Tiết 45 TRẢ BÀI VIẾT
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, cách bố cục, cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả, cách trình bày & chữ viết.
B.- CHUẨN BỊ :
TUẦN 9 Ngày soạn : 23-10-2005 BÀI 9 Ngày dạy : 24à29-10-2005 Tiết 41-42-43-44-45 Tiết 45 TRẢ BÀI VIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt : ý tứ, cách bố cục, cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả, cách trình bày & chữ viết. B.- CHUẨN BỊ : C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN HĐ 1 * Nêu đề bài, hd HS tìm hiểu đề . -Hs đọc và ghi lại đề bài. -Hd HS phân tích đề : chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. HĐ 2 * Hd HS lập dàn ý GV nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt HS thảo luận lập dàn ý cho bài viết HĐ 3 Nhận xét bài viết : + Hd HS tự nhận xét về ưu khuyết điểm bài viết của mình trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu và dàn ý đã lập. + GV nhận xét ưu khuyết điểm trong các bài viết của HS. * Những lỗi cơ bản cần khắc phục . HĐ 4 Sửa chữa lỗi. + Hướng sửa chữa các lỗi về nội dung. HS trao đổi. GV bổ sung + Hướng sửa chữa về hình thức : HS trao đổi GV bổ sung GV nhận xét kết luận HS trình bày cách chữa lỗi HĐ 5 Đọc bài văn tốt nhất HDVN Chữa lại các lỗi vào trong bài viết. Lưu trữ bài viết, rút kinh nghiệm cho bài sau. D.- RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 10 Ngày soạn : 30-10-2005 BÀI 10 Ngày dạy : 31-10à05-11-2005 Tiết 46-47-48-49-50 Tiết 46.- ĐỒNG CHÍ ( CHÍNH HỮU ) A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng . - rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. B.- CHUẨN BỊ : C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN BC * Nói rằng truyện Lục Vân Tiên thể hiện lí tưởng nhân nghĩa và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu. Hãy chứng tỏ ! BM Sang thế kỉ XX nền văn học VN chuyển mình mạnh mẽ từ chữ Hán, chữ Nôm sang chữ quốc ngữ. Đặc biệt từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 nền văn học cách mạng ra đời với nhiều tác phẩm giàu tình yêu nước, giàu tính chiến đấu HĐ 1 Giới thiệu tác phẩm . Cho HS đọc Chú thích về tác giả MR : Chính Hữu là người lính Trung đoàn Thủ đô, ra đi chiến đấu rồi trở thành nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. * Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ). Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ấy, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch, đầu năm 1948, Chính Hữu ốm phải nằm lại điều trị. Đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc. Trong lúc nằm lại tại một nhà sàn heo hút, Chính Hữu viết bài " Đồng chí ". HS đọc Chú thích về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ I.- Giới thiệu : + Chính Hữu, tên ks : Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê Can Lộc, Hà Tĩnh. - là bộ đội hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. - là nhà thơ quân đội, làm thơ về người lính và kháng chiến. Tác phẩm chính : tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). + Bài thơ " Đồng chí " sáng tác đầu năm 1948 sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ) HĐ 2 Hd HS đọc bài thơ - đọc đúng nhịp điệu và giọng điệu : nhịp chậm, giọng như dồn nén cảm xúc; đọc diễn cảm câu 7, câu 17 và ba câu cuối bài. Tìm Đại ý và bố cục. * Bài thơ nói về điều gì ? - thể hiện và ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội giữa những người lính trong cuộc kháng chiến nhiều gian khổ. * Thể thơ ? Dòng thơ thứ 7 có gì đặc biệt ? - Thể thơ tự do, câu dài ngắn không đều. Đặc biệt dòng 7 ( Đồng chí ! ) như một tiếng gọi chia bài thơ thành hai phần : + sáu dòng đầu là cơ sở ngọn nguồn của tình đồng chí ; + mười dòng tiếp theo là những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí + Đoạn kết là ba dòng thơ cuối với hình ảnh mang chất biểu tượng " đầu súng trăng treo " HS đọc bài thơ. Tìm Đại ý và bố cục. HS trả lời. II.