Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 100

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 100

Tiết 96-97

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 Nguyễn Đình Thi

I . Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người qua đoạn trích nghị luận ngắn , chặt chẽ , giàu hình ảnh của tác giả

 - kĩ năng: rèn kĩ năng đọc – hiểu và phân tích văn bản nghị luận

 - thái độ: biết trân trọng tác phẩm nghệ thuật , kính trọng các tác giả đang góp công sức vào tiếng nói nghệ thuật

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : giáo án , SGK , bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm

 + Phương pháp : diễn giảng , thảo luận , vấn đáp

 - học sinh : vở chuẩn bị , vở ghi, SGK

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’ )

 2. Kiểm tra ( 5’ )

 Câu hỏi 1 : Hãy cho biết theo Chu Quang Tiềm việc đọc sách cần thiết và có ý nghĩa như thế nào ?

 Câu hỏi 2 : Cũng theo Chu Quang Tiềm , hãy nêu phương pháp chọn sách và đọc sách ?

3.Bài mới ( 80’ )

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : văn , thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí , lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm . Bài Tiếng nói của văn nghệ được viết trên chiến Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp ,khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà tnh thần dân tộc , khoa học , đại chúng , gắn bó với cuộc chiến vĩ đại của toàn dân . Trong hoàn cảnh và trình độ văn nghệ khi ấy , ta càng thấy được sự sâu sắc

