I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên đất nước, trân trọng vẻ đẹp quê hương.
II. Chuẩn bị
Ngày giảng: Lớp 9A................... Lớp 9B................... Tiết 121 SANG THU ( Hữu Thỉnh) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ -Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên đất nước, trân trọng vẻ đẹp quê hương. II. Chuẩn bị 1. GV:Một số Slides hỗ trự bài giảng. 2. HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 9A../Vắng. Lớp 9B../..Vắng 2. Kiểm tra (kết hợp trong tiết học) 3. Bài mới.(1') Giới thiệu bài. Đất nước Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Miền Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ thu, đông. Vào thời điểm chuyển mùa, thiên nhiên vạn vật cũng đều có sự thay đổi rõ rệt và đó cũng là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Mùa thu đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ rất nhiều, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ. Chúng ta đã biết đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, "Đây mùa thu tới" (Xuân Diệu). và bây giờ chúng ta hãy lắng ngheHữu Thỉnh tả cái khoảnh khắc cảm nhận mùa thu lại về trên quê hương ông như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1: Tác giả- tác phẩm - GV trình chiếu chân dung tác giả. - HS đọc thông tin về tác giả, tác phẩm. - Dựa vào chú thích em hãy giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả. * GV: Ông là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mĩ, ngòi bút gắn liền với đề tài chiến tranh, người lính, và cuộc sống nông thôn. Ông đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.Hiện ông là chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, ông nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001. - GV trình chiếu giới thiệu tập thơ. GV: Hoàn cảnh sác tác đất nước vừa bước từ chiến tranh-> hòa bình 1977. * Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chung - GVHD: Giọng đọc nhẹ nhàng, trầm lắng và thoáng suy tư. GV-> đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét. - Gọi HS đọc phần chú thích . - Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của văn bản? - Cách ngắt nhịp? (Ngắt nhịp: 2/3; 3/2.) - Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS trả lời. - Gv trình chiểu: + Đ1: Khổ thơ 1-> Tín hiệu báo thu về. + Đ2: Khổ thơ 2-> Quang cảnh đất trời sang thu. + Đ 3: Khổ thơ 3-> Biến đổi trong lòng cảnh vật. * Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản - GV trình chiếu - Hs đọc khổ 1. - Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? - GV: Mùa thu được Hữu Thỉnh miêu tả bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của chính vạn vật trước thời khắc giao mùa. Mở đầu là hình ảnh làn sương thật đặc biệt của mùa thu Việt Nam với hương ổi phả vào gió buổi sớm mai. - Em hiểu gió se là như thế nào ? -> Gió heo may hơi lạnh. - Theo em từ phả có thể thay thế bằng từ nào khác được không ? -> Có thể thay bằng từ : thổi, đưa, lan, bay...nhưng không có nghĩa đột ngột, bất ngờ như từ phả. - Em hiểu như thế nào về câu: Sương chùng chình qua ngõ? ( Làn sương như cố ý đi chậm lại, đủng đỉnh chầm chậm lững lờ như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm ) - Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? ( Nhân hóa) -GV:Hình ảnh Sương chùng chình qua ngõ được tác giả giới thiệu thật tinh tế, sương như thiếu nữ dịu dàng đang ngập ngừng bước đi.Đó là những giọt sương long lanh xuất hiện vào những buổi sớm mai chuyển động chầm chậm nơi đường quê, ngõ xóm, cứ như thế nhẹ nhàng, mềm mại thu đã đến từ lúc nào không hay nhà thơ dường như giật mình bối rối. Thu đã về từ khi nào từ hương, từ gió hay từ sương - Từ đó nhà thơ có cảm nhận như thế nào về không gian? -> Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa bắt đầu từ ngọn gió se mang theo hương ổi đang vào độ chín làm thức dậy cả không gian, vườn ngõ. - Tác giả đã đón nhận những tín hiệu giao mùa trong tâm thế như thế nào? - Từ "Bỗng" diễn tả trạng thái nào của sự cảm nhận? (Từ Bỗng có phần ngạc nhiên, bất ngờ nhận ra những dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. - Em có suy nghĩ gì về cảm nhận của tác giả qua từ hình như? ( Cảm nhận mơ hồ với phút giao mùa của cảnh vật, có chút gì đó chưa thật rõ ràng ) - Từ những biểu hiện của thiên nhiên tác giả bộc lộ tâm trạng như thế nào? - Gv chuyển ý: Khung cảnh đất trời sang thu hiện ra với những hình ảnh quen mà lạ đã dệt nên một bức tranh thu đẹp đẽ và trong sáng vô cùng hãy cùng cô tìm hiểu khổ thơ thứ 2 - Trình chiếu khổ 2 - Hs: Đọc khổ thơ thứ 2 - Nét giao mùa ở khổ thơ thứ hai được tác giả cảm nhận như thế nào? - Tại sao sông dềnh dàng mà chim lại vội vã? + Chim vội vã vì sợ lạnh -> phải đi tránh rét ở miền ấp áp hơn. + Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy chậm lại không ào ạt như giữa mùa hạ - Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu nên hiểu như thế nào?Sự thật thì có đám mây như thế không? - Gv: Sự liên tưởng sáng tạo thú vị Sự thật thì không có đám mây nào như thế nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây lững lờ cũng dềnh dàng, chùng chình trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp - Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? - Từ đó bức tranh thu được cảm nhận như thế nào? -> Sự giao mùa được cụ thể hóa bằng những sắc thái đổi thay của mọi vật. Đó là vẻ “dềnh dàng” của dòng sông, cái “bắt đầu vội vã” của cánh chim và thật đặc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa. Tất cả đang hòa trong khúc biến tấu giao mùa thật đẹp. - Gv chuyển ý: Nhà thơ mở rộng tầm nhìn để cảm nhận sự chuyển mình của đất trời sang thu trong tâm trạng say xưa. Sự hấp dẫn của sang thu còn ở cách cảm nhận về thiên nhiên, sự vật của tác giả, khiến cho đâu đó không gian dâng lên một niềm nuối tiếc -> khổ thơ 3. - Trình chiếu khổ thơ 3. - Hs: Đọc khổ thơ cuối. - Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? - GV trình chiếu:hai câu cuối - Tại sao tác giả lại viết: Sấm cũng .hàng cây đứng tuổi? -Em hiểu thế nào về hai câu thơ trên? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa? - GV Nắng, mưa, sấm, hàng cây là ẩn dụ cho những thay đổi vang động của cuộc đời, xã hội cũng là những thay đổi của tuổi đời sang thu nghĩa là tuổi đời của con người đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.Hai câu thơ cuối không còn chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa đựng những suy ngẫm về con người và cuộc sống. - GV trình chiếu lời tâm sự của Hữu Thỉnh. - Ý nghĩa của bài thơ? - Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa. - Những nét chính về nội dung, nghệ thuật bài thơ? - HS trả lời. -GV trình chiếu * Hoạt động 4: HDHS luyện tập - GV trình chiếu câu hỏi: - Tại sao cả bài thơ chỉ có một dấu chấm? - HS thảo luận nhóm nhỏ( theo bàn) - Gọi một số hs trả lời- hs nhận xét - gv kết luận-> trình chiếu đáp án. - GV trình chiếu bài tập 2 Em hãy cho biết dòng nào nêu đúng tâm tư tình cảm của tác giả trong bài Sang thu? A.Tình yêu tha thiết đối với mùa thu đất Việt. B.Tình yêu quê hương nơi gắn bó những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ấu. C.Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. D.Những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi cuả đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu. - GV trình chiếu. (5’) (7') ( 18') (10') I. Tác giả- tác phẩm 1.Tác giả: Sinh 1942 - Quê: Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ thường viết về đề tài con người và cuộc sống ở nông thôn. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1977, in lần đầu tiên trên báo văn nghệ. II. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích. 3. Thể thơ: 5 chữ - Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm. 4. Bố cục: 3 phần III. Tìm hiểu văn bản 1. Tín hiệu báo thu về + ... hương ổi + Phả ...gió se + Sương chùng chình - Nghệ thuật nhân hóa, từ ngữ giàu hình ảnh -> -> Thiên nhiên chuyển biến nhẹ nhàng. - Bỗng - Hình như ® Tâm trạng ngỡ ngàng, của nhà thơ chợt nhận ra thu về. 2. Quang cảnh đất trời sang thu - Sông – dềnh dàng - Chim- vội vã -...mây - vắt nửa mình ® Nhân hoá,từ láy gợi hình-> Thiên chuyển từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. 3. Biến đổi trong lòng cảnh vật - Nắng- vẫn còn . - Mưa - vơi dần. - Sấm - bớt bất ngờ. - Hàng cây đứng tuổi -> Nghệ thuật ẩn dụ => Thiên nhiên biến đổi cùng với sự biến đổi tất yếu của con người. * Tổng kết * Ghi nhớ (SGK T. 71) IV. Luyện tập 1. - Mạch cảm xúc của tác giả gắn liền với sự vận động của cảnh vật, sự biến chuyển của thiên nhiên tạo sự lôi cuốn liền mạch. 2. Đáp án: D 3.Đọc những bài thơ, câu thơ về mùa thu mà em biết. 4. Trò chơi ô chữ. 4. Củng cố (3’) - HS tóm tắt những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét,bổ sung kết luận- trình chiếu bản đồ tư duy. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học thuộc lòng bài thơ.Phân tích những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài. - Sưu tầm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu trước khoảng khắc giao mùa. - Soạn bài: Nói với con. _______________________________________
Tài liệu đính kèm: