Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 20: Tiếng Việt: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 20: Tiếng Việt: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Tiếng Việt: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A . Mục tiêu: Giúp HS:

 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học ở lớp 8 (kì I) và nâng cao ở lớp 9.

 - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yâu cầu khác nhau, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.

B. Chuẩn bị :

 - GV: Giáo án

 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

HĐ 1: Khởi động.

 a. Kiểm tra bài cũ :

 - H: Tại sao phải sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.

 - H: Viết đoạn văn ngắn có yếu tố tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 20: Tiếng Việt: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn: 05/9/08
Tiết 20	Ngày dạy: 13/9/08 
Tiếng Việt: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A . Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học ở lớp 8 (kì I) và nâng cao ở lớp 9.
 - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yâu cầu khác nhau, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
B. Chuẩn bị :
 - GV: Giáo án
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1: Khởi động.
 a. Kiểm tra bài cũ :
 - H: Tại sao phải sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
 - H: Viết đoạn văn ngắn có yếu tố tự sự.
 b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- H: Khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc các yêu cầu trong sgk.
- H: Để người nghe nắm được nội dung bộ phim “Chiếc lá cuối cùng” thì em phải kể như thế nào?
- H: Vì sao phải đọc và tóm tắt tác phẩm trước khi phân tích?
- H: Kể tóm tắt văn bản có tác dụng gì trong tình huống này?
- HS thảo luận nhóm. Giải quyết các tình huống trong sgk.
- GV nhận xét.
- H: Tóm tắt văn bản để làm gì?
(Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học vì vậy có thể nói việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.)
- H: Văn bản tóm tắt có đặc điểm gì?
- H: Như vậy, mục đích cuối cùng của tóm tắt văn bản là gì?
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1,2: câu a
+ Nhóm 3,4: Câu b
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS tóm tắt lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
- HS tóm tắt. GV nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
 HĐ 3
- GV cho HS thảo luận nhóm và đưa ra kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
I. Ôn tập 
- Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại 1 cốt chuyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy. 
+ Căn cứ vào sự việc và nhân vật chính.
+ Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ: Các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
1. Ví dụ:
+ Tình huống 1:
Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được.
+ Tình huống 2:
Đây là một hình thức buộc người học vẫn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm thì người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc – hiểu và phân tích.
+ Tình huống 3:
Kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình. 
2. Kết luận: 
- Tóm tắt để nắm được nội dung chính của câu chuyện.
- Văn bản tóm tắt phải làm nổi bật yếu tố tự sự và nhân vật chính.
=> Ngắn gọn, dễ nhớ
III. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
1. Bài tập 1:
a. Bổ sung chi tiết: một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó chính là người hay đến với mẹ vào những đêm trước đây nhờ việc này, Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình đã bị oan, nghĩa là chàng biết sự thật trước khi ngặp Phan Lang.
b.Giữ nguyên từ sự việc 1 đến sự việc 6.
Thêm sự việc Trương Sinh nghe con nói về chiếc bóng vào sau chi tiết 6.
2. Tóm tắt truyện Người con gái Nam Xương.
* Ghi nhớ: sgk
IV- Luyện tập :
Tóm tắt văn bản: “Lão Hạc”
- Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con chó.
- Con trai lão không lấy được vợ nên bỏ đi cao su.
- Lão làm thuê, dành dụm tiền gởi cho ông giáo và gởi cả mảnh vườn lại cho con trai.
- Sau trận ốm, lão không kiếm được việc làm → phải bán chó, lão kiếm được gì thì ăn nấy.
- Lão xin Binh Tư ít bã chó
- Lão đột ngột qua đời mà không ai hiểu vì sao. Chỉ có ông Giáo hiểu → buồn.
 HĐ 4: Củng cố - dặn dò
 - Tóm tắt văn bản nhằm mục đích gì?
 - Văn bản được tóm tắt phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
 a. Đầy đủ các nhân vật
 b.Đầy đủ các sự kiện
 c. Nổi bật yếu tố tự sự và nhân vật chính.
 d. Cả a, b và c.
 - Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị “Sự phát triển của từ vựng”
D. Rút kinh nghiệm. ...
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet20,tuan4.doc