Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 131 đến tiết 140

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 131 đến tiết 140

Văn bản: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 - Giúp HS trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung , hệ thống hoá được các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS . Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng .

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá ,so sánh , tổng hợp và liên hệ thực tế

- Giáo dục HS lòng yêu thích học văn bản nhật dụng

B. Chuẩn bị

 - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;

 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. Tiến trình ôn tập

1, KT bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị chuẩn bị của HS

2.Bài mới :

GV: Đây là 2 tiết ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS các lớp 6,7,8,9

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 131 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27	Ngày soạn : 12/03/2012
Tiết : 131	
Văn bản: Tổng kết văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
	- Giúp HS trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung , hệ thống hoá được các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS . Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng .
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá ,so sánh , tổng hợp và liên hệ thực tế 
- Giáo dục HS lòng yêu thích học văn bản nhật dụng 
B. Chuẩn bị
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình ôn tập
1, KT bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị chuẩn bị của HS
2.Bài mới :
GV: Đây là 2 tiết ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS các lớp 6,7,8,9
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV yêu cầu HS đọc mục I-SGK 
Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không ?
Những đặc điểm cần lưu ý của khái niệm này là gì ?
Văn bản nhật dụng có đặc điểm gì về đề tài, chức năng ?
Em hiểu thế nào là tính cập nhật ? Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì đến nhau ?
Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không ?vì sao?
Học văn bản nhật dụng để làm gì ?
I. Khái niệm VB nhật dụng
1. Khái niệm VB nhật dụng
- Chỉ đề cập đến chức năng đề tài tính cập nhật.
2. Đề tài phong phú: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống
3. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá ... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
=> Tính cập nhật :Là tính thời sự kịp thời 
đáp ứng yêu cầu , đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày , cuộc sống hiện tại .Các văn bản nhật dụng trong chương trìnhb vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử , xã hội 
VD:vấn đề môi trường ,dân số , chống chiến tranh hạt nhân , giáo dục trẻ em ...đều là vấn đề nóng bỏng ,nhưng không phải giải quyết triệt để 
4. Mục đích học văn bản nhật dụng
- Mở rộng hiểu biết toàn diện
- Tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống xã hội.
II, Nội dung các văn bản nhật dụng đã học 
GV yêu cầu HS bảng hệ thống hoá của cá nhân , sau đó bổ sung vào bảng phụ ,GV tổng kết :
Lớp 
Tên văn bản 
Nội dung 
6
1.Cầu Long Biên –chứng nhân lịch sử 
2.Động Phong Nha. 
3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh 
-Giới thiệu danh lam thắng cảnh 
-Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 
7
4.Cổng trường mở ra 
5.Mẹ tôi 
6.Cuộc chia tay của những con búp bê .
7.Ca Huế trên sông hương 
-Giáo dục , nhà trường ,gia đình và trẻ em
-Văn hoá dân gian 
8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9. Ôn dịch ,thuốc lá 
10. Bài toán dân số 
-Môi trường 
-Chống tệ nạn ma tuý , thuốc lá 
-Dân số và tương lai nhân loại 
9
11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
13. Phong cách Hồ Chí Minh 
-Quyền sống của con người 
-Chống chiến tranh , bảo vệ thế giới .
-Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .
D. Dặn dò: Học bài , xem tiếp phần III, IV giờ sau học tiếp.
*****************************************************************
Tuần : 27	Ngày soạn : 12/03/2012
Tiết : 132	
Văn bản: Tổng kết văn bản nhật dụng (TT)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
	- Giúp HS trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung , hệ thống hoá được các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS . Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng .
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá ,so sánh , tổng hợp và liên hệ thực tế 
- Giáo dục HS lòng yêu thích học văn bản nhật dụng 
B. Chuẩn bị
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; bảng phụ(tự làm)
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình ôn tập
 KT: Nêu nội dung của một số văn bản nhật dụng em đã học ?
3.Bài mới .
III. Hình thức văn bản nhật dụng 
 GV cho học sinh lên điền bảng phụ (4nhóm tương ứng với 4 khối lớp )
Lớp
Tên văn bản
Kiểu văn bản –thể loại
6
1.Cầu Long Biên –chứng nhân lịch sử 
2.Động Phong Nha. 
3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
 Tự sự , miêu tả ,biểu cảm 
-Thuyết minh , miêu tả 
-Thư từ (Nghị luận , miêu tả )
7
4.Cổng trường mở ra 
5.Mẹ tôi 
6.Cuộc chia tay của những con búp bê .
7.Ca Huế trên sông hương 
-Tự sự , biểu cảm 
-Thư từ –Tự sự xen biểu cảm 
-Tự sự ,miêu tả , biểu cảm 
-Thuyết minh , miêu tả 
8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9. Ôn dịch ,thuốc lá 
10. Bài toán dân số 
 -Hành chính , nghị luận 
-Nghị luận , thuyết minh 
-Nghị luận,tự sự 
9
11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 
12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
13. Phong cách Hồ Chí Minh 
-Nghị luận 
-Nghị luận ,biểucảm 
-Nghị luận ,tự sự ,miêu tả ,thuyết minh 
? GV: Có thể rút ra kết luận về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng ?
=>Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thểloại văn bản,kiểu loại văn bản 
IV. Phươngpháp học văn bản nhật dụng 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Em đã chuẩn bị bài và học các văn bản nhật dụng như thế nào ?
Khi học bài ở mỗi lớp có gì thay đổi ?
Qua tiết học ,em rút ra điều gì về văn bản nhật dụng ?
*Chú ý các điểm sau :
+Đọc kĩ các chú thích về sự kiện,hiện tượng hay vấn đề 
+Tạo thói quen liên hệ thực tế 
+Có quan điểm riêng , có đề xuất giải pháp 
+Vận dụng các kiến thức môn học khác để học và hiểu văn bản nhật dụng 
+Kết hợp xem tranh ảnh ,tivi, đài báo ...
*Ghi nhớ (SGK)
GV: Vấn đề mới nhất mà em cập nhật sáng nay là gì ? Từ nguồn thông tin nào ?
VD: giá xăng dầu , tai nạn giao thông ...
D. Hướng dẫn về nhà :
-Học bài , soạn bài “Chương trình địa phương phần tiếng việt”
******************************************************************
 Tuần : 27	Ngày soạn : 12/03/2012
Tiết : 133
Chương trình địa phương
Văn bản: Người tình của cha
 ( Từ Nguyên Tĩnh.)
A. Mục tiêu cần đạt
	Thông qua truyện ngắn giàu kịch tính, thấy được tình cha con, tình vợ chồng sâu nặng, giàu đức hi sinh thầm lặng của những người lính sau chiến tranh. Cũng là thông điệp hãy biết nhìn vào bản chất, chiều sâu của hiện tượng để không gặp phải ngộ nhận đáng tiếc và biết chia sẻ với những số phận đau buồn.
B. Chuẩn bị
 - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình
	1. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
	 - ổn định nề nếp.
	 - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Cầu bố" của Nguyễn Duy.
	2. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Vài nét về tác giả?
(Từng là pháo thủ cao xạ chiến đấu bảo vệ Hàm Rồng)
?Hiểu biết của em về tác phẩm?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt văn bản
? Văn bản có thể chia bố cục như thế nào?
? Có ý kiến cho rằng thiên truyện này có kịch tính. ý kiến của em ntn?
(Trong khi vô cùng yêu thương chồng con và ngợc lại )
Theo em vì sao yêu thương nhau lại phải xa nhau? Vì sao câu chuyện lại có kịch tính đó? Tìm hiểu nội dung câu chuyện vấn đề ấy sẽ được làm sáng tỏ.
trước hết hãy cho biết đối với nhân vật “tôi” thì vì sao mà cuộc sống của Thu Trang vắng bóng hình người mẹ?
?Em hình dung như thế nào khi cuộc sống chỉ có một người đàn ông và một đứa trẻ vừa mới lên hai? 
? Tuy vậy nhưng cuộc sống tinh thần của hai cha con họ như thế nào?
?Vậy theo nhân vật tôi thì hai cha con có được cuộc sống ấy là nhờ tất cả vào ai? (vào người cha)
Qua lời kể của nhân vật tôi em thấy hiện lên người cha nh thế nào?
Thể hiện ở niềm tự hào của nhân vật trong lời kể ngay từ đầu tác phẩm “Có lẽ...”, cách gọi cha “Người” rất kính trọng và biết ơn của nhân vật
GV: Người cha ấy phải thức khuya dậy sớm lo từng quả cà tới việc vá may đặc biệt những hôm vắng khách người cha ấy không nghỉ ngơi mà chở con gái đi khắp phố phường. Có người cho rằng đây là hành động “dở hơi” ý kiến của em ntn? NX vai trò của người cha?
Ta thấy hiện lên một con người vừa mạnh mẽ, xốc vác mang phẩm chất của một ngời cha lại thấy hiện lên một con ngời đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó mang phẩm chất của một người mẹ.
