Bài 31: Tiết 35: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế năng động ấy.
Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, KT-XH của vùng.
Khai thác tri thức từ bảng số liệu, lược đồ, bản đồ.
II. CÁCTHIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ tự nhiên Nam Bộ
Bản đồ hành chính Đông Nam Bộ
Bản đồ hành chính Đông Nam á
Atlat địa lí Việt Nam
Tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở Đông Nam Bộ
Ngày tháng năm 2008 Bài 31: Tiết 35: vùng đông nam bộ I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế năng động ấy. Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, KT-XH của vùng. Khai thác tri thức từ bảng số liệu, lược đồ, bản đồ. II. cácthiết bị dạy học Bản đồ tự nhiên Nam Bộ Bản đồ hành chính Đông Nam Bộ Bản đồ hành chính Đông Nam á Atlat địa lí Việt Nam Tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở Đông Nam Bộ iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài * Phương án 1: Yêu cầu HS quan sát chỉ tiêu GDP/người của Đông Nam Bộ so với cả nước, suy nghĩ và nhận xét vì sao có sự khác biệt đó à vào bài. * Phương án 2: Phần mở đầu bài học trong SGK: “Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động” Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Bước 1: I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ HS dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (Tr 13 và 24) và tr 113 SGK xác định vùng Đông Nam Bộ, so sánh với các vùng đã học về diện tích và dân số. - Dựa vào hình 31.1, xác định các tỉnh và thành phố của vùng Đông Nam Bộ. - Xác định ranh giới vùng và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. Bước 2: - HS trình bày, chỉ bản đồ treo tường, GV chuẩn kiến thức. GV xác định TP. Hồ Chí Minh trên bản đồ Đông Nam á (trên bảng), xác định thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam á từ đó kết luận: Từ TP. Hồ Chí Minh, với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam á. Hỏi: Điều đó dẫn đến lợi thế gì ? Rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Duyên hải miền Trung với các nước trong khu vực Đông Nam á. HĐ 2: Nhóm Bước 1: Nhóm 1,2 II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Thuận lợi - Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Nhóm 3,4 - Dựa vào hình 31.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam, bảng 31.1 và kiến thức đã học, giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ? Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày – GV chuẩn xác kiến thức - Địa hình thoải, cao trung bình, mặt bằng xây dựng canh tác tốt. - Đất xám, đất bazan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thuận lợi trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, cây ăn quả. - Biển: Khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch biển. HĐ 3: Nhóm Bước 1 HS dựa vào hình 31.1 hoặc Atlat và kiến thức đã học: - Xác định trên bản đồ các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. - Nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. - Giải thích vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ? - Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất và đời sống ở Đông Nam Bộ. Đề xuất biện pháp giải quyết. Bước 2: Đại diện các nhóm phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác kiến thức - Hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ. GV tiểu kết: Rừng và nước là 2 nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Rừng Đông Nam Bộ không còn nhiều, do đó việc bảo vệ rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng. Ngoài ra, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh, phần hạ lưu của các dòng sông ngày càng bị ô nhiễm nặng, cần phải tìm biện pháp hạn chế. 2. Khó khăn Rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường. 3. Biện pháp Bảo vệ môi trường đất liền và biển. HĐ 4: Cặp III. Đặc điểm dân cư, xã hội Bước 1: - HS dựa vào bảng 31.2, kênh chữ trong SGK, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng. Bước 2: Đại diện HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức - Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động. - Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá để phát triển du lịch. iv. đánh giá Nối các ý ở cột A và B sao cho hợp lý: A. Điều kiện tự nhiên B. Thế mạnh kinh tế Hải sản phong phú Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm Sát đường hàng hải quốc tế Đất bazan, đất xám Nhiều bãi biển đẹp Nguồn sinh thuỷ tốt Nhiều dầu mỏ a. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, thuốc lá. b. Phát triển mạnh kinh tế biển v. hoạt động nối tiếp Làm bài tập 2, 3 trang 116 SGK. Ngày tháng năm 2008 Bài 32: Tiết 36: vùng đông nam bộ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất trong cả nước, đồng thời cũng hiểu được những hạn chế của vùng, từ đó suy nghĩ biện pháp khắc phục. Nắm được các khái niệm như: khu công nghệ cao, khu chế xuất Khai thác các bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, kênh chữ trong SGK để phân tích, nhận xét các vấn đề quan trọng của vùng. Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất. II. cácthiết bị dạy học Atlat địa lí Việt Nam Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ Tranh ảnh các nhà máy, công trường, trang trại ở Đông Nam Bộ iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài * Phương án 1: Bài học trước đã cho ta biết Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Nhưng sự năng động ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp chúng ta chưa rõ, Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cặn kẽ về điều ấy. * Phương án 2: Phần mở đầu bài trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cặp Bước 1: IV. Tình hình phát triển kinh tế HS căn cứ vào bảng 32.1, so sánh cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với cả nước. Rút ra nhận xét. 1. Công nghiệp Bước 2: Đại diện HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức Có vai trò rất quan trọng, chiếm hơn một nửa cơ cấu kinh tế vùng. HĐ 2: Cá nhân Bước 1: HS quan sát hình 32.1: - Kể tên các ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ - Sắp xếp và xác định các trung tâm công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến bé. - Nhận xét sự phân bố công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Bước 2: Chỉ định HS lên phát biểu, chỉ bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung những khó khăn mà ngành công nghiệp Đông Nam Bộ đang gặp phải: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, ô nhiễm môi trường a. Cơ cấu: Đa dạng, gồm nhiều ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. b. Phân bố: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. HĐ 3: Cả lớp 2. Nông nghiệp GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, bảng số liệu thống kê, SGK lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây: - Nhìn vào hình 32.1 hãy nêu tên các loại cây trồng chính ở Đông Nam Bộ và nêu nhận xét về sự phân bố của chúng. - Dựa vào bảng 32.2 em hãy: + Nhận xét tình hình phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ + Tại sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ. - Nêu một số nét chính về ngành chăn nuôi của vùng ? GV chuẩn xác và bổ sung kiến thức - Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ vì: - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng nhất nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn qủa. + Vùng có lợi thế về thổ nhưỡng (đất xám, đất phù sa cổ), khí hậu (nóng ẩm quanh năm), địa hình (tương đối bằng phẳng), chế độ gió (ôn hoà), người dân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su, thị trường - Chăn nuôi gia cầm, gia súc theo phương pháp công nghiệp. - Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. - Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. GV yêu cầu cả lớp nhìn lên bản đồ trên bảng rồi vừa xác định hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An vừa giải thích tầm quan trọng của hai hồ chứa nước đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng. GV nêu một số ý chính về chăn nuôi. iv. đánh giá 1. Đặc điểm nào không đúng với vùng kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay ? Cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp, dịch vụ khá hoàn thiện Chất lượng môi trường đang bị suy giảm Có giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 59,3% Lực lượng lao động đông, trình độ kỹ thuật cao 2. ý nào thể hiện đúng nhất thế mạnh về cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ ? a. Cao su, cà phê c. Cao su, điều, hồ tiêu b. Cà phê, cao su, điều d. Cao su, cà phê, hồ tiêu 3. Ngành nào sau đây biểu hiện thế mạnh kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ ? a. Khai thác dầu khí c. Hàng hải, du lịch b. Thể thao, giải trí d. Thông tin thương mại 4. Dựa vào bảng số liệu dưới đây cho biết câu nào sau đây sai ? Cây công nghiệp Cao su Cà phê Hồ tiêu Điều Cả nước 428,8 522,2 47,9 195,6 Đông Nam Bộ 281,3 53,6 27,8 134,7 Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm năm 2002 (nghìn ha) Tỉ trọng diện tích của cây điều so với cả nước là cao nhất Tỉ trọng sản lượng của cây cao su so với cả nước là cao nhất Năng suất của các loại cây lây năm ở Đông Nam Bộ, nhìn chung cao hơn năng suất của các vùng còn lại trong cả nước. Diện tích và sản lượng của cây cao su, hồ tiêu, điều đạt trên 60% so với cả nước. v. hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 2 và bài tập 3 trong SGK. ---------------------------------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Bài 33: Tiết 37: vùng đông nam bộ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Nắm được khái niệm dịch vụ và hiểu được khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất phát triển so với cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước. Biết khai thác kiến thức từ bảng số liệu, lược đồ, bản đồ kinh tế. II. cácthiết bị dạy học Atlat địa lí Việt Nam Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ Bản đồ giao thông việt nam iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài * Phương án 1: Yêu cầu HS xem lại bảng 32.1, nhận xét lại tỉ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Yêu cầu HS xem lại hình 6.2, xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. * Phương án 2: Phần mở đầu bài học trong SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cặp Bước 1: 3. Dịch vụ - Xem lại khái niệm dịch vụ trong bảng tra cứu thuật ngữ trang 152, đồng thời xem SGK xác định các ngành dịch vụ chính ở Đông Nam Bộ. - Dựa vào hình 33.1, nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả nước. - Dựa vào hình 33.1 nhận xét tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ so với cả nước và giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - Khu vực dịch vụ rất đa dạng - Nhìn chung, các chi tiêu dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. - Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. HĐ 2: Nhóm - TP. Hồ Chí Minh là: Bước 1: - Dựa vào Atlat, trang 18 hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh (thành phố) khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào ? Từ đó chứng minh đây là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và trong cả nước. + Đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và cả nước. + Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. - Dựa vào Atlat (trang 18,20), xác định các tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long. Có thể đi đến các địa điểm đó bằng những phương tiện giao thông nào ? Bước 2: HS trả lời ... văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố). Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh (thành phố) Có kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. II. cácthiết bị dạy học Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam Bản đồ tỉnh (thành phố) Các tranh ảnh về hoạt động sản xuất chính, tình hình phát triển y tế, văn hoá giáo dục của địa phương. iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài * Phương án 1: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư – lao động giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư và lao động của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương. * Phương án 2: GV yêu cầu HS nhắc lại về đặc điểm dân cư xã hội của vùng. Nói: Dân cư, lao động của tỉnh (thành phố) ta có đặc điểm gì khác biệt ? Có thuận lựi khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ? Các giải pháp cơ bản ? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/nhóm Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, Atlat Tr11, 12 kết hợp kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập. III. Dân cư và lao động Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cá nhân IV. Kinh tế Bước 1: HS dựa vào kênh chữ kết hợp biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh (thành phố) 1. Đặc điểm chung - So sánh tỉ trọng kinh tế của tỉnh (thành phố) với cả nước. - Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ? Giải thích ? - Thế mạnh kinh tế của địa phương ? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức iv. đánh giá 1. Dân cư - lao động của tỉnh có đặc điểm gì ? Có thuận lợi khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ? Các giải pháp lớn ? 2. Nêu đặc điểm chung của kinh tế tỉnh (thành phố). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố). v. hoạt động nối tiếp Ôn tập các nội dung của học kì II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II vi. phụ lục Phiếu học tập của HĐ 1: a. HS dựa vào kênh chữ kết hợp Atlat Tr11, 12 vốn hiểu biết hãy hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Tiềm năng kinh tế Giải pháp Thuận lợi Khó khăn Số dân Sự gia tăng dân số Mật độ dân số Phân bố dân cư Các loại hình cư trú Văn hoá-giáo dục Y tế b. Nhận xét chung về đặc điểm dân cư, lao động ? Nêu ảnh hưởng của dân cư, lao động đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Các giải pháp để khắc phục khó khăn. ------------------------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Bài 43: Tiết 49: địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế ở địa phương được phát triển dựa trên tiềm năng gì ? Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và việc vệ môi trường được đặt ra như thế nào ? Thấy được xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. II. cácthiết bị dạy học Atlat địa lí Việt Nam Bản đồ kinh tế Việt Nam Bản đồ tỉnh (thành phố) Tranh ảnh về hoạt động các ngành kinh tế của tỉnh (thành phố) iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài * Phương án 1: GV yêu cầu HS xác định tỉnh (thành phố) em đang sống thuộc vùng kinh tế nào ? Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng, sau đó nói: tỉnh (thành phố) em có trình độ phát triển so với vùng, các tỉnh, thành khác, vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, xu hướng phát triển. * Phương án 2: GV nêu: Trong cơ cấu kinh tế của địa phương em, ngành nào chiếm vị trí quan trọng ? Dựa trên những cơ sở nào ? Trong tương lai tỉnh (thành phố) sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không ? Hướng chuyển dịch ra sao ? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/nhóm Bước 1: HS dựa vào Atlat Tr14, 15, 16, 17 kết hợp kênh chữ, bản đồ tỉnh (thành phố) hoàn thành phiếu học tập. VI. Kinh tế Các ngành kinh tế Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức * Công nghiệp - Vị trí - Ngành quan trọng - Hướng phát triển * Nông nghiệp - Vị trí - Cơ cấu + Trồng trọt: Phát triển và phân bố loại cây trồng chính. + Chăn nuôi: Phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi. + Thuỷ sản: Tình hình đánh bắt, nuôi trồng. * Lâm nghiệp: Khai thác, bảo vệ, trồng rừng. * Dịch vụ: - Vị trí - Các ngành: ngành nào chiếm ưu thế. HĐ 2: Cá nhân/cặp V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, kết hợp kiến thức đã học: - Nêu thực trạng của việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh (thành phố). - Nguyên nhân ? Biện pháp ? Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức - Khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố). HĐ 3: Cá nhân/cặp VI. Phương hướng phát triển kinh tế Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết kết hợp kiến thức đã học: - Nêu thế mạnh của nền kinh tế địa phương. Những tồn tại lớn ? - Em thử đề ra những phương hướng phát triển kinh tế cho tỉnh (thành phố). Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức - Cơ cấu kinh tế thay đổi như thế nào ? - Trọng tâm phát triển ngành kinh tế trong thời kỳ tới. iv. đánh giá 1. Nêu tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố). Ngành nào chiếm vai trò quan trọng nhất ? Dựa trên những điều kiện gì ? 2. Tại sao vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. v. hoạt động nối tiếp Bài 1, 2 tr 150 SGK Địa 9 vi. phụ lục Phiếu học tập của HĐ 1: a. HS dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kết hợp kênh chữ, kiến thức đã học hãy điền vào ô trồng trong sơ đồ sau: Các vấn đề Công nghiệp xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp Giải pháp Điều kiện phát triển Tỉ trọng của ngành Khái quát tình hình phát triển Sự phân bố các sản phẩm chính Hướng phát triển b. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố) em là ngành gì ? ------------------------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Bài 44: Tiết 52: thực hành: Phân tích mối quan hệ Giữa các thành phần tự nhiên, vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Biết phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên, từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên. Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ Phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, từ đó có kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế – xã hội. II. cácthiết bị dạy học Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam Bản đồ tỉnh (thành phố) Dụng cụ học tập: compa, bút chì, bút màu, thước kẻ iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài: GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học: + Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của tỉnh (thành phố) + Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích biến động cơ cấu kinh tế của địa phương. Cách thức tiến hành để có kết quả cao nhất. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/nhóm Bước 1: HS dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat và bản đồ địa phương kết hợp kiến thức đã học: Bài 1: - Nêu đặc điểm chính của tự nhiên địa phương - Phân tích về tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên. - Nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ? Có ảnh hưởng gì đến phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân tỉnh (thành phố) ? Bước 2: Các cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả bài làm, bổ sung cho nhau. + Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cá nhân – nhóm Bài 2: Bước 1: + GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. + Tùy theo đề bài (bảng số liệu) có thể vẽ biểu đồ hình tròn hay miền. Bước 2: HS tự vẽ biểu đồ + GV có thể gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, sau đó GV nêu tổng quát những lỗi HS hay mắc phải. Tìm ra cách sửa sai. Bước 3: Đại diện nhóm phát triển, GV chuẩn kiến thức. - Ngành nào có tỉ trọng tăng (giảm) bao nhiêu lần: - Xu hướng phát triển: Giảm tỉ trọng của ngành nông lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, khu vực dịch vụ. iv. đánh giá 1. Tại sao nói: Môi trường tự nhiên tỉnh (thành phố) chúng ta là một sự thống nhất ? 2. Nêu xu hướng phát triển của kinh tế địa phương. Tại sao ? v. hoạt động nối tiếp 1. HS hoàn thiện nốt phần còn lại của bài 2 2. So sánh cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố) với vùng và với cả nước. Giải thích sự khác nhau. ---------------------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Tiết 50: ôn tập học kỳ ii I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: Hiểu và trình bày được : + Tiềm năng kinh tế to lớn của biển, đảo Việt Nam, những thế mạnh của kinh tế biển - đảo. + Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo để phát triển bền vững kinh tế quốc gia. + Khả năng phát triển kinh tế địa phương, thế mạnh kinh tế, những tồn tại và các giải pháp khắc phục khó khăn. Có kỹ năng phân tích, so sánh các mối quan hệ địa lí, kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ. II. cácthiết bị dạy học Các bản đồ: Tự nhiên, hành chính, kinh tế Việt Nam Atlat địa lí Việt Nam Các phiếu học tập iii. Các hoạt động trên lớp Mở bài: GV kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của HS + Nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ ôn tập HĐ 1: Cá nhân GV yêu cầu từ 1 đến 5 HS xác định vị trí vùng biển - đảo Việt Nam HĐ 2: Nhóm Bước 1: GV phân chia lớp làm 4 nhóm Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Phiếu học tập số 2 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 Nhóm 4: Phiếu học tập số 4 Bước 2: Các nhóm chuẩn bị – hoàn thành phiếu học tập – cử người báo cáo kết quả. Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, HS nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. iv. đánh giá GV và HS cho điểm kết quả của từng nhóm v. hoạt động nối tiếp HS ôn tập kỹ nội dung đã học để kiểm tra học kỳ II vi. phụ luc Phiếu học tập số 1: 1. Ngành kinh tế biển bao gồm ngành gì ? Nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển ngành kinh tế biển ? 2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ? Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản ? 3. Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam sau: Cửa Lò, Sầm Sơn, Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Phiếu học tập số 2: 1. Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí của nước ta 2. Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chúng ta cần tiến hành biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển ? 3. Tại sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ? Các giải pháp. Phiếu học tập số 3: 1. Những thuận lợi, khó khăn của tỉnh (thành phố) em để phát triển kinh tế, xã hội. Khó khăn nào lớn nhất ? 2. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố) ta là ngành gì ? Dựa trên điều kiện nào ? 3. Tỉnh (thành phố) ta có tiềm năng du lịch gì ? Các giải pháp.
Tài liệu đính kèm: