Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng

ÁNH TRĂNG

 Nguyễn Duy

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 -Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học cho mình

 -Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh bài thơ.

B .CHUẨN BỊ:

 -GV: sgk, giáo án,

 -HS: sgk, soạn bài

C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 1.ổn định:

 2.Bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1354Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58	Ngày soạn: 05/11/09
 ÁNH TRĂNG
	 Nguyễn Duy
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 -Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học cho mình
 -Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh bài thơ.
B .CHUẨN BỊ:
 -GV: sgk, giáo án, 
 -HS: sgk, soạn bài
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1.ổn định:
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
HĐ1. KHỞI ĐỘNG
HĐ2. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả, tác phẩm:
-Nguyễn Duy sinh năm 1948, năm 1966 ông tham gia quân đội, vào binh chủng thông tin, sau 1975 tham gia báo văn nghệ giải phóng-là đại diện thường trú báo văn nghệ giải phóng tại TP Hồ Chí Minh
-Nhiều t/phẩm được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Vnghệ 
-Tập thơ Ánh Trăng được tặng giải A
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
HĐ3. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm nghĩ về vầng trăng thời quá khứ:
 -Hồi nhỏ:
 Sống với đồng ,với sông,với bể
 -Hồi chiến tranh:
 Ở rừng trăng là tri kỉ
->Con người sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên
2. Vầng trăng hiện tại và cảm xúc của nhà thơ:
 -Về thành phố, ánh điện, cửa gương
 -Trăng như người dưng
 ->Con người vô tình lãng quyên quá khứ nghĩa tình.
*Hoàn cảnh sống thay đổi , tình nghĩa cũng thay đổi.
-Khi điện tắt, phòng tối, bật tung cửa, đột ngột trăng tròn
->Sửng sốt ,ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của trăng.
 Ngửa mặt nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng, bể , sông , rừng
->Xúc động vì quá khứ hiện về: kỉ niệm của năm tháng gian lao,thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu
-Trăng tròn, im phăng phắc-ta giật mình
=>Sự hối hận ,tự trách để hoàn thiện mình 
4. Chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ:
-Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của nhà thơ mà còn là câu chuyện của nhiều người , của nhiều thế hệ. Bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng chiến đấu gian lao, tình nghĩa đối với những người đã khuất, đối với thiên nhiên đất nước bình dị , hiền hậu
-Bài thơ gợi lên đạo lí sống thuỷ chung, "uống nước nhớ nguồn"
HĐ4. TỔNG KẾT -LUYỆN TẬP:
*Ghi nhớ
*Btập 2/157
*Giới thiệu bài:
Một trong số những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ là nhà thơ Nguyễn Duy với tập thơ Ánh trăng đạt giải A 
- Hướng dẫn đọc:
 Ba khổ đầu: giọng kể, nhịp bình thường
 Khổ tư: giọng thơ đột ngột cất cao,sửng sốt
 Khổ năm sáu giọng thiết tha, trầm lắng cùng cảm xúc suy tư , lặng lẽ
?Em hiểu được những gì về t/giả, t/phẩm?
? Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ?
?Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích ý nghĩa ấy. Khổ thơ nào trong bài tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng,chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí?( khổ cuối)
? So sánh sự khác nhau về giọng điệu ở các khổ thơ? sự thay đổi như thế có tác dụng gì?
? Điều gì khiến nhà thơ có sự suy nghĩ về quá khứ?
? Khổ thơ "ngửa mặt rưng rưng" gợi cho chúng ta suy nghĩ gì?
*Bình giảng:
 Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy khiến nhà thơ quay về với quá khứ vô tư hồn nhiên trong sáng, gợih lại biết bao kỉ niệm xưa.Nơi thành phố đầy đủ hiện đại người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít chú ý đến ánh trăng cho nên sự xuất hiện trăng trong tình huống này là gây ấn tượng mạnh. Bao nhiêu cảm xúc dội về trong lòng, nhà thơ trong tư thế im lặng , bối rối , xốn xang trong tim mình"Ngửa mặt lên nhìn mặt . có cái gì rưng rưng"
-Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa , hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống. khổ thơ cuối là nơi tập trung cao ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng" Trăng tròn vành vạnh" tượng trưng cho quá khứ đẹp nguyên vẹn chẳng phai mờ."Ánh trăng im phăng phắc" chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ ( Và cả chúng ta ) con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn thòn đầy bất diệt
? thảo luận :
Xác định thời điểm ra đời của bài thơ ánh trăng , liên hệ với cuộc đời nhà thơ để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo em chủ đề ấy có liên hệ gì đến đạo lí , lẽ sống của dân tộc VN ta?
Nghe,ghi bài
đọc
Tìm ý để trả lời
trả lời
phân tích
nhận xét giọng điệu
Thảo luận
Nghe
Kquát về chủ đề và ý nghĩa bài thơ
Nghe
thảo luận trả lời
luyện tập
4. Củng cố: 
 ? Theo em thế nào là sống ân nghĩa thuỷ chung?
 ? Bài thơ này nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người điều gì?
5. Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ
-Soạn bài:tổng kết từ vựng(tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docANH TRANG.doc