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 96 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 96-97 
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 Nguyễn Đình Thi
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người qua đoạn trích nghị luận ngắn , chặt chẽ , giàu hình ảnh của tác giả
 - kĩ năng: rèn kĩ năng đọc – hiểu và phân tích văn bản nghị luận
 - thái độ: biết trân trọng tác phẩm nghệ thuật , kính trọng các tác giả đang góp công sức vào tiếng nói nghệ thuật
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : giáo án , SGK , bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm
 + Phương pháp : diễn giảng , thảo luận , vấn đáp
 - học sinh : vở chuẩn bị , vở ghi, SGK
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 5’ )
 Câu hỏi 1 : Hãy cho biết theo Chu Quang Tiềm việc đọc sách cần thiết và có ý nghĩa như thế nào ?
 Câu hỏi 2 : Cũng theo Chu Quang Tiềm , hãy nêu phương pháp chọn sách và đọc sách ?
3.Bài mới ( 80’ )
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : văn , thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí , lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm . Bài Tiếng nói của văn nghệ được viết trên chiến Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp ,khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà tnh thần dân tộc , khoa học , đại chúng , gắn bó với cuộc chiến vĩ đại của toàn dân . Trong hoàn cảnh và trình độ văn nghệ khi ấy , ta càng thấy được sự sâu sắc các ý kiến của nhà văn trẻ 24 tuổi (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 38’ ) Diễn giải , vấn đáp , đọc diễn cảm
Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác giả - và hoàn cảnh ra đời của văn bản 
Yêu cầu đọc : Giọng mạch lạc , rõ ràng , diễn cảm các dẫn chứng thơ
Gọi 3 HS đọc 
+Từ đầu cả tâm hồn
+Tiếp theo .trang giấy
+Còn lại
Hướng dẫn tìm hiểu từ khó : ngoài những từ đã chú giải ở SGK , có thể cho HS nêu thêm một số từ khác 
VD : Phật giáo diễn ca ( bài thơ dài nôm na , dễ hiểu về nội dug đạo phật ) ; phẫn kích (căm phẫn cao độ , tinh thần bị kích động mạnh mẽ ) ; văn nghệ ( viết tắt của văn học và nghệ thuật )
Hoạt động 2 ( 36 ’) Vấn đáp , diễn giảng , gợi tìm
* Xác định hệ thống luận điểm thông qua bố cục
î Gọi HS đọc lại đoạn 1 
Nội dung đoạn 1 nói gì ? 
Tác giả đưa ra luận điểm gì ? 
Để chứng minh cho luận điểm trên tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào ? của những ai ? có tác dụng gì ?
HẾT TIẾT 1
î Gọi HS đọc lại đoạn 2 
Luận điểm gì tác giả đã nêu ở đây ?
Thảo luận nhóm (4 nhóm) : Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ? tìm luận chứng ( 5’)
( Dẫn : người bị tù , người nông nghèo .)
( Dẫn : văn nghệ nói nhiều nhất là cảm xúc )
( Dẫn : một câu thơ , một trang truyện , một vở kịch )
î Gọi HS đọc đoạn 3 
Xác định luận điểm ở phần 3
Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu như vậy ?
Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận ( dành cho HS khá giỏi )
Bố cục chặt chẽ , hợp lí , cách dẫn dắt tự nhiên , khéo léo 
Cách viết giàu hình ảnh , có nhiều dẫn chứng về thơ văn , về đời sống thực tế 
Liên hệ giáo dục HS rèn luyện thói quen đọc sách báo văn nghệ giúp nhận thức và xây dựng chính mình
Hoạt động 3 (5’) vấn đáp
Qua bài tiểu luận , em hiểu gì vai trò và tác dụng của văn nghệ ?
Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ?
( sau cùng gọi 1 HS đọc ghi nhớ )
I. Đọc – Hiểu khái quát
Tác giả : Nguyễn Đình Thi ( 1924-2003) . Quê Hà Nội
Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ viết 1948 , in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (XB 1956)
Đọc
Giải nghĩa từ khó
II. Đọc – Hiểu chi tiết
1.Nội dung văn nghệ thể hiện ,phản ánh :
Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo
Dẫn chứng : Chọn (2 câu thơ nổi tiếng trong tác phẩm tiêu biểu của tác giả vĩ đại của dân tộc + 2 câu thơ của tác giả vĩ đại thế giới )+ lời bình →sáng tỏ nhận định
2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người
Văn nghệ làm cho tâm hồn con người thực sự được sống
Luận chứng :
+Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm : tình yêu ghét , niềm vui nỗi buồn , ý đẹp xấu trong thiên nhiên và đời sống xã hội
+Nghệ thuật thể hiện tư tưởng “ Không có tư tưởng , con người có thể nào là con người ”
3. Con đường văn nghệ đến với người tiếp nhận
Sức mạnh riêng của văn nghệ (cũng là con đường ) bắt nguồn từ nội dung của nó
Tác động đến tình cảm và bằng tình cảm→ nhận thức và hành động tự giác
III. Tổng kết ( ghi nhớ SGK )
4.Củng cố ( 3’ ) GV ghi bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm
* khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất 
1.Trong tác phẩm nghệ thuật ,người nghệ sĩ :
Phản ánh những gì đã có trong thực tại
Muốn nói một cái gì đó mới mẻ
Không những ghi lại những gì đã có trong thực tại mà còn phản ánh những gì mới mẻ
Tưởng tượng những điều huyễn hoặc
 2. Đối những kiếp sống trong lam lũ , tối tăm. Văn nghệ đã :
Truyền cho họ sự sống , làm cho tâm hồn họ thực sự được sống
Cho họ những ảo tưởng
Cho họ những hy vọng
Cho họ những niềm vui , sự an ủi
5.Dặn dò ( 1’ )
Về học và nắm vững nội dung vừa tìm hiểu
Làm bài tập :chọn tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích , nêu ý nghĩa , tác động của tác phẩm ấy đối với em
Chuẩn bị tiết 98 : Các thành phần biệt lập
 ( Nhóm 1 : ghi bảng phụ bài tập I a,b
Nhóm 2 :..II a, b
Nhóm 3 luyện tập a,c
Nhóm 4 ..b,d )
- Nhận xét tiết học
 ..
Tiết 98
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Học sinh nhận biết 2 thành phần biệt lập : Tình thái , cảm thán 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần biệt lập trong câu
 - thái độ: Biết sử dụng phần tình thái , cảm thán phù hợp trong nói (viết)
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Bảng phụ , SGK, giáo án
 + Phương pháp : Thực hành ,thảo luận , vấn đáp
 - học sinh : Bảng nhóm , SGK, vở chuẩn bị , vở ghi
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Khởi ngữ là gì ? Cho ví dụ
 Câu hỏi 2 : Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ 
 Ai cũng căn ghét cái ác.
3.Bài mới ( 37’ )
 Trong câu , các bộ phận có chức năng ,vai trò không đồng đều nhau . Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu nhưng có những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc mà đượcdùng để nêu lên thái độ của người nói đối với sự việc nói trong câu hoặc của người nói đối với người nghe . Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong tiết học hôm nay ( 1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 10’ ) Vấn đáp -Thực hành khai thác bài tập
*Gọi nhóm 1 treo bảng phụ ghi bài tập a,b mục I và đọc bài tập
Các từ ngữ in đậm trong câu thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào ? ( sự việc trong câu a,b là sự việc gì ? ngoài các từ ngữ in đậm đó ra còn có thể có những từ ngữ nào khác để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu ? )
Nếu không có những từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ?
Các từ in đậm đó gọi là phần tình thái .Vậy thành phần tính thái trong câu có tác dụng gì ? ( sau khi HS trả lời , GV gọi 1-2 HS khác đọc mục ghi nhớ chấm 1)
Hoạt động 2 ( 10 ’) Vấn đáp -Thực hành khai thác bài tập
* Gọi nhóm 2 treo bảng phụ ghi bài tập a,b mục II và đọc bài tập
Các từ ngữ in đậm trong câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ?
Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi ?
Các từ ngữ in đậm có dùng để gọi ai không ? dùng để làm gì ? Ngoài các từ đó ra , còn có những từ ngữ nào khác dùng với chức năng như trên ?
Nếu bỏ đi các từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi gì không ?
Các từ in đậm đó gọi là thành phần cảm thán .Em hiểu thành phần cảm thán dùng để làm gì ? ( sau khi HS trả lời , GV gọi 1-2 HS khác đọc mục ghi nhớ chấm 2)
Thành phần tình thái và thành phần cảm thán gọi là thành phần biệt lập . Em hiểu thành phần biệt lập là gì ? ( sau khi gợi ý , hướng dẫn HS trả lời , GV gọi HS đọc mục ghi nhớ chấm 3 )
