Trách nhiệm
Giá trị Giản dị
Giá trị tự do
Giá trị đoàn kết
HĐ 2: (30 phút) Hiểu giáo dục kỹ năng sống
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu về kỹ năng sống là gì?
*Cách tiến hành:
GV: Giáo dục kỹ năng sống là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: chốt lại
Gv: Kỹ năng sống chia là 3 nhóm
- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc
- kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác
Tìm hiểu một số kỹ năng cơ bản sau:
1. Kỹ năng tự nhận thức:
Làm thế nào để nhận biết mình là ai?
Các em hãy suy tưởng
Tronhg những lúc vui bạn thường nghĩ về ai?
Khi buồn bạn muốn gặp ai, nói chuyện với ai?
Nếu bị đưa ra đảo hoang, em chỉ được đưa theo 2 (sau đó 3,4,5 người) người thân,em muốn đó là ai? tại sao? 
Những ngày vui như sinh nhật em, đám cưới... ai sẽ có mặt mà không cần em mời?
Khi bị ốm, em muốn người ngồi bên cạnh là ai?
 Trả lời xong các câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra tình cảm của mình với mọi người, cũng như của mọi ngưòi đối với bạn.
2. Kỹ năng ra quyết định
Hãy suy nghĩ và cân nhắc: Bạn muốn thi vào trường ĐH Mỹ thuật theo sở thích của mình. Bố mẹ bạn muốn bạn thi vào trường sư phạm ví bố mẹ có cơ hội tìm chổ làm tốt cho bạn.Vậy bạn sẽ ra quyết định thế nào.
3. Kỹ năng hợp tác
- Cùng vẽ một bức tranh
- Cùng nấu ăn
- Trò chơi: Bóng chuyền
II. KỸ NĂNG SỐNG
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân vầ xã hội để chuyển tải những gì mình biết, những gì mình cảm nhận và những gì mình quan tâm.Từ đó biết mình phải làm gì trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
1.Kỹ năng tự nhận thức:
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng một người tự nhận biết: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào, mình có thể thành công trong lĩnh vực nào...
2. Kỹ năng ra quyết định
- Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập
- Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.
3. Kỹ năng hợp tác
Mọi người biết là việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung
c) Thực hành luyện tập (30 phút)
Mục tiêu: cho HS chơi một số trò chơi giáo dục giá trị và kỹ năng sống
Cách tiến hành:
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”
GV: Hướng dẫn
Mỗi bạn sẽ ngồi trên 1 ghế xếp thành hình vòng tròn.Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa.Cả nhóm đứng đậy xoay theo chiều kim đồng hồ,bắt buộc phải ngồi xuống mỗi ghế đi qua.Làm rơi đũa sẽ bị phạt.Hô mỗi lúc một nhanh.
HS: bắt đầu tiến hành
2. Tôi tin bạn
GV: Hướng dẫn
-Có 2 nhóm: Nhóm sáng mắt và nhóm mù mắt.
-Các bạn nhóm sáng mắt tuyệt đối giữ im lặng và dẫn các bạn nhóm mù mắt đi lung tung làm cho các bạn bị mất phương hướng, sau đó đưa các bạn trở lại vị trí cũ.
-Nhóm bịt mắt phát biểu cảm xúc và đoán xem ai đã dẫm mình đi.
HS: bắt đầu tiến hành
3. Nói và làm ngược
GV: Hướng dẫn
Xếp thành hình vòng tròn
Quản trò hô: Cười thật to
Người chơi phải làm ngược lại: Khóc thật to
Quản trò nhảy lên
Người chơi phải ngồi xuống
Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người choi không làm ngược thì sé bị phạt
HS: bắt đầu tiến hành
III. THỰC HÀNH
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”
2. Tôi tin bạn
3. Nói và làm ngược
d) Vận dụng: ( 2 phút)
Gv cho HS hệ thống kiến thức của bài.	
	4) Dặn dò: ( 3 phút)
+ Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
- Học bài.
- Ôn tập để kiểm tra học kỳ II
	Phần bổ sung:
*****************************************
Tiết thứ: 35
Ngày soạn: 25 /4/2011
Lớp dạy: 6A, 6B 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	-KN tư duy phê phán
	-KN tự nhận thức
	-KN sáng tạo
	-KN đặt mục tiêu
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	-Động não
	-Xử lí tình huống
	-Liên hệ và tự liên hệ
	- Kích thích tư duy
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:(0’)
2/Kiểm tra bài cũ: (0’)
3/ Bài mới :(45’)
a)Khám phá:
b) Kết nối: 
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong học tập 
Câu 1 (3đ)
Câu 1 (1đ)
4 điểm
Biết quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
Câu 2 (3đ)
3 điểm
Giải thích một tình huống thực tế liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 
Câu 4 (3đ)
3 điểm
Tổng điểm (%)
3điểm
30 %
3điểm
30 %
4điểm
40 %
10điểm
100%
 Đề 
Câu 1. (4 điểm) Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?
Câu 2. (3 điểm) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?
Câu 3. (3 điểm) Tình huống 
Cường là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Cường lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Cường. Biết chuyện Cường chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Theo em, Cường đã mắc những sai phạm gì ? Nếu học cùng lớp với Cường, em sẽ làm gì để giúp Cường khắc phục những sai phạm đó?
Đáp án và biểu điểm
Câu 1. (4 điểm) Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a)Quyền:(2 đ) 
- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)
- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)
- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)
b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ) 
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.(1 đ)
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.(1 đ)
Câu 2. (3 điểm) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:
a)Về thân thể (1,5 đ)
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)
- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)
- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)
b)Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)
- Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)
-Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
*Cường đã mắc những sai phạm sau:(1,5 đ) 
- Nhác học, thường xuyên đi học muộn ,trốn học và hay gây sự với bạn. 
- chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Như vậy Cường đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.
*Nếu học cùng lớp với Cường (1,5 đ) , em sẽ : Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Cường trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.
d) Vận dụng: ( 0 phút)
4) Dặn dò: ( 0 phút)
Phần bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong gdcd.doc