Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 52: Văn bản: Bếp lửa

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 52: Văn bản: Bếp lửa

Văn bản: BẾP LỬA

 -Bằng Việt-

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

-Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương .

-Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự ,miêu tả ,bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

-Nhận diện ,phân tích được các yếu tố miêu tả ,tự sự ,bình luận trong tác phẩm trữ tình.

-Liên hệ để thấy được nỗi nhớ của bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm ,với quê hương đất nước.

3.Thái độ:

- Giaó dục học sinh tinh yêu thương bà ,tình yêu quê hương đất nước .

II. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.

 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 52: Văn bản: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 29/10/2011
Tiết 52	Ngày dạy: 01/11/2011
Văn bản: BẾP LỬA
 -Bằng Việt-
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
-Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương .
-Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự ,miêu tả ,bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: 
-Nhận diện ,phân tích được các yếu tố miêu tả ,tự sự ,bình luận trong tác phẩm trữ tình.
-Liên hệ để thấy được nỗi nhớ của bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm ,với quê hương đất nước.
3.Thái độ:
- Giaó dục học sinh tinh yêu thương bà ,tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 -H: Đọc thuộc lòng khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ nêu cảnh đoàn thuyền ra khơi?
 -H: Đọc thuộc khổ thơ 5, nêu cảnh đoàn thuyền trở về?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*.HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
*HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
- HS đọc chú thích sgk.
- H: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Bằng Việt?
- H: Bài thơ được viết vào thời gian nào?
-GV khái quát lại về tác giả và tác phẩm,yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm trong sách giáo khoa
- GV yêu cầu học sinh đọc: giọng chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi.
-GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. 
- HS tìm hiểu phần chú thích trong sgk.
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình 
- H: Trong hồi tưởng của cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
- H: Cụ thể đó là những kỉ niệm gì?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- H: Hình ảnh nào gắn liền với những kỉ niệm về bà?
- H: Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa là gì?
- H: Vai trò của bà đối với cháu như thế nào khi không có bố mẹ ở bên?
-H: Tiếng chim tu hú gợi cho em cảm giác gì? 
-Học sinh thảo luận theo cặp (2 phút)
-Đại diện các cặp trả lời lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
-H:Ý nghĩa của tiếng chim tu hú là gì?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- H: Hoàn cảnh của bà và cháu gợi cho em suy nghĩ như thế nào về đất nước?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- HS đọc phần còn lại.
-H: Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ, về bà và về bếp lửa của tác giả?
- H: Tại sao khi nhắc đến bếp lửa người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung và thuyết trình
- H: Vì sao tác giả lại viết là “ngọn lửa” mà không phải là “bếp lửa”?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung và thuyết trình.
- H: Em cảm nhận như thế nào về bà ?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung và chốt ý.
HĐ 3 :Phương pháp vấn đáp.
-H: Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GVnhận xét,bổ sung
- H: Em hãy khái quát lại nội dung của bài thơ?
-HS trả lời,lớp nhận xét
-GVnhận xét,bổ sung
-GV giáo dục cho học sinh về kỉ niệm tuổi thơ ,về tình bà cháu, tình yêu quê hương đất 
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm(sgk)
2.Đọc, tìm hiểu chú thích:
-Đọc
-Chú thích
II. Phân tích:
1. Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu.
- Kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
+ Thiếu thốn, gian khó
+ Bà sớm hôm chăm chút
- Hình ảnh bếp lửa → như tình cảm ấm áp của bà
- Bà dạy bảo cháu → cưu mang, đùm bọc cháu.
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết,
→ Gợi lên sự vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa.
+ Nhóm bếp lửa ấp iu → sự tảo tần hi sinh của bà dành cho mọi người.
+ Bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm  nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
- Ngọn lửa của bà là niềm tin, kỉ niệm thiêng liêng, ấm lòng, nâng bước chân cháu trên đường dài
→ yêu bà → yêu nhân dân.
- Bếp lửa ,ngọn lửa: hình ảnh bình dị, thân thuộc mà thiêng liêng kì diệu.
=> Bà là người truyền lửa, truyền niềm tin, sự sống cho các thế hệ nối tiếp.
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
2. Nội dung:
 Những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu
*Ghi nhớ : sgk.
 4.Củng cố
 * HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
 1. Bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác vào thời điểm nào?
 a. Viết tại Hà Nội, thời chống Mĩ.
 b. Viết tại chiến trường thời chống Mĩ.
 c. Viết vào năm 1963 khi còn là sinh viên đang học tại nước ngoài.
 2. Bài thơ được viết bằng thể thơ gì?
 a. Thơ tự do	c. Thơ thất ngôn.
 b. Chủ yếu là thơ 8 chữ. 	d. Thơ lục bát.
 3. Giọng thơ như thế nào?
 a. Dịu buồn. b. Man mác nhớ thương. c. Thiết tha, bồi hồi.
 4. Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình tượng nào?
 a. Chim tu hú.	b. Bếp lửa.	c. Người bà.	d. Cả b và c.
 * Đáp án: 
 Câu 1 – c;	2 – b;	3 – c; 	4 – d.
-Giáo viên hệ thống lại bài học.
5.Dặn dò:
-Học thuộc lòng,đọc diễn cảm bài thơ. 
-Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả ,tự sự,nghị luận và biểu cảm ở một đoạn tự chọn trong bài thơ.
-Chuẩn bị bài :Hướng dẫn đọc thêm:”Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.”
IV.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 56.doc