Gọi 2 HS đọc to lại phần ghi nhớ
Hoạt động 3 ( 16 ’) thực hành , thảo luận
* Cho nhóm 3,4 treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 phần luyện tập ) . Cho HS xác định yêu cầu bài tập và thực hiện cá nhân
* Bài tập 2,3 ( thảo luận theo nhóm )
Nhóm 1,2 thực hiện bài tập 2
Nhóm 3,4 thực hiện bài tập 3 
* Bài tập 4 hướng dẫn về nhà : Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện , thơ , phim, ảnh , tượng ) , trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán
I. Thành phần tình thái
*Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc trong câu :
 a. Từ chắc : độ tin cậy cao đối với sự việc ( chắc chắn là , hẳn là )
b.Từ có lẽ : độ tin cậy chưa cao (hình như , dường như , có vẻ như )
 *Nếu không có từ in đậm đó : 
 Sự việc câu vẫn không thay đổi vì các từ ngữ in đậm ấy chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối vói sự việc trong câu
II. Thành phần cảm thán
Các từ in đậm không chỉ sự vật hay sự việc trong câu
Nhờ những phần tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói kêu lên như vậy
Các từ in đậm đó không để gọi ai cả mà dùng bộc lộ trạng thái tâm lí của người nói ( các từ khác : á , chao ơi , eo ôi )
Bỏ các từ in đậm , nghĩa sự việc cũng không thay đổi
 Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
1. Xác định thành phần tình thái , cảm thán trong câu :
Có lẽ ( tình thái )
Chao ôi ( cảm thán )
Hình như ( tình thái )
D.chả nhẽ ( tình thái )
2.Trình tự tăng dần độ tin cậy :
Dường như , hình như , có vẻ như , có lẽ , chắc là , chắc hẳn , chắc chắn
3. Chọn từ cho sẵn theo mức độ cao của sự tin cậy 
Hình như : độ tin cậy thấp
Chắc : độ tin cậy trung bình
Chắc chắn : độ tin cậy cao
Tác giả ( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà ) chọn từ chắc trong “ Với lòng mong nhớ của anh , chắc anh nghĩ rằng , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh , sẽ ôm chặt lấy cổ anh ” vì :
Theo huyết thống thì mọi việc phải diễn ra như vậy
Theo thời gian xa cách ,mọi việc có thể không diễn ra như vậy
4. Viết đoạn văn ngắn ( về nhà )
4.Củng cố ( 2’ )GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm
* khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất 
Gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập vì :
Các thành phần này thường đứng biệt lập trước hoặc sau dấu phẩy
Các phần này không có liên quan gì với nội dung được nói đến trong câu
Các phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
Các thành phần này có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng gì đến câu văn
5.Dặn dò ( 1’ )
Về chép ghi nhớ - học thuộc
Về làm bài tập 4 còn lại
Chuẩn bị tiết 99 : Nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ( Đọc kĩ văn bản Bệnh lề mề và trả lời các câu hỏi bên dưới ; Chuẩn bị kĩ nội dung phần luyện tập )
Nhận xét tiết học
Tiết 99
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC ,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: HS nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
 - thái độ: Biết bàn bạc , đánh giá , khen chê một sự việc , hiện tượng đời sống nhằm lam2cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH: Giáo án , SGK 
 + Phương pháp : vấn đáp , phân tích , thực hành nhóm
 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , SGK, bảng nhóm
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra : sự chuẩn bị của HS ( 1’ ) 
3.Bài mới ( 40’ )
Hàng ngày , xung quanh chúng ta có rất nhiều sự việc , hiện tượng xảy ra mà chúng ta ít có dịp suy nghĩ , phân tích , đánh giá chúng về các mặt đúng / sai , lợi / hại , tốt / xấu như : một vụ cãi nhau , đánh nhau ; quay cóp trong giờ kiểm tra ; trẻ em hút thuốc lá ; đam mê trò chơi điện tử mà bỏ bê việc học ; vứt rác bừa bãi làm ô nhiểm môi trường 
Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách nghị luận về một sự việc , hiện tượng ấy trong đời sống . ( 1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (20’ ) vấn đáp, phân tích
 *Gọi 3 HS lần lượt đọc văn bản “ Bệnh lề mề ”
Văn bản bàn luận hiện tượng gì ?
Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng đó ?
Hiện tượng đó có tác hại gì ?
Phần cuối bài nêu lên vấn đề gì ?
Em nhận thấy bố cục bài viết như thế nào ?
Bài văn trên đã nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống . Vậy em hiểu nghị luận về sự việc , hiện tượng trong đời sống là làm gì ? ( sau khi HS trình bày xong , gọi 1 HS khác đọc ghi nhớ chấm 1 )
Yêu cầu nội dung nghị luận kiểu này ra sao ? ( tương tự : sau khi HS trình bày xong , gọi 1 HS khác đọc ghi nhớ chấm 2 )
Bố cục bài viết như thế nào ? (tương tự : sau khi HS trình bày xong , gọi 1 HS khác đọc ghi nhớ chấm 3 )
Gọi 1HS khác đọc to- rõ phần ghi nhớ
Hoạt động 2 ( 19 ’) Thực hành nhóm
 Bài tập 1 : Thảo luận (5’) thi đua tìm các sự việc , hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội ( nhóm nào tìm được nhiều , đúng coi như là thắng )
 Bài tập 2 : Hướng dẫn về nhà thực hiện
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống
 Tìm hiểu văn bản “ Bệnh lề mề – Phương Thảo ”
Văn bản bàn về hiện tượng “ lề mề ” trong cuộc sống 
Nguyên nhân : Thiếu tự trọng , chưa biết tôn trọng người khác , thiếu ý thức trách nhiệm .
Tác hại : Mất thời gian , làm phiền người khác , làm nảy sinh cách đối phó
Phần cuối : đưa ra giải pháp khắc phục
Bố cục bài viết mạch lạc : Nêu hiện tượng →phân tích các nguyên nhân , tác hại → giải pháp khắc phục
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
 Bài tập 1 : Các sự việc , hiện tượng tốt , đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường , ngoài xã hội :
Giúp bạn học tốt
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm 
Nhặt được của rơi , trả người đánh mất
Tổ chức công việc thu gom rác thải
( HS có thể tìm được nhiều vấn đề khác )
Bài tập 2 : Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của nó đáng để ta viết một bài nghị luận :
Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của người hút , của cộng đồng và vấn đề nòi giống
Nó liên quan đến vấn đề môi trường : khói thuốc gây bệnh cho những người xung quanh
Gây tốn kém tiền bạc
4.Củng cố (2’) Gọi HS đọc lại ghi nhớ
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép ghi nhớ và học thuộc
Bài tập 2 ( luyện tập )
Chuẩn bị tiết 100 : Cách làm nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ( đọc kĩ bài học , mỗi em chuẩn bị 1 đề bài về sự việc , hiện tượng môi trường sống xung quanh chúng ta )
Nhận xét tiết học
Tiết 100
CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT SỰ VIỆC ,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Biết được cách làm nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội
 - thái độ: Biết cáh bày tỏ thái độ của mình trước một sự việc , hiện tượng trong đời sống
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên: 
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án , SGK , bảng phụ
 + Phương pháp : Thảo luận , phân tích , vấn đáp
 - học sinh : Bảng nhóm , vở chuẩn bị , vở ghi , SGK
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống là gì ? Hình thức trình bày như thế nào ?
 Câu hỏi 2 : Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống ra sao ? 
3.Bài mới ( 37’ )
 Muốn làm tốt một bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống thì chúng ta cần thực hiện như thế nào . Tiết học hôm nay giúp chúng ta hiểu điều đó
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 11’ ) Thảo luận nhóm
Gọi 4 HS lần lượt đọc 4 đề làm văn ở SGK 
Cho 4 nhóm thảo luận ( 5’) để tìm điểm giống nhau giữa các đề
Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung – GV kết luận
Cho HS trình bày bằng bảng phụ các đề làm văn đã chuẩn bị ( 3 đề / nhóm ) – các nhóm nhận xét – GV nhận xét
Hoạt động 2 ( 20 ’) vấn đáp , phân tích
Cho HS dựa vào SGK ( trang 23) lần lượt trả lời theo câu hỏi GV
Thông thường trước khi làm một bài văn thao tác đầu tiên là ta làm gì ? ( tìm hiểu đề và tìm ý ) ? Thế nào là tìm hiểu đề và tìm ý ?
( kết hợp phân tích , hướng dẫn cách tìm hiểu đề và tìm ý thông qua đề bài làm văn )
Sau khâu tìm ý thì ta làm gì ? ( lập dàn bài ) lập dàn bài là làm sao ? ( sắp xếp các ý theo bố cục ) bố cục bài văn thông thường gồm mấy phần ? ( 3 phần ) nhiệm vụ của từng phần ? 
( kết hợp phân tích , hướng dẫn cách lập dàn bài thông qua đề bài làm văn )
Bước tiếp theo thì ta làm gì nữa ? (viết bài ) . Trong bước này ta chú ý điều gì ? ( lựa chọn cách dùng từ , đặt câu , các biện pháp tu từ từ vựng và các yếu tố nghệ thuật khác ) ?
Như thế là đã hoàn chỉnh chưa ? có cần thêm thao tác nào nữa không ? ( cần đọc lại và sửa chữa ) sửa chữa những gì ? ( lỗi chính tả , lỗi lặp ,lỗi ngữ pháp , thêm bớt từ ngữ , dấu câu để tạo liên kết các phần trong văn bản ) ?
Trong các thao tác trên , thao tác nào là cần thiết ? ( tất cả 4 thao tác điều cần thiết )
* Gọi 3 HS lần lượt đọc ghi nhớ ( chấm 1,2,3 )
 Hoạt động 2 ( 6 ’) thực hành
 Hãy tìm các ý cho đề văn sau :
Hiện nay có nhiều học sinh , sinh viên hút thuốc lá . Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng trên .
( HS hoạt động cá nhân )
Cung cấp thêm
Theo Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-1-2010, cấm hút thuốc lá tại những nơi sau: Lớp học, nhà trẻ, cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, vũ trường, bến xe, bến cảng, khu sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, phương tiện giao thông công cộng... trên toàn quốc. (  )
 . Theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi hút thuốc lá nơi công cộng hoặc nơi có quy định cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế, UBND các cấp là những đơn vị có thẩm quyền xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng. (  )
I. Đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống
* Điểm giống nhau giữa các đề :
 Cấu tạo gồm 2 phần 
Phần 1 : Nêu một sự việc , hiện tượng trong đời sống ( học sinh nghèo vượt khó ,học giỏi ( đề 1 ) ;gây quỹ giúp đỡ nạn nhân của hậu quả chất độc màu da cam (đề 2) ; hiện tượng chơi điện tử mà sao nhãng việc học ( đề 3 ) ; câu chuyện kể về người và thái độ học tập của nhân vật ( đề 4 ) )
Phần 2 :Nêu mệnh lệnh ( yêu cầu ) làm bài (nêu suy nghĩ , nêu ý kiến , nêu nhận xét )
 VD minh họa bởi 1 số đề do HS tìm
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 Đề : Tình trạng vứt rác bừa bãi vừa làm mất vẻ mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường . Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện trạng đó .
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn bài : ( 3 phần )
Mở bài : Giới thiệu sự việc , hiện tượng có vấn đề
Thân bài : Liên hệ thực tế , phân tích các mặt , đánh giá , nhận định sự việc , hiện tượng
Kết bài : Kết luận , khẳng định , phủ định và đưa ra lời khuyên
Viết bài
Đọc lại bài viết và sửa chữa
 Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
Đề : Hiện nay có nhiều học sinh , sinh viên hút thuốc lá . Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng trên .
Các ý cần tìm phục vụ cho bài viết ( GV cho HS trình bày và lựa chọn ghi bảng ) :
Nguyên nhân hút thuốc lá
Các tác hại của thuốc lá
Đề xuất các biện pháp cai nghiện và không hút thuốc lá ; chống thuốc lá 
()
4.Củng cố ( 2’ )
 GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm
 Để viết một bài nghị luận về sự việc ,hiện tượng đời sống , cần thực hiện các việc :
Chép đề , tìm hiểu đề , lập dàn bài , viết bài , đọc lại bài
Tìm hiểu đề , lập dàn bài ,viết bài , đọc lại bài
Tìm hiểu đề và tìm ý , lập dàn bài , viết bài , đọc lại bài
Tìm hiểu đề và tìm ý , lập dàn bài , viết bài , đọc lại bài và sửa chữa
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép và học thuộc ghi nhớ 
Lập dàn ý đề bài phần luyện tập ở trên
Chuẩn bị tiết 101 : Hướng dẫn chuẩn bị chương trình địa phương ( phần Tập làm văn ) đọc kĩ yêu cầu và cách làm ở SGK , lưu ý đề tài về môi trường
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI GIẢNG VĂN 9 TUẦN 21.doc