Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 140

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 140

Tiết 91,92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 - Chu Quang Tiềm –

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch.

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

- Tự ý thức về việc đọc sách nâng cao kiến thức.

II. Chuẩn bị:

- GV: tư liệu về tác giả, tác phẩm.

- HS: soạn bài theo yêu cầu.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh

3. Bài mới

- Em thường đọc những loại sách nào. Mục đích của việc đọc những cuốn sách ấy?

- Nhận xét về vấn đề đọc sách trong tình hình hiện nay và giới thiệu tác phẩm Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm.

 

doc 163 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 31/1/2012 
 ND:3/1/2013 
Tiết 91,92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 
 - Chu Quang Tiềm –
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
- Tự ý thức về việc đọc sách nâng cao kiến thức.
II. Chuẩn bị:
- GV: tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới
- Em thường đọc những loại sách nào. Mục đích của việc đọc những cuốn sách ấy?
- Nhận xét về vấn đề đọc sách trong tình hình hiện nay và giới thiệu tác phẩm Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
Tiết 1
HĐ1: Giúp HS tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm .
? Hãy cho biết vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm.
- GV nhận xét và nêu một vài nét chính: ông là người bàn về đọc sách rất nhiều lần, là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng ở Trung Quốc. Bài viết là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm của người từng trải muốn truyền lại cho các thế hệ đi sau.
? Nêu xuất xứ của văn bản Bàn về đọc sách.
- Trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại văn bản, cách đọc và tìm bố cục .
- Cách đọc: rõ ràng, mạch lạc, giọng tâm tình, nhẹ nhàng.
- GV đọc mẫu từ đầu -> nhằm phát hiện thế giới mới.
- Yêu cầu 2HS đọc tiếp theo đến hết.
? Văn bản trên thuộc thể loại nào.
- Giới thiệu đây là kiểu VB nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề).
? Văn bản trên được chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- GV nhận xét và giới thiệu bố cục của bài gồm:
+ Phần I: từ đầu -> nhằm phát hiện thế giới mới 
(Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách).
+ Phần II: tiếp theo -> tiêu hao lực lượng (Những khó khăn, nguy hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay).
+ Phần III: còn lại (Phương pháp chọn sách và đọc sách) 
? Em có nhận xét gì về cách bố cục trên (chặt chẽ, hợp lý).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Gọi HS đọc lại đoạn đầu.
- Mở đầu tác phẩm, tác giả viết : Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Em hiểu “học vấn” là gì?
? Theo tác giả, sách có tầm quan trọng như thế nào.
? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để làm rõ tầm quan trọng đó.
? Em hiểu “học thuật” là gì.
? Trong thời đại ngày nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có con đường nào khác? Cho ví dụ minh họa.
- Gợi ý HS so sánh con đường văn hóa nghe-nhìn với con đường đọc sách, từ đó rút ra ý nghĩa của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
? Qua trên, em thấy đọc sách có ý nghĩa như thế nào.
- Kết lại vấn đề trên, tác giả nói: “Có được sự chuẩn bị... nhằm phát hiện thế giới mới”. Em hiểu như thế nào về câu nói trên.
- Gợi ý HS hiểu nghĩa cụm từ “trường chinh vạn dặm” -> đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa hơn trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận trên của tác giả (chặt chẽ, hợp lý).
* Củng cố: Nêu ý nghĩa và sự cần thiết của việc đọc sách?
* Hướng dẫn tự học
- Học bài, đọc các phần còn lại và trả lời câu hỏi SGK.
- Cho biết những nguy hại thưòng gặp khi đọc sách là gì?
- Nêu phương pháp chọn sách và đọc sách?
TIẾT 2
HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích những nguy hại thường gặp khi đọc sách .
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung phần 2.
- GV chuyển ý: Tác giả không tuyệt đối hóa, không thần thánh hóa việc đọc sách. Ông đã đưa ra hạn chế trong sự phát triển, những trở ngại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn, trong đọc sách.
? Theo em, tác giả đưa ra mấy cái hại thường gặp khi đọc sách (HS phát hiện: một là..., hai là...).
? Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách là gì. Để chứng minh cho cái hại đó, tác giả đã biện luận như thế nào. 
- HS tìm dẫn chứng (Các học giả Trung Hoa thời cổ đại..., so sánh việc đọc nhiều giống như ăn uống, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”...).
? Trong tình hình hiện nay, sách nhiều vô kể thì việc lựa chọn sách gặp phải khó khăn gì? Tác hại của nó ra sao. 
? Em có tán thành với luận chứng trên của tác giả không. Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả.
- Cách viết chặt chẽ, so sánh sinh động, lời bàn thật sâu sắc và chí lí.
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích cách chọn sách và đọc sách .
? Từ thực tế trên, tác giả đưa ra lời khuyên gì.
? Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào.
? Em hiểu thế nào là sách chuyên môn với sách phổ thông. Cho ví dụ.
- Sách phổ thông : là loại sách cung cấp kiến thức cho mọi người, chẳng hạn những cuốn sách dành cho học sinh bậc trung học và năm đầu đại học...
- Sách chuyên môn: là loại sách dành cho những những chuyên sâu vào lĩnh vực nào đó...
? Nếu được chọn sách chuyên môn, em yêu thích và chọn sách chuyên môn nào.
 GV định hướng: cách chọn nên hướng vào 2 loại:
+ loại phổ thông: chọn lấy 50 cuốn để đọc trong thời gian phổ thông và đại học là đủ.
+ loại chuyên môn: đọc suốt đời
? Khi đã chọn cho mình những cuốn sách cần thiết rồi, cần phải đọc như thế nào cho đúng.
? Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả phản ánh ra sao.
? Theo em, đọc sách có phải chỉ để trau dồi tri thức hay không.
- GV lấy ví dụ minh họa.
? Bố cục bài viết, cách trình bày có gì đáng chú ý. Sức thuyết phục của văn bản đối với người đọc ở chỗ nào.
+ Nội dung và cách trình bày các luận điểm vừa đạt lí vừa thấu tình.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
+ Cách viết giàu hình ảnh. 
HĐ4: Hướng dẫn HS khái quát bài học .
? Bài viết cung cấp cho người đọc những nội dung gì.
 Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách cách lựa chọn sách, đọc sách có hiệu quả.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm ( 1897- 1986)- nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
2. Tác phẩm:
- Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách
II. Đọc và tìm hiểu thể loại văn bản và xác định bố cục:
1. Đọc:
2. Thể loại: Văn nghị luận
2. Bố cục: gồm ba phần.
3. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách ghi chép, lưu trữ mọi tri thức, thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được.
- Là kho tàng quý báu mà loài người thu lượm, suy ngẫm mấy nghìn năm.
- Là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
-> Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
b. Những nguy hại thường gặp khi đọc sách:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều -> khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.
=> Lời bàn thật sâu sắc và chí lý
c. Cách chọn và đọc sách:
* Cách chọn sách:
- Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Cần đọc những cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn
- Nên đọc thêm những cuốn sách thường thức hoặc gần gũi với chuyên môn.
* Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc, vừa suy ngẫm.
- Không nên đọc tràn lan, tùy hứng mà cần đọc có hệ thống, có kế hoạch.
=> Vừa học tập tri thức, vừa rèn luyện tính cách, học làm người.
* Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Cách dẫn dắt tự nhiên, xác đáng
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể, sinh động
III. Tổng kết:
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập.
- Lập lại hệ thống toàn bài
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học
- Soạn bài Khởi ngữ:
+ Đọc kỹ các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi.
+ Làm một số bài tập trong SGK (phần Luyện tập).
***************************************************************
NS: /1/2013
ND:/1/2013
Tiết 93: KHỞI NGỮ
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: - Đọc sách có ý nghĩa và cần thiết như thế nào?
- Nêu phương pháp chọn sách và đọc sách đúng đắn nhất?
* Đáp án:
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
- Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc, vừa suy ngẫm.
+ Không nên đọc tràn lan, tùy hứng mà cần đọc có hệ thống, có kế hoạch.
=> Vừa học tập tri thức, vừa rèn luyện tính cách, học làm người.
3. Bài mới: 
- Hãy nhắc lại các thành phần câu đã học ở những lớp dưới? (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ...)
- Giới thiệu: thành phần CN và VN là hai thành phần chính. Thành phần trạng ngữ... là thành phần phụ trong câu. Ngoài ra còn có một thành phần phụ nữa, đó là thành phần khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì?
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu .
- Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK, chú ý các từ in đậm.
? Hãy cho biết vị trí của các từ in đậm với chủ ngữ trong câu. Các từ in đậm này nêu lên điều gì.
a/ anh đứng trước CN (anh) và VN (không ghìm nổi xúc động)
b/ Giàu đứng trước CN (tôi) và VN (cũng giàu rồi)
c/ Các thể văn trong lĩnh vực nghệ đứng trước CN (chúng ta) và VN (có thể tin giàu và đẹp)
? Các từ in đậm có quan hệ gì với vị ngữ không.
? Các từ ngữ in đậm trên có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào.
- Nhận xét và gợi ý HS có thể thêm quan hệ từ “về” hoặc “đối với”. Yêu cầu HS đọc câu vừa mới thêm quan hệ từ khác. 
- Hoặc sau những từ in đậm có thể thêm trợ từ “thì”.
- Gọi các từ ngữ in đậm trên là khởi ngữ. 
? Vậy, thế nào là khởi ngữ. Nêu đặc điểm của khởi ngữ.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về khởi ngữ.
- GV nhận xét và nêu ví dụ: Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
- Khởi ngữ cũng có thể lặp lại bằng chính nó : Sống, chúng ta mong được sống làm người.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS dựa vào đặc điểm, công dụng của khởi ngữ và đặt trong tình huống cụ thể để chuyển.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
- Đọc lại câu đã chuyển.
- GV nhận xét và kết luận các ý kiến của HS.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn câu đúng
- Trong các câu sau, câu nào không có khởi ngữ?
a. Tôi thì tôi xin chịu
b. Miệng ông ông nói, đình làng ông ngồi.
c. Tôi luôn luôn có sẵn tiền trong nhà.
- Hãy chuyển câu chưa có thành phần khởi ngữ thành câu có thành phần khởi ngữ?
-> Tiền thì tôi luôn luôn có sẵn trong nhà.
I . Bài học
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ
a, anh
b, Giàu
c, các thể văn tr ...  sinh quan sát tranh phá bom của các cô TNXP
? Tuy làm những công việc hết sức nguy hiểm (có thể cận kề với cái chết) nhưng các cô có vượt qua không? Điều gì giúp các cô vượt qua được công việc ấy. 
- HS tiếp tục phát hiện những chi tiết trong đoạn vừa đọc và trả lời.
? Ngoài những giờ phút căng thẳng trong công việc, ở họ còn có những nét nào đáng yêu.
-> Thích thêu thùa, chăm chép bài hát, thích ngắm mình trong gương Đây là những nét tính cách rất đời thường của những người phụ nữ nói chung.
? Ngoài những cô gái trong tác phẩm trên, em biết nhân vật nào khác cũng có những nét đáng quý ấy.
- Giới thiệu nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc...
TIẾT 2
- Yêu cầu HS đọc từ “Bây giờ là buổi trưa... nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị : cương quyết và táo bạo”.
- Tuy có những nét chung như vậy nhưng ở ba nữ thanh niên xung phong vẫn có những nét riêng.
? Theo em, đó là những nét riêng nào.
- Gợi ý HS tìm những chi tiết miêu tả tính cách của ba nhân vật.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát ảnh tượng trưng 3 nhân vật
- Nhân vật Thao
- Nhân vật Nho
- Nhân vật Phương Định
? So với Nho và Phương Định, chị Thao là người như thế nào (là người từng trải, không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai, có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng rất sợ khi nhìn thấy máu)
? Nhân vật Nho là người như thế nào (bé như que kem...)
? Phương Định – nhân vật chính của truyện hiện ra với những nét gì đáng quý.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả ở đoạn trích trên. Qua đó giúp em cảm nhận gì về ba cô gái.