- Tìm hiểu : Bài thơ thể hiện và ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội giữa những người lính trong cuộc kháng chiến nhiều gian khổ + cơ sở ngọn nguồn của tình đồng chí ; + những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí + Đoạn kết : hình ảnh biểu tượng "đầu súng trăng treo " HĐ 3 1.- Ngọn nguồn của tình đồng chí : * Những câu thơ nào cho biết các anh bộ đội đến từ những miền khác nhau ? Điểm khác nhau đó là gì ? * Nhưng họ có nhửng điểm chung gì ? - Nét chung : đó là họ cùng là nông dân bị nhiều đời áp bức những vùng quê nghèo đói . Tình hữu ái giai cấp gắn bó họ với nhau . * Hình ảnh nào thể hiện sự gắn bó đó ? - " súng bên súng , đầu sát bên đầu , đêm rét chung chăn .. " * Nói rằng đây là những hình ảnh có tính biểu tượng. Vì sao ? - súng à chiến đấu - đầu à lí tưởng - chăn à hạnh phúc à chung lí tưởng chung chiến hào chiến đấu, chung nhau hạnh phúc ấm êm . * Tìm dòng thơ chứa hình ảnh giản dị, chân thật mà rất gợi cảm thể hiện tình cảm chan hòa, chia sẻ ? "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ " * Những chi tiết chọn lọc thể hiện sự găn bó càng lúc càng chặt chẽ để tạo nên một tình cảm cao cả : Đồng chí ! * Em có cảm nhận gì về dòng thơ rất ngắên này. Vì sao tác giả viết như thế ? GV đúc kết : Dòng thơ cô đọng lại như đúc kết, như khẳng định một tình cảm mới mẻ cao đẹp : " tình đồng chí ! " HS đọc hai cau thơ đầu, trả lời các câu hỏi. HS thảo luận theo nhóm tổ trả lời câu hỏi. HS tìm câu thơ HS trả lời III.- Phân tích : 1.- Ngọn nguồn của tình đồng chí : - nước mặn đồng chua/ đất cày lên sỏi đá àlà nông dân bị nhiều đời áp bức những vùng quê nghèo đói . - súng bên súng à chiến đấu - đầu bên đầu à lí tưởng - chung chăn à hạnh phúc à chung lí tưởng chung chiến hào, chung nhau hạnh phúc ấm êm . * Những chi tiết chọn lọc thể hiện sự găn bó càng lúc càng chặt chẽ để tạo nên một tình cảm cao cả : Đồng chí ! Dòng thơ cô đọng, khẳng định một tình cảm mới mẻ cao đẹp HĐ 4 2.- Những biểu hiện của tình đồng chí: Sau dòng thơ ngắn đúc kết tình đồng chí, là những dòng thơ mở ra những biểu hiện của tình cảm ấy. * Đọc các dòng thơ 8,9,10. * Hãy hình dung đó là lời của ai ? - Tác giả nói về bạn đồng chí của mình * Nói về điều gì ? - ruộng nương / gian nhà không / giếng nước / gốc đa à những hình ảnh thân yêu quen thuộc: quê hương đầy tình sâu nghĩa nặng. - Khi từ biệt quê hương , người lính có thái độ như thế nào ? * Từ ngữ nào thể hiện điều ấy ? [ mặc kệ / nhớ ] à từ ngữ gợi tả, hình ảnh nhân hóa à đậm nét tình cảm của con người vơiù quê hương và tình cảm quê hương với con người. Quê hương trở nên có hồn người, và con người phả hồn mình cho quê hương. * Nhờ đâu tác giả hiểu được cảnh ngộ, tâm tư của bạn ? à Có là đồng chí thân thiết mới hiểu hết về cảnh ngộ, gia đình, về tình cảm sâu nặng của nhau. Đó là sự đồng cảm của tình đồng chí. * Ngoài sự đồng cảm , biểu hiện của tình đồng chí còn là sự sẻ chia. Chia sẻ những gì ? Đọc những câu thơ đó. Anh với tôi tay nắm lấy bàn tay " - Hãy nhận xét những chi tiết được đưa ra ? - Những chi tiết tả thực, một thực tế không hề tô vẽ à Những khó khăn thiếu thốn và gian khổ có thực của người lính. MR : Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân P, có một số tác giả nhìn cuộc kháng chiến bằng con mắt lãng mạn, thi vị hóa cuộc kháng chiến bằng chất anh hùng ca, thơ mộng hóa người chiến sĩ như những tráng sĩ vung gươm ra sa trường, mà vẫn : Mơ về Hà Nội dáng kiều thơm Dù có : Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa. Nhưng thực tế, bộ đội ta hết sức thiếu thốn và gian khổ. Đoạn thơ thể hiện những thiếu thốn gian khổ ấy rất chân thật : nhiều người bị bệnh, trang bị thiếu thốn. + Nhưng nêu những thực tế ấy có làm xấu đi hình ảnh người lính không ? Vì sao ? - Càng làm đẹp thêm hình ành người lính : càng tô đậm thêm sức mạnh của tình yêu nước, sức mạnh của ý chí, đặc biệt là sức mạnh của tình đồng chí. Chính sức mạnh ấy giúp họ vượt qua những thiếu thốn gian khổ mà tiến lên giành thăng lợi. Dòng thơ nào là biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí trong lúc khó khăn này ? Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Hình ảnh " bàn tay nắm lấy bàn tay " trong cơn sốt rét hay trong cái lạnh kinh người của núi rừng Việt Bắc càng tô đẹp thêm tình đồng chí. Đọc các dòng thơ 8,9,10- trả lời các câu hỏi. HS trả lời HS trả lời HS trả lời Đọc những câu thơ " Anh với tôi tay nắm lấy bàn tay " , nhận xét những chi tiết được đưa ra . HS trả lời HS trả lời 2.- Những biểu hiện của tình đồng chí : - ruộng nương / gian nhà không / giếng nước / gốc đa à những hình ảnh thân yêu quen thuộc : quê hương đầy tình sâu nghĩa nặng. [ mặc kệ / nhớ ] à từ ngữ gợi tả, hình ảnh nhân hóa à đậm nét tình cảm của con người vơiù quê hương và tình cảm quê hương với con người. Anh với tôi tay nắm lấy bàn tay " - Những chi tiết tả thực, một thực tế không hề tô vẽ à Những khó khăn thiếu thốn và gian khổ có thực của người lính. à Nét đẹp của người lính : sức mạnh của tình yêu nước, sức mạnh của ý chí, đặc biệt là sức mạnh của tình đồng chí. " thương nhau tay nắm lấy bàn tay " HĐ 5 3.- Một hình ảnh hiện thực mà lãng mạn, bay bổng. * Cuối bài thơ là một hình ảnh hiện thực mà lãng mạn. Hãy chứng tỏ ! + Hiện thực :- có thời gian ? - có không gian ? - có nhân vật ? - có sự việc ? à cuộc chiến đấu gian khổ hiểm nguy. + Lãng mạn : Một tâm hồn nhạy cảm lãng mạn nhìn thấy chất thơ trong cuộc chiến. Dòng thơ nào chứa hình ảnh biểu tượng mang chất lãng mạn của bài thơ ? - Đầu súng trăng treo Vì sao đó là hình ảnh lãng mạn ? - Chất chiến đấu + chất trữ tình - Thực tại + mơ mộng - Chiến sĩ + thi sĩ à Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ ánh trăng thanh bình cho đất nước . à Hiện thực và lãng mạn hài hòa, đan xen nhau cũng là một nét đặc trưng của thơ ca cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. à " Đầu súng trăng treo" là một biểu tượng đẹp của chất hiện thực và lãng mạn ; vì thế nó được dùng làm nhan đề cho cả tập thơ của Chính Hữu (in1966 ) HS trả lời HS trả lời HS trả lời 3.- Một hình ảnh hiện thực mà lãng mạn : Đầu súng trăng treo - Chất chiến đấu + chất trữ tình - Thực tại + mơ mộng - Chiến sĩ + thi sĩ à Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ ánh trăng thanh bình cho đất nước . à Hiện thực và lãng mạn hài hòa, đan xen nhau CC-LT * Để diễn tả sự gắn bó sẻ chia, nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh chi tiết sóng đôi. Chứng tỏ ! - Quê hương anh / Làng tôi - Súng / súng - Đầu / đầu - Áo anh / Quần tôi - Miệng / chân * H ... g tác trên chiến trường Nam bộ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Chiếc lược ngà Chủ đề của truyện : Tình cha con thật xúc động trong jhoàn cảnh chiến tranh. II .- Thân bài : Sơ lược cốt truyện truyện ngắn Chiếc lược ngà. Giới thiệu các nhân vật – hoàn cảnh của các nhân vật. Tình cha con trong nhân vật ông Sáu Các tình huống tạo ra những éo le trong tình cha con : Phút đầu gặp con Những ngày ờ nhà cùng con Phút chia tay cùng con Những ngày ở chiến trường, làm chiếc lược ngà Phút lìa đời Cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con Tình cha con trong nhân vật bé Thu Những diễn biến trong tâm trạng Thu Giải thích thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh ; sự chống đối cương quyết của Thu Sự biến đổi bất ngờ trong tình cảm của Thu Chiếc lược ngà được trao cho Thu ; cảm xúc của cô khi nhận kỉ vật Cảm nhận của em về tình cảm Thu dành cho cha. Suy nghĩ về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh III.- Kết bài : Đánh giá chung về tác phẩm Liên hệ tác phẩm với cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Việt Nam Cảm nhận chung về tác phẩm Đề 2.- Truyện ngắn “ Làng “ của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. DÀN Ý : I.- Mở bài : Giới thiệu sơ lược về tác giả : Một nhà văn sống gần gũi và hiểu biết về người nông dân. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Chủ đề của truyện : Tình yêu làng yêu nước của người nông dân trong kháng chiến Giới thiệu nhân vật : Oâng Hai, người nông dân tiêu biểu II .- Thân bài : * Sơ lược cốt truyện truyện ngắn Làng * Tình yêu làng của ông Hai Trước cách mạng Khi Cách mạng bùng nổ Nhận định về tình yêu làng của ông Hai trong các giai đoạn trước khi tản cư. * Tình huống thử thách của tình yêu làng - Nỗi nhớ làng khi phải tản cư. Tin làng chợ Dầu theo giặc : Diễn biến tâm trạng của ông Hai Sự chọn lựa đau xót Tình yêu làng phát triển thành tình yêu kháng chiến, tình yêu nước. III.- Kết luận : Từ nhân vật ông Hai khái quát về tình yêu làng quê, yêu đất nước của nông dân Việt Nam Tình yêu ấy có sự chuyển biến đúng hướng nhờ có cách mạng, có kháng chiến, có Bác Hồ. Đánh giá thành công của tác giả trong nghệ thuật xây dựng nhân vật TUẦN 27 Ngày soạn : 19-03-2006 BÀI 26 Ngày dạy : 20-->25-03-2006 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 131-132 : Tổng kết phần văn bản nhật dụng Tiết 133 : Chương trình địa phương Tiết 134-135 : Viết bài tập làm văn số 6 Tiết 131-132.- TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS - nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng B.- CHUẨN BỊ : Đọc , nghiên cứu hệ thống hóa các văn bản nhật dụng học từ lớp 6 đến lớp 9. C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN BC Kiểm tra trong quá trình ôn tập. BM Ngoài những tác phẩn thơ trữ tình, tự sự, nghị luận đã và đang học trong chương trình, HS còn tiếp xúc với những văn bản nhật dụng từ lớp 6--> 9 đều có. Những văn bản nhật dung đã học có liên quan đến các môn học khác như Sử, Địa, GD Công dân, Sinh học ... HĐ 1 Hd HS trao đổi về phần giới thiệu văn bản nhật dụng : " Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại , cũng không chỉ kiểu văn bản . Nó chỉ đề cập tới chức năng , đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi " Cần làm rõ : + tính cập nhật : HS học văn bản nhật dung nhằm hòa nhập tốt hơn vào thực tế cuộc sống xã hội . + " Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại , cũng không chỉ kiểu văn bản " => văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Chứng tỏ ! * Tuy nhiên nó vẫn là một bộ phận của môn Ngữ văn, văn bản phải đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng môn Ngữ văn , nó có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với thể loại văn học học trong mỗi lớp. HS đọc phần I .- Khái niệm văn bản nhật dụng thảo luận theo gợi ý của GV HĐ 2 GV giải thích tính cập nhật - là gắn với với cuộc sống bức thiết hàng ngày - là những vấn đề cơ bản của cộng đồng - cũng là những vấn đề lâu dài của lịch sử phát triển lịch sử, xã hội. HS chứng minh : - những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập - được các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng nêu lên - được công bố trong cáo thông báo của các tổ chức quốc tế. HS đọc phần II Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. HĐ 3 Hình thức và các kiểu văn bản được sử dụng : - văn bản nhật dụng có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức thuyết phục. Thưc hành : * Tìm những yếu tố biểu cảm trong bài Ôn dịch, thuốc lá ! Tác dụng của nó ! HS đọc và phân tích điểm III Hình thức của văn bản nhật dụng đa dạng HĐ 4 Một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học tập các văn bản nhật dụng . Có 5 điểm cụ thể. Nhấn mạnh điểm 3 và điểm 4. - Bản thân khái niệm " nhật dụng " đã bao hàm ý : vận dụng vào thực tiễn hàng ngày => học nó không chỉ để biết mà còn để làm. Trước tiên là biết bày tỏ quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình. Nội dung mà các văn bản nhật dụng nêu ra có liên quan đến nhiều môn học khác và ngược lại. HS chứng minh điều này. Môi trường ( Địa 6-7; Sinh 9) Quyền trẻ em ( Gdcd 6-7 Ma tuý, thuốc lá ( Gdcd 8 ) HS đọc chậm điểm IV HDVN + Nắm vững nội dung các văn bản nhật dụng đã dược học trong chương trình toàn cấp + Lập bảng thống kê các văn bản nhật dụng về nội dung cập nhật, hình thức thể loại và phương thức biểu đạt + Độc kĩ văn bản Bến quê. Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Minh Châu Năm các nội dung và nghệ thuật thể hiện của văn bản Trả lời các câu hỏi chuẩn bị học bài D.- RÚT KINH NGHIỆM Tiết 133.- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - nhận biết một số từ ngữ địa phương - có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng từ ngữ địa phưongtrong đời sống - biết nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phươngtrong những văn bản phổ biến rộng rãi B.