Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22: Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22: Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

 (Trích Vũ Trung Tuỳ Bút - Phạm Đình Hổ)

A . Mục tiêu : Giúp HS:

- Hiểu được cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của loại văn tuỳ bút này.

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút trung đại.

B. Chuẩn bị :

- GV: văn bản tác phẩmVũ Trung tuỳ bút và Hoàng Lê nhất thống chí

- HS: Soạn bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 HĐ 1: Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ :

 - Kể tóm tắt chuyện Người con gái Nam Xương theo ngôi kể Vũ Nương ngôi thứ nhất.

 - Những yếu tố thần kỳ,hoang đường đã được kết hợp với những yếu tố hiện thực trong truyện như thế nào và sự kết hợp ấy có giá trị nghệ thuật gì?

 - Nếu tác giả kết thúc truyện ở chi tiết Vũ Nương tự tử, Trương Sinh nhận ra sự thật chiếc bóng. Thấu hiểu nỗi oan nỗi oan của vợ nhưng đã muộn thì giá trị của truyện có vì thế mà giảm đi hay không ? Giải thích ?

b. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22: Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 	Ngày soạn : 11/9/08
Tiết 22	Ngày dạy: 16 /9/08
Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 	(Trích Vũ Trung Tuỳ Bút - Phạm Đình Hổ)
A . Mục tiêu : Giúp HS:
- Hiểu được cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời trung đại và giá trị nghệ thuật của loại văn tuỳ bút này. 
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích thể loại văn bản tuỳ bút trung đại.
B. Chuẩn bị :
- GV: văn bản tác phẩmVũ Trung tuỳ bút và Hoàng Lê nhất thống chí 
- HS: Soạn bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ :
 - Kể tóm tắt chuyện Người con gái Nam Xương theo ngôi kể Vũ Nương ngôi thứ nhất.
 - Những yếu tố thần kỳ,hoang đường đã được kết hợp với những yếu tố hiện thực trong truyện như thế nào và sự kết hợp ấy có giá trị nghệ thuật gì?
 - Nếu tác giả kết thúc truyện ở chi tiết Vũ Nương tự tử, Trương Sinh nhận ra sự thật chiếc bóng. Thấu hiểu nỗi oan nỗi oan của vợ nhưng đã muộn thì giá trị của truyện có vì thế mà giảm đi hay không ? Giải thích ?
b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2
GV gọi 1 HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm SGK.
- H: Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- HS suy nghĩ độc lập trả lời.
Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) còn gọi là Thiên Hổ quê Hải Dương từng là sinh đồ quốc tử giám thời Lê – Trịnh - Tây sơn đầu triều nguyễn về quê ở ẩn dạy học đến thời vua Minh Mạng có ra làm quan rồi lại mấy lần từ quan Ông để lại nhiều công trình biên khảo thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá, văn học bằng chữ Hán. Hai tác phẩm có giá trị của ông : Vũ trung tuỳ bút và Tang thương ngẫu lục.
Tác phẩm :
“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh “ trích trong tác phẩm “Vũ Trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ – chuyện ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở ở phủ chúa thời thịnh vượng Trịnh sâm (1742 - 1782) một vị chúa nổi tiếng thông minh, quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng tuyên Phi Đặng Thị Huệ 
- GV hướng dẫn HS đọc.
- GV gọi 1 – 2 HS tóm tắt sơ lược văn bản.
- HS giải thích từ hoạn quan?Cung giám?
- H: Văn bản thuộc thể loại gì?
- H: Văn bản này theo em chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn ?
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
- H: Tìm những chi tiết nói về thói ăn chơi của chúa Trịnh?
- H: Những cuộc đi chơi của chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
- H: Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao ? Em hiểu câu kẻ thức giả biết đó là Triệu Bất Tường hàm ý gì?
- H: Lịch sử đã chứng minh lời đoán này là đúng như thế nào ?
- HS tìm, thống kê, nhận xét các chi tiết, liên hệ với hiểu biết lịch sử để nhận xét lời đoán của tác giả ?
GV gọi HS đọc phần 2.
- H: Dựa thế chúa bọn hoạn quan, thái giám đã làm gì ? Vì sao chúng có thể làm được như vậy? Thực chất của những hành động đó là gì ? 
- H: Cách miêu tả của tác giả so với đoạn trên có gì khác ?
- HS thảo luận, phân tích so sánh trả lời?
- GV giải thích từ phụng thư : Lấy để tiến (dâng) chúa.
- GV nêu vấn đề thảo luận : Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằm mục đích gì ?
- HS thảo luận phát biểu .
- H: Qua câu chuyện trong phủ chúa có thể khái quát một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Lê – Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì ?
- GV liên hệ, mở rộng, giáo dục.
- H: So sánh cách kể tả của tùy bút và truyện truyền kì?
- Tổ chức học sinh thảo luận
- HS phát biểu. GV nhận xét.
HĐ 3
- H: Qua câu chuyện giúp em hiểu thêm gì về đời sống của vua chúa và nhân dân trong thế kỉ 18 , 19?
- H: Đặc sắc nghệ thuật của bài văn ở những điểm nào ?
-GV gọi 1 HS đọc nghi nhớ SGK.
HĐ 4
- HS suy nghĩ và phát biểu tự do.
I. Đọc – hiểu khái quát
1.Tác giả - tác phẩm :
 (SGK)
2. Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu chú thích
- Hoạn quan : còn gọi là thái giám (Những viên quan vốn là đàn ông bị hoạn) giúp việc Hoàng Hậu và các phi tần của Vua trong cung.
- Cung giám : nơi ở và làm việc của các hoạn quan.
3. Thể loại :
Tuỳ bút thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc ấn tượng của người viết.
4. Bố cục :2 đoạn :
a. Từ đầu đến triệu bất tường: Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của Thịnh Vương trịnh Sâm.
b. Còn lại : Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh (Trịnh Sâm)
- Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài để chơi đèn đuốcà rất tốn kém
- Thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi, giải trí lố lăng
=> Sự việc được miêu tả cụ thể, chân thựcà thể hiện thái độ bất bình với hiện thực sa đọa của người đứng đầu đất nước.
2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại
- Thu, cướp, đoạt, lấy những vật quí trong nhân dân để về dâng cho chúaà được tiếng là mẫn cán (làm tốt lệnh chúa)
- Lợi dụng "vừa ăn cắp vừa la làng"à vét cho đầy túi tham.
=> Dẫn chứng cụ thể, khách quan, kể một sự thực của gia đình mìnhàtăng sức thuyết phục về độ chân thực-để phơi bày bản chất. Thủ đoạn xấu xa của bọn quan lại thời bấy giờà bất bình, trăn trở về tương lai đất nước.
3.
Thể tùy bút
Truyện truyền kì
- Ghi chép những người, việc cụ thể, qua đó bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của mình
- Ghi chép tùy theo cảm hứng, không cần theo hệ thống
- Phản ánh hiện thực cuộc sống qua số phận một người cụ thể (thực hoặc hư cấu, tưởng tượng)
- Có nhân vật, cốt truyện, hệ thống chi tiết, sự việc
III. Tổng kết
- Nội dung: Tố cáo lối sống xa hoa của bọn vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại càng làm cho đời sống nông dân khổ cực nhiều bềàthái độ bất bình, phê phán của tác giả
- Nghệ thuật: Kể, tả linh hoạt (chọn lọc, khách quan, lúc liệt kê, lúc tỉ mĩ)à sự việc phản ánh thêm chân thực sinh động, tính thuyết phục cao.
- Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập :
- HS phát biểu suy nghĩ về cảnh sống của vua quan trong phủ ?
HĐ 5: Củng cố - dặn dò
 * HS làm bài tập trắc nghiệm:
 1. Văn bản được viết theo thể loại nào?
	a. Tiểu thuyết chương hồi.	b. Tùy bút
	c. Truyền kì.	D. Truyện ngắn.
 2. Cụm từ “Triệu bất tường” trong văn bản có nghĩa là gì?
	a. Dấu hiệu không lành, điềm gở.	b. Không biết gì.
	c. Điềm lành, tin vui.	C.Sự biến đổi của tự nhiên.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị “Hoàng Lê nhất thống chí.”
* Đáp án:
 Câu 1 – a ; 2 – a 
D. Rút kinh nghiệm : ..
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22 tuan 5.doc