? Theo lời tự thuật, nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào.
- Gợi ý HS tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, tính cách của Phương Định.
-> Tôi là con gái Hà Nội . một cô gái khá, bím tóc dày, mềm, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm như những vì sao xa, biết mình được nhiều anh lính để ý và có thiện cảm => Nhạy cảm nhưng lại không hay biểu lộ tình cảm, kín đáo tưởng như kiêu kì.
- Nhận xét và bình: Cô là người con gái Hà Nội vào chiến trường, cô đã có một thời hồn nhiên vô tư bên mẹ. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Gọi HS đọc từ “Những cái xảy ra hằng ngày... cố gắng các bạn nhé”.
? Trong quan hệ với mọi người cũng như trong công việc, Phương Định tỏ ra như thế nào.
- Gọi HS đọc từ “Thế là tối lại ra đường luôn... nhưng không giật nổi”.
? Đoạn văn trên miêu tả điều gì (miêu tả tâm lý Phương Định trong một lần phá bom).
? Em có nhận xét gì về công việc này (nguy hiểm và cận kề cái chết bất cứ lúc nào)
? Trước khi phá bom, tâm trạng của cô ra sao. 
-> Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sĩ đang dõi theo mình.
? Trong khi phá bom, tâm trạng cô được diễn tả như thế nào.
-> Tôi dùng xẻng đào đất dưới quả bom, tôi rùng mình và bỗng thấy mình sao làm chậm quá...
? Kết quả như thế nào.
? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả qua đoạn trên. Qua đó giúp em cảm nhận gì về nhân vật Phương Định.
-> Nghệ thuật miêu tả cụ thể đến từng cảm giác, ý nghĩ, miêu tả tâm lý nhân vật một cách chân thực và sinh động, gây cảm giác hồi hộp cho người đọc.
=> Cách thể hiện nội tâm của con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của văn học trong thời kỳ kháng chiến.
- GV bổ sung : Trong văn học thời kỳ chống Mỹ, có rất nhiều tác giả đã ca ngợi tinh thần của những chiến sĩ Trường Sơn như:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
 (Tố Hữu)
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết .
? Hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên là gì.
? Từ nội dung ấy giúp em cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS sự lạc quan, yêu đời, sống có ích, có trách nhiệm và nghị lực vượt qua những khó khăn.
? Đoạn trích sử dụng những nghệ thuật nào đặc sắc.
- Khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK/122.
? Đoạn trích trên có ý nghĩa gì.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS phát biểu cá nhân, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gay go, ác nghiệt.
II. Đọc và tóm tắt truyện
1. Đọc
2. Tóm tắt
3. Ngôi kể : thứ nhất (Phương Định)
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong:
a. Hoàn cảnh sống và công việc:
- Sống và chiến đấu trên một cao điểm.
- Công việc: sau mỗi trận bom,đo khối lượng đất lấp vào hố bom; đếm bom chưa nổ thì phá bom.
=> Công việc mạo hiểm, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh cao.
b. Phẩm chất của các cô:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc .
- Dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. 
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. 
c. Những nét riêng:
- Chị Thao: là người từng trải, cương quyết, táo bạo.
- Nho: người nhỏ nhắn, thích thêu thùa.
- Phương Định: thích ngắm mình, mơ mộng và thích hát.
-> Nghệ thuật kể chuyện xen miêu tả, lối trần thuật tự nhiên
=> Sự trong sáng, hồn nhiên của các cô gái gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội.
2. Nhân vật Phương Định:
- Là con gái Hà Nội vào chiến trường.
- Khá đẹp, được nhiều người để ý.
- Nhạy cảm, hồn nhiên, kín đáo.
- Yêu mến những người đồng đội và đon vị mình.
- Có trách nhiệm trong công việc của mình
* Công việc phá bom:
- Hết sức nguy hiểm và luôn cận kề với cái chết.
- Dũng cảm vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và chân thực 
=> Phương Định là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
IVTổng kết
* Ghi nhớ: SGK/122.
- Ý nghĩa
III. Luyện tập, củng cố
1. Tìm đọc và ghi lại
2. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định.
- GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
a/ Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ra đời vào năm nào?
 A. Năm 1970 B. Năm 1971 C. Năm 1975 D. Năm 1976 