- CHUẨN BỊ : C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN BC Kiểm tra trong quá trình giảng bài BM Chúng ta đã có nhiều bài học về từ ngữ địa phương. Thấy rằng : - Từ ngữ địa phương có măt tích cực là bổ sung, phong phú thêm cho từ ngữ toàn dân ; mang đến cho văn bản một sắc thái, một truyền thống của một địa phương, một vùng đất - Mặt tiêu cực của từ ngữ địa phương là phần nào gây cản trở cho sự giao tiếp giữa các vùng miền. - Cần hạn chế tiêu cực, phát huy măt tích cực HĐ 1 Hd HS làm BT1 .- Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích. Đoạn trích (a) Địa phương Toàn dân Thẹo Sẹo Lặp bặp Lắp bắp Ba Bố , cha Đoạn trích (b) Ba Bố, cha Má Mẹ Kêu Gọi Đâm Trở thành Đũa bếp Đũa cả (Nói) trổng (nói) trống không Vô Vào Đoạn trích (c) Ba Bố, cha Lui cui Lúi húi Nắp Vung Nhắm Cho là Giùm Giúp (nói) trổng (nói) trống không HS làm BT1 .- Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích HĐ 2 Hd HS làm BT2 .- Từ toàn dân Từ địa phuơng Kêu = nói to Kêu = gọi HS làm BT2 HĐ 3 Hd HS làm BT3 * Các từ địa phương : trái = quả chi = gì kêu = gọi trống hổng trống hảng = trống huếch trống hoác HS làm BT3 - HĐ 4 Hd HS làm BT4 Đưa các từ ngữ địa phương đối chiếu với từ ngữ toàn dân vào bảng phụ HS làm BT4 HĐ 5 Hd HS làm BT 5 * (a) : Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi bên ngoài địa phương mình. (b) : Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên, tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó. HS làm BT 5 HDVN + Làm hoàn chỉnh các BT vào vở Bài tập D.- RÚT KINH NGHIỆM Tiết 134-135.- VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Bài tập làm văn số 6 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau : - Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) , bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được học ở các tiết trước đó. - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh ... trong quá trình làm bài. - Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả ...) B.- CHUẨN BỊ : C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TUẦN 28 Ngày soạn : 26-03-2006 BÀI 27 Ngày dạy : 27.03-->01.04.2006 * Tiết 136-137 : Bến quê * Tiết 138-139 : Ôn tập phần Tiếng Việt * Tiết 140 : Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tiết 136-137 .- BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu) A.- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ trong truỵên, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình. - hiểu và phân tích được những đặc sắc của truyện : tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu dầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí. B.- CHUẨN BỊ : C.- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN BC Kể tên các tác phẩm truyện ngắn đã học. Thời điểm sáng tác các truyện ấy Nội dung các truyện ấy BM Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm như Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng rất nổi tiếng viết về những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe ... từng làm xúc động biết bao người đọc. Sau 1975, NMC sáng tác theo hướng đoiå mới văn học về tư tưởng và nghệ thuật, tác phẩm hướng nhiều vào nội tâm, có những chiêm nghiệm về thế sự và nhân sinh. HĐ 1 Trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Minh Châu GV mr : NMC , cây bút xuất sắc của văn học VN hiện đại. có nhiều sáng tác thời kì chống Mĩ từ sau 1975, NMC có những trăn trở, tìm tòi đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, thúc dẩy đổi mới nền văn học Tác phẩm NMC được xem là hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học ở chặng đầu thời kì đổi mới. HS nghiên cứu Chú thích *, nêu vài nét về tác giả, tác phẩm I.- Giới thiệu : Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê : Nghệ An - là nhà văn tiêu biểu của thời kì chống Mĩ. Sau 1975, truyện ngắn NMC thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật. + Truyện ngắn " Bến quê" in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985. HẾT TẬP 2
Tài liệu đính kèm: