Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 127: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 127: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

 - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 1.2. Kỹ năng:

 - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Tổ chức, triển khai các luận điểm.

 1.3. Thái độ:

 Tập cho học sinh có ý thức trong việc bày tỏ cảm xúc riêng của mình đối với tác phẩm.

2.TRỌNG TM

 - Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Lập dn ý v viết một đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 127: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24- Tiết: 127
Tuần: 27 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. MỤC TIÊU 
 1.1. Kiến thức:
 - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 1.2. Kỹ năng:
 - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tổ chức, triển khai các luận điểm.
 1.3. Thái độ: 
 Tập cho học sinh có ý thức trong việc bày tỏ cảm xúc riêng của mình đối với tác phẩm. 
2.TRỌNG TÂM
 - Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Lập dàn ý và viết một đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. CHUẨN BỊ
 GV: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giảng.
 HS: Trả lời câu hỏi SGK trang 79, 80, 81, 82, 83. 
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng
 Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? ( 5đ) 
à Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. ( mỗi ý 1đ).
 Câu 2: Yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như thế nào ? (2đ)
à - Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của đoạn thơ, bài thơ ấy. 1 đ
 - Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng , luận điểm, luận cứ rõ ràng. 1 đ
 Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học:
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Vào bài
 Để vận dụng tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ta cùng tìm hiểu “ Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi HS đọc các đề bài SGK.
- Phát vấn, diễn giảng.
* Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
- Em hãy quan sát đề, xác định: cách nêu yêu cầu về kiểu bài ? đối tượng nghị luận? Định hướng đề?
- Đối tượng nghị luận: đoạn thơ, bài thơ.
- Yêu cầu về kiểu bài: Nêu bằng các từ ngữ: Phân tích, suy nghĩ của em hoặc chỉ nêu vấn đề nghị luận.
- Đề thường định hướng hoặc không định hướng khi nêu ra một vấn đề, hoặc khía cạnh nào đó của đoạn thơ, bài thơ. 
* Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
 + Phân tích: là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đĩ phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều gĩc độ, đối chiếu, so sánh, để từ đĩ đi đến nhận định về đối tượng.
 + Cảm nhận, suy nghĩ: là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích,
 + Trường hợp khơng cĩ lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài một đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi HS đọc đề bài SGK.
* Để làm tốt một bài văn nghị luận thường thường em phải trải qua các bước như thế nào? 
+ Tìm hiểu đềà tìm ý àlập dàn ý àviết bài à Kiểm tra và sửa chữa. 
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Nêu yêu cầu của đề?
* Đề bài đưa ra vấn đề nghị luận nào? 
* Để thực hiện đề bài trên cần nêu những câu hỏi nào tìm ý?
* Tìm hiểu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (Tế Hanh sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ơng xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.).
* Sắc thái cảm xúc xuyên suốt bài thơ là gì? (tha thiết, ngọt ngào).
* Tìm hiểu những nét đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? (Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đĩ nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài được thể hiện bằng những vầng thơ bình dị, giàu sức gợi cảm.).
* Em hãy xác định những luận điểm chính gắn với vấn đề nghị luận mà đề bài đưa ra?
 - Trong xa cách nhà thơ luơn nhớ về quê hương bằng tất cả tình cảm tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
 - Hình ảnh làng quê hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ:
 + Cảnh thuyền đánh cá ra khơi.
 + Cảnh trở về.
 + Cảnh nghỉ ngơi.
 - Nỗi nhớ tha thiết khi xa quê.
à Có 2 luận điểm:
 -Tình yêu quê hương trong hồi ức về quê.
 -Tình yêu quê hương trong nỗi nhớ trực tiếp. 
Bước 2: Lập dàn ý
- Học sinh đọc dàn ý SGK/81.
* Phần mở bài nêu những ý nào?
+ Giới thiệu bài “Quê hương”.
+ Nêu ý kiến khái quát về tình yêu quê hương của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.
* Như vậy ở mở bài bài nghị luận phân tích thơ ta nêu lên điều gì?
* Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.
 Bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình ( nêu phân tích một đoạn thơ, nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
* Phần thân bài nêu mấy luận điểm? Trong mỗi luận điểm đĩ phải nêu những luận cứ nào?
+ Tình yêu quê hương thể hiện qua hồi ức về quê hương.
+ Hồi ức về cảnh dân làng ra khơi đánh cá.
+ Thiên nhiên đẹp thơ mộng.
+ Con người lao động cường tráng, mạnh mẽ.
+ Con thuyền, cánh buồm mang vẻ đẹp hùng tráng. 
+ Hồi ức về cảnh làng chày đón thuyền về.
+ Con thuyền, con người, rất đẹp và thơ mộng.
+ Phân tích qua các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, nghệ thuật, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
-Tình yêu quê hương qua nỗi nhớ trực tiếp. 
+ Thường trực, da diết, luôn tưởng nhớ.
+ Cụ thể màu sắc, hình ảnh, mùi vị
+ Giọng điệu, chân thành.
* Phần thân bài văn nghị luận phân tích bài thơ, đoạn thơ nêu lên ý gì?
* Ở phần kết bài trình bày những vấn đề gì ?
- Tình cảm quê hương.
- Cái hay, cái đẹp.
- Giá trị tình yêu quê hương.
Bước 3: Viết bài
- Học sinh đọc phần viết bài.
* Dựa vào dàn bài đã lập, viết thành bài văn hồn chỉnh. Trong quá trình viết, cần chú ý tới sự liên kết giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài; chú ý tới cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa. 
- Gọi học sinh đọc bài văn đã chuẩn bị ở nhà cho các bạn tham khảo.
- Nhận xét, sửa chữa lỗi sai.
- Gọi HS đọc văn bản SGK trang 81 
* Ở văn bản trên, đâu là phần thân bài?
* Văn bản chia thành mấy phần? (ba phần)
* Nội dung của phần mở bài? (đoạn 1)
 - Nêu ý kiến đánh giá về tác giả: chỉ ra dịng cảm xúc dạt dào lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh.
 - Đánh giá tác phẩm cần bình luận: quê hương là thành cơng khởi đầu.
* Đâu là phần thân bài? (Nhà thơ đã viết..thành thực của Tế Hanh).
* Ở phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ quê hương? 
* Những suy nghĩ ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với mở bài và kết bài ra sao?
à Phần thân bài đã phân tích cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của nhà thơ khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của dân quê và nỗi nhớ của tác giả. 
* Phần kết bài nêu gì? (Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn của người đọc). 
àPhần thân bài nối kết với mở bài chặt chẽ tự nhiên, phân tích làm sáng tỏ nhận xét ở mở bài. 
* Văn bản cĩ tính thuyết phục, sức hấp dẫn khơng? Vì sao?
* Từ đĩ cĩ thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này? 
- Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Học sinh đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề.
* Tìm hiểu đề, tìm ý?
- Nghị luận một đoạn thơ, khổ thơ đầu bài thơ Sang thu.
- Tìm ý: Những tín hiệu của sự giao mùa cuối hạ đầu thu.
 + Hương vị: Hương ổi
 + Khơng gian: Giĩ heo may se lạnh
 + Hình ảnh: Sương chùng chình qua ngưỡng cửa của mùa thu.
* Lập dàn ý đề bài trên?
- Thảo luận 5 phút: Lập dàn ý cho đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 + Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
 + Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong giĩ se.
 + Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.
 + Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, giĩ se, chùng chình, hình như.
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Các đề bài SGK/79.
a) Cấu tạo: 
- Nội dung: các đề đều đưa ra vấn đề nghị luận.
- Yêu cầu:
 + Đề cĩ mệnh lệnh: đề 1, 2, 3, 5, 6, 8.
 + Đề khơng kèm mệnh lệnh: đề 4, 7.
 b) - Phân tích.
 - Cảm nhận và suy nghĩ.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ- bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
 Đề Bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý:
 * Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận (phân tích)
 - Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
 * Tìm ý:
b) Lập dàn ý:
* Mở bài: 
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.
- Bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. 
* Thân bài: 
 Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. 
 * Kết bài:
 Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
c) Viết bài
d) Đọc lại bài viết và sửa chữa. 
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm: 
 Văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ.
a) Thân bài:
- Nhận xét chính về tình yêu quê hương, đất nước: tình yêu tha thiết, trong sáng, thơ mộng.
- Những hình ảnh đẹp khi ra khơi.
- Cảnh trở về tấp nập khi no đủ.
- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng giĩ với vị nồng mặn của biển khơi
- Hình ảnh ngơn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
 b) Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
 Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.
 Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.
* Ghi nhớ : SGK/ 83
III. Luyện tập:
 Đề: Phân tích khỏ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 
 Lập dàn ý:
* Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả
 - Đánh giá nội dung bài thơ.
 - Nêu vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích.
* Thân bài:
- Cảnh sang thu của đất trời: Bắt đầu từ hương ổi chín thơm phả vào trong gió se (Từ hương thơm mà nhận ra gió se hơi lạnh và hơi khô). 
- Sương chùng chình qua ngõ vừa mơ hồ vừa động, gợi cả gió, có cả hương cả tình.
- Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả( có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của các tác giả khác). 
* Kết bài: 
 Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ đặt trong mối quan hệ với bài thơ (cĩ thể lồng cảm xúc).
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 GV khái quát lại ghi nhớ.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 Đối với bài học ở tiết học này:
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Làm tiếp bài luyện tập.
 - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên.
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Soạn bài “Mây và sóng”
 + Đọc thuộc lịng diễn cảm văn bản.
 + Trả lời câu hỏi SGK trang 88. Chú ý các hình ảnh sáng tạo của em bé với Mây và Sĩng.
 + Tham khảo bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
 - Nội dung:	 
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 127.doc