b/ Ngôi kể của truyện “Những ngôi sao xa xôi” giống với ngôi kể của tác phẩm nào sau đây?
 A. Bến quê B. Làng C. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa. 
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tóm tắt lại nội dung đoạn trích.
- Học thuộc nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật trong truyện.
****************************************************************
NS: 25/3/2012
ND: 28/3/2012
Tiết 143: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập Làm Văn)
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những bài thơ đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng: 
- Nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn nghị luận văn học với những nhận xét, đánh giá riêng của mình.
3. Thái độ:
- Tự ý thức việc tìm hiểu các tác phẩm thơ của địa phương, từ đó làm bài nghị luận với cảm nhận chính xác của cá nhân mình.
II. Chuẩn bị
- GV: Tài liệu chương trình địa phương, những tác phẩm thơ thuộc địa phương.
- HS: Xem lại kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu tiết chương trình địa phương (Phần Tập làm văn) 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị .
- Yêu cầu HS chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy.
? Đề bài trên thuộc dạng nghị luận nào.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập dàn bài.
- Yêu cầu HS nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- GV chia nhóm, mỗi nhóm chọn một bài thơ (theo sự chuẩn bị) và lập dàn bài. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét chung và giới thiệu bài thơ Đêm hội làng Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Đức Long.
+ Nội dung: miêu tả cảnh một đêm hội làng ở Tây Nguyên.
+ Nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm, biện pháp điệp ngữ, thể thơ tự do, hình ảnh chân thật, ngôn ngữ ngắn gọn đậm chất Tây Nguyên.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố.
- Trên cơ sở dàn bài đã có, hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2 : Sưu tầm một số bài thơ do các tác giả là thành viên của hội Văn học Nghệ thật Gia Lai sáng tác hoặc của các nhà thơ Việt Nam viết về Gia Lai.
- GV gợi ý : Bài “Còn chút gì để nhớ để thương”, “Plei –ku thương”...
- Nêu yêu cầu bài tập 3 : Sưu tầm một số bài phê bình văn học được đăng báo, tạp chí của trung ương và địa phương trong thời gian gần đây.
 Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần làm việc của các em.
I. Đề bài:
 Chọn một bài thơ của các nhà thơ Gia Lai mà em đã được học hoặc được đọc, cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ấy.
II. Lập dàn bài:
1/ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát cảm nhận về tác phẩm.
2/ Thân bài: Lần lượt trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân về gía trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (tâm trạng trữ tình, hình tượng nghệ thuật, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu...)
3/ Kết bài: Tổng kết cái hay, cái đẹp của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
III. Luyện tập, củng cố
1. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
2. Sưu tầm một số bài thơ...
3. Sưu tầm một số bài phê bình...
 ĐÊM HỘI LÀNG TÂY NGUYÊN (Nguyễn Đức Long) 
đêm tay cồng này gạo
cồng chiêng tay chiêng này muối
giục vầng trăng lên ngả ngớn thịt nướng
giục ngọn lửa thiêng ngả nghiêng rượu cần
giục rượu cần dậy men lửa cháy thâu đêm này nhịp cồng chiêng 
giục ngọn lửa thiêng rượu chảy thâu đêm nhịp chân vấn vít
bùng cháy hát múa thâu đêm bàn chân cuồng nhiệt
giục núi rừng tiếng hú đêm chiêng
thức dậy gọi trăng ngiêng
giục bàn chân về hồng hoang tiền sử hội làng tây nguyên
xoay... ơ người say ngây ngất
bàn tay linh hồn hồn quay lăn lóc
nắm bàn tay ơ ai
buôn làng vào hội thần giàng nhớ ai
trống cái mời gọi đừng lú tìm ai!...
bưng, bưng, bưng... đừng quên
làng xa con đường về hội 
làng gần con đường vào hội 
đêm không ngủ 
cành cây 
ngọn cỏ 
rần rật hơi xuân 4. Hướng dẫn tự học:
- Làm bài tập về nhà. Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
- Soạn bài Biên bản:
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi. Chuẩn bị một số mẫu biên bản

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 HKII(1).doc