Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến 40

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến 40

 Tiết 36-37 (Tiết giảm tải)

ÔN TẬP

Số phận người phụ nữ việt nam trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1 - Kiến thức :

 + Giúp HS nắm được hoàn cảnh xã hội của các tác phẩm đã học để thấy được sự suy yếu, thối nát của chế độ phong kiến . Nguyên nhân sâu xa dẫn đến số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất hạnh.(Tiết1).

 + Giúp HS thấy được số phận cuộc đời và số phận bất hạnh của Thị Kính, Vũ Nương, Thuý Kiều mà nguyên nhân sâu xa là sự thối nát của chế đô phong kiến – Chế độ phụ quyền xem trọng người đàn ông; do thế lực đồng tiền trong xã hội cũ đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.( (Tiết 2)

 + Giúp HS thấy được : Trong xã hội phong kiến dù là thời kì nào cũng đem lại cho người phụ nữ nhiều bất hạnh vì những luật lệ và chế độ xã hội đầy bất công, ngang trái.(Tiết 3)

 + Luyện tập một số bài tập cơ bản.

 2 - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cảm nhận TPVH.

 3 - Thái độ:

 + Giáo dục học sinh lòng yêu cái đẹp, cái thiện.

 + Giáo dục học sinh lòng yêu thương, quý trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

 + Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu chế độ XHCN

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 36-37 (Tiết giảm tải)
ÔN TẬP
Số phận người phụ nữ việt nam trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1 - Kiến thức :
 + Giúp HS nắm được hoàn cảnh xã hội của các tác phẩm đã học để thấy được sự suy yếu, thối nát của chế độ phong kiến . Nguyên nhân sâu xa dẫn đến số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất hạnh.(Tiết1).
 + Giúp HS thấy được số phận cuộc đời và số phận bất hạnh của Thị Kính, Vũ Nương, Thuý Kiều mà nguyên nhân sâu xa là sự thối nát của chế đô phong kiến – Chế độ phụ quyền xem trọng người đàn ông; do thế lực đồng tiền trong xã hội cũ đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.( (Tiết 2)
 + Giúp HS thấy được : Trong xã hội phong kiến dù là thời kì nào cũng đem lại cho người phụ nữ nhiều bất hạnh vì những luật lệ và chế độ xã hội đầy bất công, ngang trái.(Tiết 3)
 + Luyện tập một số bài tập cơ bản.
 2 - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cảm nhận TPVH.
 3 - Thái độ: 
 + Giáo dục học sinh lòng yêu cái đẹp, cái thiện.
 + Giáo dục học sinh lòng yêu thương, quý trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 + Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu chế độ XHCN
 B- CHUẨN BỊ
 GV : Giáo án, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm văn học.
 HS : SGK, học bài cũ, ôn lại một số tác phẩm trung đại đã học
C. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp.
2/ Giới thiệu sơ lược lại chương trình văn học trung đại.
3/ Bài mới: 
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý bài cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
 Hoạt động 2. Tìm hiểu chung về văn bản.
Mục tiêu: Nắm được những số phận của người phụ nữ qua các văn bản truyện trung đại.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích và minh hoạ..
Thời gian: 10 phút. 
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Nội dung cần đạt
- Kể lại nội dung truyện “Người con gái Nam Xương” ?
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
?- Tác phẩm truyện Kiều do ai sáng tác, sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Hãy tóm tắt nội dung truyện Kiều ?
GV:- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
?Theo em, chế độ phong kiến các thời kì có đặc điểm chung gì ?
- Nhận xét, kết luận.
? Tóm tắt số phận của Vũ nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” .
- 1-> 2 HS tóm tắt.
? Trình bày những vẻ đẹp của Vũ Nương ? Vẻ đẹp nào đáng quí nhất ?
? Em hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương , lấy dẫn chứng phân tích làm rõ nỗi oan đó ?
+ Nguyên nhân trực tiếp ?
+ Nguyên nhân gián tiếp ?
- Phân tích làm rõ hành động của Vũ Nương với chi tiết : Không trở về nhân gian với chồng.
?Theo em cái chết của Vũ Nương tố cáo xã hội phong kiến điều gì ?
?Tác giả Nguyễn Dữ đã gửi gắm điều gì qua tác phẩm này ?
?Trình bày ý nghĩa truyền kì trong trong tác phẩm ? Tại sao tác giả lại đưa vào chi tiết đó ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn trích : Chị em Thuý Kiều.
? Trình bày hoàn cảnh của gia đình Thuý Kiều, Cho biết Thuý Kiều xuất thân từ gia đình như thế nào ?
?- Nhân vật Thúy Kiều có những vẻ đẹp gì ?
+ Vẻ đẹp bên ngoài ?
+ Vẻ đẹp bên trong ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
?Trình bày nguyên nhân dẫn đến nỗi bất hạnh của Thuý Kiều ?
- Yêu cầu HS lấy ví dụ để minh chứng:
+ XH phong kiến thối nát.
+ Sức mạnh của thế lực đồng tiền.
+ Bản chất lưu manh, mất nhân tính của bọn quan lại v.v.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều, điều gì đáng ca ngợi nhất ở nhân vật này ?
- Nêu nhận xét chung về xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII đàu thế kỉ XIX?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Nêu những điểm giống và khác nhau về số phận cuộc đời của2 nhân vật : Vũ Nương, Thuý Kiều ?
+ Giống nhau ?
+ Khác nhau ?
? Em hãy phân tích từng nhân vật để thấy được cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều bi chi phối bởi luật lệ xã hội ?
- Yêu cầu HS trình bày và phân tích từng nhân vật.
GV:Nhận xét, chốt nội dung giống và khác nhau giữa các nhân vật và kết luận.
- Tổng kết chủ đề.
- GV nêu yêu cầu, mục đích bài tập, chép đề lên bảng.
- GV hướng dẫn HS viết bài : Yêu cầu HS xác định được yêu cầu của đề; Viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả.
- HS tiến hành viết bài (Khoảng 25 phút).
- GV : Theo dõi, quan sát HS viết bài.
 GV có thể gợi ý cho HS dàn bài, chọn một trong các ý để xây dựng đoạn văn.
HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung.
Cử đại diện trả lời.
Nhóm khác theo dõi bổ sung
HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung.
HS tóm tắt
Nhận xét bổ sung
HS tóm tắt 
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo luận và trả lời
HS trả lời
2 HS đọc đoạn trích
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
HS suy nghĩ trả lời
lấy ví dụ để minh chứng:
HS bộc lộ
cảm nhận
HS trả lời
HS trả lời
HS thực hiện
I. Hoàn cảnh xã hội và sự ra đời của các tác phẩm.
1. Tác phẩm “Người con gái Nam Xương”
a- Tác giả : Nguyễn Dữ.
b- Hoàn cảnh ra đời :
- Ra đời vào thế kỉ thứ XVI – Thời kì nhà Lê đi vào khủng hoảng -> các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài -> Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của gia đình Vũ Nương.
2. Tác phẩm “Truyện Kiều” :
a. Tác giả : Nguyễn Du 
b- Hoàn cảnh ra đời :
- Ra đời vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX – Là thời kì lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, thối nát, đàn áp và bóc lột của cải của nhân dân - > Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
=> Kết luận :
- Chế độ phong kiến Việt Nam dù ở thời kỳ nào cũng đem lại nhiều bất hạnh cho nhân dân ta nói chung và người phụ nữ nói riêng.
II. Cuộc đời và số phận của các nhân vật trong, "Chuyện người con gái Nam Xương", và"Truyện Kiều"
 1. Nhân vật Vũ Nương.
a- Vẻ đẹp của Vũ Nương :
- Thuỳ mị, nết na.
- Tư dung tốt đẹp.
- Chung thuỷ với chồng.
- Hiếu thảo với mẹ chồng.
- Đảm đang.
= > Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
b- Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương :
* Nguyên nhân trực tiếp :
- Tính đa nghi hay ghen của Trương Sinh.
- Sự hồ đồ, cả tin của Trương Sinh.
* Nguyên nhân gián tiếp :
- Do chiến tranh phong kiến -> Chồng xa vợ đi chiến chinh - > Bi kịch.
- Do những hủ tục của chế độ phong kiến :
+ Trọng nam khinh nữ.
+ Coi trọng kẻ giàu.
+ Chế độ nam quyền.
+ Pháp luật không bảo vệ phụ nữ.
c- Kết luận :
- Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo chế độ phong kiến xem trọng quyền uy kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
- Cái chết của Vũ nương – Người phụ nữ đức hạnh, đáng lý được bênh vực bảo vệ, che chở, nhưng lại bị đối xử bất công, vô lý.
-Yếu tố truyền kì của truyện trước hết là hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương. Nhưng điều quan trọng hơn là yếu tố truyền kì đó đã tạo nên một kết thúc có hậu. Nói lên tính nhân đạo của tác phẩm.
 2. Nhân vật Thuý Kiều
a- Hoàn cảnh gia đình :
- Gia đình nho gia.
- Điều kiện sống : Thường thường bậc trung.
- Ba anh chị em; học hành tử tế.
b- Nhân vật Thuý Kiều :
- Là người con gái có vẻ đẹp :
+ Sắc sảo, mặn mà.
+ Nghiêng nước, nghiêng thành, thiên nhiên phải hờn ghen.
- Có tài : Cầm, kì, thi, hoạ => Đa tài.
- Là người con hiếu thảo.
- Là người chị mẫu mực. 
- Là người tình chung thuỷ.
- Yêu cuộc sống, khát vọng tự do.
=> Xứng đáng được sống hạnh phúc.
c- Nguyên nhân gây ra 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều :
- Xã hội phong kiến có nhiều thế lực tàn bạo, bất công vô lý
- Thế lực đồng tiền “Tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong” -> Đồng tiền biến người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thành món hàng, kẻ táng tận lương tâm thành kẻ mãn nguyện tự đắc.
- Thế lực lưu manh, thế lực quan lại chà đạp lên quyền sống của con người.
=> Giá trị con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
d . Kết luận :
- Kiều là người phụ nữ có tài, sắc vẹn toàn đáng ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc nhưng trong cái xã hội phong kiến thối nát với nhiều thế lực táng tận lương tâm, coi trọng đồng tiền đã chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.
III. So sánh số phận, cuộc đời người phụ nữ trong, "Chuyện người con gái Nam Xương", "Truyện Kiều"
1- Giống nhau :
- Đều là những người phụ nữ sinh đẹp, nết na, chung thuỷ.
- Đều có hoàn cảnh cuộc đời cay đắng, éo le.
- Đều là những nạn nhân của xã hội phong kiến bị vùi dập, chà đạp.
- Không có quyền bảo vệ cá nhân, chấp nhận cuộc sống đã định sẵn.
2- Khác nhau :
- Nguyên nhân dẫn đến sự bất hạnh của họ khác nhau. 
* Nguyên nhân dẫn đến số phận bi thảm của 2 nhân vật :
- Vũ Nương : Nguyên nhân chính là chiến tranh, xem trọng quyền uy của người đàn ông.
- Thuý Kiều : Thế lực vạn năng của đồng tiền.
3- Kết luận : 
- Xã hội phong kiến dù bất kì ở thời kỳ nào cũng đem lại cho người phụ nữ nhiều bất hạnh, lấy đi quyền sống, quyền làm người ở họ.
IV. Luyện tập
*Đề bài : Trình bày cảm nhận của em về thân phận cuả người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua 2 tác phẩm đã học trong chủ đề.
Gợi ý đáp án:
 1. Mở bài : Giới thiệu nhân vật, những nét khái quát về số phận người phụ nữ qua các tác phẩm đã học.
 2. Thân bài : Nêu được các ý :
Vẻ đẹp chung của người phụ nữ (Qua 2 nhân vật).
Thân phận, cuộc đời của họ.
Nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của các nhân vật đó.
Cảm nhận chung về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Kết luận : Suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, liên hệ với xã hội hiện tại
 Hoạt động 4. Củng cố dặn dò: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối :
 	- GV chốt lại những nội dung cơ bản của chủ đề
- Yêu cầu HS về sưu tầm một số tác phẩm văn học nói về thân phận của người phụ nữ trong thời phong kiến. (chương trình các lớp dưới đã học)
- Học bài, làm bài viết hoàn chỉnh đề trên.
 *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
-ND:.........................................................................................................................................
-PP:..........................................................................................................................................
-KQ:........................................................................................................................................
Ngày soạn: /10 Ngày giảng: Tiết 38, ngày /10.
 Tiết 39, ngày /10 
 Tiết 38, 39.Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
	(Trích truyện Lục Vân Tiên) 	- Nguyễn Đình Chiểu-
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên..
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ. Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ đại phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu.đã khắc họa trong đoạn trích
3. Thái độ: - HS biết quý trọng nhân nghĩa và biết làm việc thiện..
II. Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp học. 
2- Kiểm tra bài cũ: ? : Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích? Cho biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
3. Bài mới. Cố thủ tường Phạm Văn Đồng có nói “ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng thấy sáng” Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý bài cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chung về văn bản.
Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.Vị trí đoạn trích trong VB.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích và minh hoạ..
Thời gian: 30 phút.
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc phần chú thích về tác giả
 ?Hãy nêu 1 vài nét chính về tác giả?
 -NĐC (1822-1888)
-Quê nội: Thừa Thiên Huế, quê ngoại: Gia Định
-Đỗ tú tài ở Gia Định 1843
-Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời .Làm 1 thầy giáo->1 thầy thuốc-> 1nhà thơ
- Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 (GV giảng thêm trong SGV T114-115)
?Tác phẩm ra đời vào thời gian nào?
?Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì khác so với truyện Kiều?
-Kết cấu chương hồi: Với ND truyền đạo lý làm người (Gv giảng trong SGV T115-116)
-Đặc điểm thể loại:Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trọng về hành động NV.
 (GV giảng trong SGV T116)
Gọi HS tóm tắtTP
 Gọi 2 HS tóm tắt lại ngắn gọn hơn
?TP là 1 thiên tự truyện em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với c/đ NĐC?
 ?Sự khác biệt ở cuối truyện ntn? Ý nghĩa?
-LVT sáng mắt ra và thi đỗ trạng nguyên gặp lại KNN
-Ý nghĩa: Nói lên ước mơ và khát vọng cháy bỏng của NĐC
?Em hãy nêu những nét chính về ND và nghệ thuật TP?
-ND: Truyền dạy đạo lí làm người
+Đề cao tư tưởng nhân nghĩa
+Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH.
+Đề cao tinh thần nghĩa hiệp
+Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới công bằng trong XH phê phán những kẻ bất nhân bất nghĩa.
-Nghệ thuật: 
+Truyện thơ nôm lục bát
+Ngôn ngữ mộc mạc giản dị.
?Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện?
-Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên, Vân Tiên đi thi.
 GV đọc mẫu-> 2 HS đọc-> Nhận xét.
?Hãy tóm tắt nội dung sự việc được kể trong đoạn trích từ các nhân vật?
 (HS tóm tắt)
?Em hãy xác định nhân vật chính của VB? Vì sao?
- LVT là NV chính vì NV này là trung tâm của 2 sự việc Đánh cướp và cứu KNN
?Hãy xác định nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trong đoạn trích?
-Miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói.
?Truyện LVT có kết cấu theo truyện cổ dân gian nào đã học? -Truyện Thạch Sanh ( điểm giống)
?Kiểu kết cấu đó ntn?
-Đó là kiểu kết cấu ước lệ gần như đã thành khuôn mẫu người tốt thường gặp trắc trở gian nan và thường bị hãm hại nhưng vẫn được phù trợ cứu giúp tai qua nạn khỏi được đền đáp xứng đáng kẻ xấu bị trừng trị ở hiền gặp lành cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
HS đọc chú thích.
HS trả lời
HS trả lời
HS tóm tắt TP
HS tìm
HS trả lời
HS trả lời
2 HS đọc
HS tóm tắt
HS trả lời các câu hỏi
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
-1854 trước khi Pháp XL gồm hơn 2000 câu thơ lục bát.
-Kết cấu chương hồi
-Đặc điểm thể loại:
3.Tóm tắt tác phẩm
-4 phần
+LVT đánh cướp cứu KNN
+LVT gặp nạn và được cứu giúp
+KNN gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ
+LVT và KNN gặp lại nhau.
->TP là 1 thiên tự truyện.
*Giá trị nội dung và nghệ thuật.
-Nội dung:
-Nghệ thuật:
4.Vị trí đoạn trích
5.đọc và tìm hiểu
Tiết 2
Hoạt động 3. Phân tích VB.
Mục tiêu: - Phân tích nhân vật LVT và KNN để thấy được phẩm chất đangs quý của 2 nhân vật. 
Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, giải thích và minh hoạ..
Thời gian: 40 phút.
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Nội dung cần đạt
?Em hãy cho biết nguồn gốc xuất thân của LVT?
 (Theo tóm tắt TP)
GV: Có người ở quận Đông Thành
 Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền
 Đặt tên là LVT
 Tuổi vừa 28 nghề chuyên học hành
->Là 1 chàng trai vừa rời trường học bước vào đời tuổi 16 lòng đầy hăm hở muốn lập công danh”Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa” Cũng mong thi thố tài năng cứu người giúp đời gặp tình huống bất bằng này là 1 thử thách đầu tiên cũng là 1 cơ hội hành động cho chàng.
 GV giảng thêm cho Hs biết ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân rất khốn khổ đều “đem nhau chạy vào rừng lên non” bèn hỏi thăm.(SGV T117)
?Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?
 “Vân tiên ghé lại bên đàng
 Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
 Vân Tiên tả đột hữu xông”
?Trong HĐ đánh cướp em hình dung ntn về LVT?
-Là 1 người dũng cảm ko nghĩ gì đến tính mạng hiểm nguy 1 mình chủ động diệt trừ bon cướp.
?HĐ này bộc lộ được tính cách gì?
-Bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên-> chàng chỉ có 1 mình 2 tay ko trong khi bọ cướp đông người đủ gươm giáo thanh thế lẫy lừng vậy mà VT vẫn bẻ gậy xông vào đánh cướp trận đánh diễn ra nhanh bọn lâu la tan vỡ..
?H/ả và HĐ đó của VT gợi nhớ đến NV nào trong LS TQ.
 -H/ả Triệu Tử Long trong Tam Quốc.
?Vì sao tác giả ví HĐ của VT với Triệu Tử Long ngày trước?
-TTL là người tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam Quốc đã dũng cảm 1 mình phá vòng vây quân Tào để bảo vệ A Đẩu con Lưu Bị
-Vân Tiên cũng 1 mình dũng cảm phá tan bọn cướp hung ác để bảo vệ người lương thiện.
->2 NV này đều khí phách anh hùng vì thế tác giả đã ví HĐ của VT với Triệu Tử ngày trước.
 GV: HĐ của VT chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân” cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn
->Đây cũng chính là niềm mong ước của tác giả và của nhân dân mong muốn có những người tài giỏi dám ra tay cứu nạn giúp đời.
?Nếu chọn thơ để đề tên cho tranh minh hoạ trong SGK thì em xẽ chọn lời thơ nào?
 -“VT tả đột hữu xôngđương dang”
?Sau khi đánh tan bọn cướp LVT làm gì?
 -Hỏi han an ủi người bị nạn.
?Em hãy tìm những câu thơ thể hiện sự quan tâm của LVT với người bị hại? HS kể
 GV: Qua lời nói của LVT với KNN ta thấy chàng còn có những phẩm chất tốt đẹp nào chúng ta đi PT từng lời nói của LVT với KNN.
?Câu thơ: “ Hỏi ai than khóc ở trong xe này” thể hiện P/C gì của LVT?
-Chính trực hào hiệp, từ tâm nhân hậu của 1 người làm việc nghĩa, đàng hoàng hỏi han an ủi và xúc động khi nghe 2 cô gái trả lời.
?Em hiểu ntn về câu :
 “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
 Nàng là phận gái ta là phận trai”
 HSGT->GVG-> Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo PK “Nam nữ thụ thụ bất thân” nhưng chủ yếu là do đức khiêm nhường của Vân Tiên chàng ko muốn nhận cái lạy tạ ơn của 2 cô gái.
?Khi KNN muốn cám ơn VT làm gì?
 “VT nghe nói liền cười
 Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
-Chàng từ chối cái lạy tạ ơn của NN từ chối lời mời về thăm nhà của NN để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng chỉ cùng nhau xướng hoạ 1 bài thơ rồi thanh thản ra đi ko hề vương vấn dường như đối với VT làm việc nghĩa là 1 bổn phận 1 lẽ tự nhiên.
?Với HĐ này đã thể hiện P/C gì của LVT?
-Trọng nghĩa khinh tài cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
 GV: Với những nét tính cách đó h/a LVT là 1 h/a đẹp h/a lý tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
?NVKNN được NĐC miêu tả qua những h/a nào?
-Cách xưng hô: Quân tử tiện thiếp->thể hiện sự khiêm nhường.
-Cách nói năng: Văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
-Cách trình bày vấn đề: Rõ ràng khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của LVT vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích xúc động của mình
 “Trước xe quân tử tạm ngồi..sẽ thưa”
-NN là người chịu ơn lại là 1 cái ơn trọng ko chỉ là ơn cứu mạng mà còn là cứu cả c/đ trong trắng của nàng: 
“Lâm nguy..1 hồi”
-Nàng rất áy náy băn khoăn tìm cách trả ơn chàng dù hiểu rằng dù có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
-Cuối cùng nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp khảng khái đó và đã dám liều mình giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng.
?Qua những lời lẽ HĐ cử chỉ của KNN ta thấy hiện lên là 1 cô gái ntn?
-Là 1 cô gái khuê các, thuỳ mị nết na, có học thức biết trọng tình nghĩa.
GV: Với nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh KNN chinh phục được t/c yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa ơn ai 1 chút chẳng quên”.
?Trong đoạn trích này tác giả đã khắc hoạ nhân vật bằng cách nào?
-Qua HĐ cử chỉ lời nói.
?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong đoạn thơ trích?
-Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
-Ngôn ngữ thơ đa dạngphù hợp với diễn biến tình tiết.
?Đoạn thơ thể hiện điều gì?
-Khát vọng hành đạo giúp đời.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS suy nghĩ trả lời
HS suy nghĩ trả lời.
HS trả lời
HS kể.
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời
II.Phân tích
1.Nhân vật LVT
*Hành động đánh cướp.
-Bộc lộ tính cách anh hùng tài năng và tấm lòng “vị nghĩa vong thân”.
*Thái độ cư xử với KNN.
-Chính trực hào hiệp, từ tâm nhân hậu
-Trọng nghĩa khinh tài
=>(ghi)
2.Nhân vật KNN
-Xưng hô khiêm nhường
-Nói năng:
-Cách trình bày:
-Là 1 cô gái khuê các, thuỳ mị nết na, có học thức biết trọng tình nghĩa.
-Nhân vật được khắc hoạ qua hành động, cử chỉ, lời nói.
III.Tổng kết
1.Nhệ thuật:
-
-
2.Nội dung
*Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: - Đọc diễn cảm được đoạn trích . Đọc thuộc lòng đoạn trích.Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
Phương pháp: Khái quát, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Nội dung cần đạt
Cho HS phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại
 Gọi HS đọc diễn cảm
HS đọc lại đoạn trích suy nghĩ trả lời câu hỏi.
IV. Luyện tập
4.Củng cố: 
 -GV chốt lại nội dung phần tác giả, TP cốt truyện nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
5.Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ
 -Chuẩn bị bài mới
*Tự đánh giá:
-Nội dung:
-Phương pháp:
-Kết quả:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_36_den_40.doc