Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 - 30: Luyện tập văn bản nghị luận

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 - 30: Luyện tập văn bản nghị luận

TIẾT 26 - 30: LUYỆN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, ý thức thực hành viết bài.

B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung chuyên đề.

 Trò: Soạn bài học bài

C. Tiến trình lên lớp.

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 - 30: Luyện tập văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 3/2013
Ngày soạn: 25-28/2/2013
Ngày dạy: 1/3- 30/3/2013
TIẾT 26 - 30: LUYỆN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, ý thức thực hành viết bài.
B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung chuyên đề.
 Trò: Soạn bài học bài 
C. Tiến trình lên lớp.
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I
Ví dụ: Học sinh đọc bảng phụ 
* Giáo viên diễn giảng cho học sinh:
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Văn bản vừa đọc trên nêu ra vấn đề nghị luận gì?
? Vấn đề nghị luận : Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ và đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
? Hãy đặt tên cho bài văn trên?
Học sinh thảo luận 	
Hs1: Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
HS 2 Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
? Bàn về vẻ đẹp của anh thanh niên tác giả nêu ra mấy luận điểm? Những câu văn nào mang luận điểm, hãy tìm và đọc?
- 3 luận điểm:
+ LĐ1: Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ LĐ2: Anh thanh niên này đáng yêu ở chỗ "thèm người"lòng nhiệt, sự quan tâm tới người khác một cách chu đáo.
+ LĐ3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
? Để làm sáng tỏ các luận điểm trên tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng gì?
? Nhận xét cách trình bày luận điểm, cách đưa dẫn chứng và lí lẽ của tác giả?
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc.
- Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
* Hoạt động II
 Lập dàn ý cho đề văn nghị luận tác phẩm truyện hình ảnh anh thanh niên trong văn bản: Lặng Lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
+ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp đáng yêu của nhân vật đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong người đọc)
+ Thân bài: trình bày từng vẻ đẹp của người thanh niên bằng 3 luận điểm được phân tích, chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm.
+ Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận: (Khẳng định vấn đề nghị luận)
(Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao thầm lặng)
? Tìm các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nêu yêu cầu
· Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
· Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm .
· Đề 3: Nghị luận thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của bản thân thân
phận Thuý Kiều trong đoạn trích (Mở rộng ra là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. )
· Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
1. Tìn hiểu đề và tìm ý:
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm : Dạng đề 1: đi sâu vào nhân vật trong tác phẩm .
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2. Lập dàn ý: 
a) mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ông Hai.
b) Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. 
=> Làm nổi bật đặc điểm của nhân vật ông Hai và nghệ thuật của tác phẩm.
c) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1. Ví dụ: 
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ và đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- 3 luận điểm:
+ LĐ1: Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ LĐ2: Anh thanh niên này đáng yêu ở chỗ "thèm người"long fhieeus khachsnoongf nhiệt, ở sự quan tâm tới người khác một cách chu đáo.
+ LĐ3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
	Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
+ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp đáng yêu của nhân vật đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong người đọc)
+ Thân bài: trình bày từng vẻ đẹp của người thanh niên bằng 3 luận điểm được phân tích, chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm.
+ Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận: (Khẳng định vấn đề nghị luận)
(Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao thầm lặng)
II. Tìm các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
 · Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
· Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm .
· Đề 3: Nghị luận thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của bản thân òê thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (Mở rộng ra là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. )
· Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" 
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2. Lập dàn ý: 
a) mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ông Hai.
b) Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
c) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
* Hoạt động III: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* Hoạt động 1. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Giáo viên treo bảng phụ ghi 8 đề ở sgk lên cho học sinh quan sát.	
- Học sinh đọc 8 đề bài.
? Các đề bài trên có gì giống và khác nhau?
* Giống nhau: Cùng nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ .
* Khác nhau: Về yêu cầu và nội dung nghị luận 
? Theo em những từ ngữ nào trong đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận ?
 - Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ 
? Dựa vào những từ ngữ đó em hãy sắp xếp các đề cùng dạng với nhau?
- Đề 1, 6 cùng có yêu cầu là phân tích.
- Đề 2,3, 5, 8 cùng có yêu cầu là suy nghĩ và cảm nhận.
- Đề 4, 7 là đề không có lệnh, đòi hỏi người viết tự xác định hướng làm bài.
Đề 4 người viết hướng vào hình tượng người chiến sĩ lái xe
Đề 7 hướng vào đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Viếng lăng Bác.
? Các từ ngữ: Phân tích, cảm nhận, suy nghĩ  biểu thị yêu cầu gì với việc làm bài?
- Phân tích chỉ định về phương pháp, cảm nhận lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài.
? Dựa vào các đề bài trên em hãy ra một số đề tương tự?
- Học sinh ra đề và giáo viên nhận xét + mỗi tổ nhóm ra 1 đề và đọc.
* Hoạt động 2: Các bước làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý:	
* Tìm hiểu đề
- Đề thuộc thể loại nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
- Yêu cầu: Phân tích những biểu hiện của tình yêu quê hương.
* Tìm ý: 
? Đọc kĩ bài thơ để xác định những biểu hiện của tình yêu quê hương
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Địa điểm nào? Trong tâm trạng như thế nào?	- Trong xa cách nhà thơ luôn nhớ về quê hương bằng tất cả tình cảm tha thiết.
- Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ.
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
+ Cảnh trở về
+ Cảnh nghỉ ngơi
- Nỗi nhớ tha thiết khi xa quê.
b) Lập dàn ý: 	
- Học sinh đọc và quan sát dàn bài ở sgk.
? Phần mở bài phải giới thiệu những gì?
+ Mở bài: Quê hương là nguồn cảm hứng suốt cuộc đời nhà thơ Tế Hanh, đây là đề tài nổi bật trong sáng tác của nhà thơ.
Bài "Quê hương" làm sống lại một làng chài ven biển với tất cả nỗi nhớ và tình yêu quê hương tha thiết.
+ Thân bài: Triển khai luận điểm.
? Phần thân bài cần trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" 
? Những suy nghĩ ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào? được liên kết với mở bài và kết bài ra sao?
- Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của tác giả:tình yêu quê tha thiết trong sáng, mơ mộng.
- Những hình ảnh đẹp khi ra khơi
- Cảnh trở về tấp nập no đủ.
- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
- Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện tâm hồn phong phú rung động tinh tế.
+ Kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn người đọc .
c) Viết bài 	
- Những suy nghĩ ý kiến của người viết luôn được gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể, hình ảnh ngôn từ, giộng điệu.
- Phần thân bài được nối kết với mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên đó là sự phân tích chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở mở bài.
- Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn khẳng định ý nghĩa bài thơ.
? Từ việc tìm hiểu văn bản trên em có thể rút ra cách làm bài nghị luận như thế nào?
? Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Gv: Yêu cầu Hs làm bài tập.
2. Lập dàn ý:. Mỗi nhóm làm 1 phần
* Mở bài: 	
* Thân bài: 
- Cảnh sang thu của đất trời bắt đầu từ hương ổi chín thơm. 
+ Từ "phả" gợi hương thơm như sánh lại vì đậm và vì cơn gió se đang truyền hương thơm đi náo nức. 
+ Sương như chùng chình qua ngõ vừa mơ hồ vừa động gợi tả cả gió cả hương và cả tình.
+ Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió, sương mờ ảo)
+ Cảm xúc của thi sĩ: Bằng các cảm giác cụ thể và tinh tế qua các giác quan. Cảm nhận của nhà thơ có phần khá đột ngột và bất ngờ sững sờ trước cảnh sang thu.
+ Đã nhận ra những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu (hương thu, gió thu, sương thu) mà vẫn mơ hồ chưa thể tin. Đây là ấn tượng vè những cảm giác riêng nhưng vẫn là suy đoán bằng cảm giác mơ hồ hợp với cảnh giao mùa chưa rõ rệt.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút g ... cho nhà thơ.
- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác: 
 + Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”
 + Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác
 + Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.
 + Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.
c. Kết bài
- Viếng lăng Bác là một bài thơ hay giàu chất suy tưởng.
- Là tiếng lòng của tất cả chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1: Câu thơ:
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a- Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên
b-Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ tên và tác giả bài thơ)
Gợi ý:
+ Phân tích để thấy:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ Mặt trời” điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
b- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 2:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
 ( Trích Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
 Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả trong khổ thơ trên ? Hình ảnh ấy gợi ra những ý nghĩa gì ?
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1:
 Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
a .Mở bài : 
- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
b.Thân bài:
Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác
- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương. 
- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc. 
 Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.
-Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.
 Khổ 3-4 : Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác 
- Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác
- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.
- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác 
c. Kết bài :- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.
- Suy nghĩ của bản thân.
ÁNH TRĂNG -Nguyễn Duy-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả :
 - Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
- Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Phong cách thơ độc đáo - nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ).
- 1966: Nhập ngũ; 1975: Làm báo văn nghệ.
- Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973; Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984).
2. Tác phẩm:
a. Nội dung : 
- Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên là người bạn tri kỷ.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
b. Nghệ thuật:
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì thầm lặng suy tư.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 1:
 "Ánh trăng" là một nhan đề đa nghĩa. Hãy viết một đoạn văn ( từ 15-20 dòng) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng”, Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tác giả. Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời.
- Nhan đề “Ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình - kí ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hùng. 
- Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống " uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
Đề 1: Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ " Ánh trăng".
Gợi ý 
a. Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ.
 - Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người. 
b.Thân bài.
*Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
 - Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê.
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu. 
* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại: Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. 
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. 
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. 
+ “Trăng tròn”-> tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa. 
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. 
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. 
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. 
- Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. 
=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. 
c.Kết bài:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. 
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: Cảm nhận cái hay của đoạn cuối bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy.. 
Gợi ý:
Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: 
- Hình ảnh trăng được Nguyễn Duy miêu tả tròn đầy, vành vạnh, toả sáng khắp nơi. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 
- Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:Cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
 a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.
b. Thân bài:
 * Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
 - Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. 
- Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường, 
-> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.
 * Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người...
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. 
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. ..
- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ "ngẩng mặt", tâm trạng “rưng rưng” 
- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. 
- Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. 
c. Kết bài:
 "Ánh trăng" - một hình ảnh rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa. Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Ngày 4 tháng 3 năm 2013
Đủ giáo án tháng 3
Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them thang 3.doc