?Vậy đối với người đàn bà quá cố thì ông
là con người ntn?
(Luôn kể bằng những lời ngọt ngào – kể nhiều kiến nhân vật tôi thuộc lòng hình ảnh mẹ trong ngôi nhà ấy người đàn bà quá cố như sống cùng với cha con họ.)
? Để khách quan hơn về c/s quá  hạnh phúc trong mất mát của họ tác giả đã đã thêm hình ảnh nào?
Và cuộc sống sẽ cứ thế êm đềm trôi đi nếu như không có một ngày...
?Khi nghe tin cha có người tình c/s cha con họ có gì thay đổi
? Điều đó có ảnh hưởng gì đến tình cảm của “Tôi” với cha? Vì sao?
(Dờng như những lời kể của cha về mẹ mâu thuẫn với tình cảm thực của cha – Nói rõ ra thì cha là ngưuời đàn ông đã bội bạc nhưng lại vẫn muốn là hình ảnh đẹp trong mắt con) 
? Do vậy mà “Tôi” đã có hành động như thế nào?
? Và kết quả nh thế nào?
?Em có nhận xét gì về tình huống này? Dự đoán điều gì sẽ xảy ra?
( Học sinh thảo luận đa ra ý kiến nhận định riêng của mình).
Học sinh bàn luận: Liệu có phải cha có người đàn bà thứ hai, ngoài mẹ?
 Liệu có phải người đàn bà ấy sẽ cướp đi tình cảm của người cha mà bấy lâu chỉ dành riêng cho “Tôi”?
? Giận cha lắm nhưng tại sao ngay cái đêm hôm ấy khi nhìn thấy dáng ảo não của cha “Tôi” lại khóc to hơn?
? Nỗi buồn cha nguôi ngoai, tình huống cha được giải quyết thì chuyện gì đã xảy ra?
?Cô con gái đã sử sự như thế nào? Thử hình dung cuộc gặp gỡ ấy của cô với người tình của cha?
? Để miêu tả cuộc gặp gỡ của một cô gái mới lớn với người tình của cha tác giả đã để cho cô trải qua quãng đường ntn? (Những con người không có ở trần gian, giọng nói “dội lên”, rất đông người “xuất hiện”, mặt “đỏ rực nh thể được nung từ mặt trời”, tia mắt “ánh lên nảy lửa”, mũi “sứt sẹo”, chân bước tưởng như có thể “rời ra từng đốt”....)
?Bởi vậy mà “Tôi” như thế nào?
? Nhận xét về vai trò của việc tác giả đã ra các chi tiết đáng sợ trước cuộc gặp gỡ?
? Và rõ ràng cái điều không bình thường ấy là gì?
? Em có nhận xét gì về tình huống này?
( Học sinh bàn luận vì sao đó là một tình huống trớ trêu như một nghịch lí).
? Thông qua tình huống này ta còn thấy ở người cha phẩm chất gì?
GV tổ chức học sinh bàn luận thêm về phẩm chất của người mẹ trong truyện.
? Vậy theo em vì sao mà gia đình họ lại lâm vào bi kịch ấy? Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả tác phẩm.
a. Tác giả:
 Từ Nguyên Tĩnh – Khai sinh là: Lê Văn Tĩnh (18 – 11 - 1947)
 Xã Xuân Quang – Thọ Xuân – Thanh Hoá. Là hội viên Hội nhà văn  ... h phần biệt lập.
	- Thành phần phụ chú: cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta
 	- Thành phần tình thái: hình như.
	- Khởi ngữ: cái chân lí giản dị ấy.
	- Thành phần cảm thán: tiếc thay.
D. Củng cố – dặn dò 
- Làm BT sách BT. 
- Chuẩn bị bài: -Học bài cũ , xem tiếp phần II, III giờ sau học 
**************************************************************
Tuần : 28	Ngày soạn : 19/03/2012
Tiết : 138
Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
-Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập , liên kết câu và liên kết đoạn văn ,nghĩa tường minh và hàm ý 
-Rèn kĩ năng sủ dụng các thành phần câu , nghĩa tường minh và hàm ý 
-Giáo dục ý thức tự giác học tập 
B. Chuẩn bị:
1. Thầy : soạn bài, bảng phụ(GV tự làm), TLTK : Thiết kế Ngữ văn 9, SGV, Tư liệu ngữ văn 
2. Trò : Học bài cũ , xem bài mới 
C. Tiến trình giờ ôn tập
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
I . Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập .
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giữa các cẩu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản thường sử dụng những phương tiện liên kết nào ?
1. Các phương tiện liên kết câu , đoạn văn
+Phép lặp từ ngữ : lặp lại ở câu đứng sau 
từ ngữ đã có ở câu trước 
+Phép đồng nghĩa ,trái nghĩa và liên tưởng 
+Phép thế : sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ ở câu trước 
+Phép nối : sử dụng từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
2. Bài tập 
GV treo bảng phụ lên bảng , chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm làm một phần 
HS thảo luận theo nhóm trong vòng 3 phút , đại diện nhóm lên điền bảng phụ 
-Các nhóm nhận xét chéo , GV bổ sung
Phép liên kết 
Lặp từ ngữ 
Đồng nghĩa ,trái nghĩa và liên tưởng 
Phép thế 
Phép nối 
Từ ngữ tương ứng 
Cô bé 
-Cô bé-nó
-Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn tôi nữa-thế
Nhưng, nhưng rồi, và
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
GV chia lớp làm 3 nhóm như ở trên : nhóm 1bài1, nhóm 2 bài 2phần a, nhóm 3phần b bài 2 . Sau khi các nhóm trình bày , nhận xét GV bổ sung 
Bài 1: Hàm ý câu “ ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chổ rồi” là địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông (nhà giàu )
Bài 2: 
a. Câu “ Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” hàm ý là : -đội bóng huyện chơi không hay 
 -Tôi không muốn nói chuyện này 
 => Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ 
b. Câu “ Tớ báo cho Chi rồi” hàm ý là : -Tôi chưa báo cho Nam, Tuấn
 -Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn 
=> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng 
*Bài tập bổ sung 
Gạch chân dưới những câu chứa hàm ý ?
1Tình huống 1-Ađến nhà B
A- cậu có thấy nóng không ? => Hàm ý là có gì mát để uống không ?
B- Bia lạnh đây !
A- Cậu đúng là người thông minh =>Hàm ý là cậu đã đoán đúng ý tố rồi 
Tình huống 2: 
Mình vừa bị cô giáo mắng dữ quá !
Vậy xin chúc mừng ! => Hàm ý phụ thuộc vào điều kiện của tình huống 
D. Củng cố – dặn dò 
Học bài cũ , xem bài “ Luyện nói : nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ”
Chú ý làm dàn ý cho đề bài SGK
************************************************************
Tuần : 28	Ngày soạn : 23/03/2012
Tiết : 139
Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
	- Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Luyện tập cách lập dàn ý, lập dàn bài cà cách dẫn dắt vấn đề khi NL về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị
	- HS thực hiện phần chuẩn bị ở nhà
	- GV soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động
1. Kiểm tra: Cách làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV nêu y/c và ý nghĩa tiết luyện nói
Hoạt động 2
HS đọc đề bài
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
Hoạt động 3.
GV hướng dẫn HS lập dàn ý.
? Em hãy lập dàn ý cho đề trên ?
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. Yêu cầu và ý nghĩa tiết luyện nói.
- Trình bày miệng mạch lạc, hấp dẫn.
- Luyện cách lập dàn ý, dẫn dắt VD
II. Hướng dẫn chuẩn bị
Đề : Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
1. Tìm hiểu đề
*. Thể loại: NL về một bài thơ
*. Phạm vi NL: Bài “Bếp lửa”
* Vấn đề nghị luận : 
- Làm rõ vấn đề thể hiện trong bài thơ Bếp lửa là : Bếp lửa sưởi ấm một đười người .
* Cách nghị luận : Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với hình ảnh đặc sắc nhất của bài thơ : hình ảnh bếp lửa .
2. Tìm ý : 
- Đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ ( 1963 ) .
- Hình ảnh Bếp lửa gợi nhớ hình ảnh làng quê thời thơ ấu .
- Hình ảnh Bếp lửa gắn liền với hình ảnh bà , gợi lên lòng kính yêu , trân trọng , biết ơn của cháu đối với bà .
- Hình ảnh Bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu quê hương đất nước.
III. Lập dàn ý
1 . Mở bài : 
Giới thiệu bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu , đặc sắc nhất của bài thơ : Hình ảnh bếp lửa . 
2 . Thân bài : 
- Hình ảnh bếp lửa gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đối với nhà thơ , bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm tuổi ấu thơ sống trong tình yêu thương chăm sóc , ân cần của bà . Chú ý khai thác các từ : " Chờn vờn " " ấp iu " ....
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà gợi lên lòng kính yêu , trân trọng , biết ơn của cháu đối với bà .
- Từ tình cảm gia đình , bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương , đất nước . Tình cảm kính yêu , biết ơn đối với bà gắn liền với tình cảm yêu mến , tự hào về quê hương , đất nước . Do đó tinh thần chiến đấu của người cháu xuất phát từ tình yêu bà và tình yêu xóm làng . 
3 . Kết bài : 
Hình ảnh " Bếp lửa " là một sáng tạo độc đáo của bài thơ . Qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm kính yêu , biết ơn đối với người bà đã hi sinh cả đời vì con cháu . 
D. Củng cố – dặn dò
HS về nhà viết bài để tiết sau đọc trước lớp.
Tuần : 28	Ngày soạn : 23/03/2012
Tiết : 139 Dạy lớp 9A
Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
	- Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Luyện tập cách lập dàn ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi NL về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị
	- HS thực hiện phần chuẩn bị ở nhà
	- GV soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động
1. Kiểm tra: GV kiểm tra HS chuẩn bị bài viết ở nhà.
2. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Trên cơ sở hs chuẩn bị bài ở nhà , gv xây dựng dàn ý cơ bản cho hs 
? MB cần giới thiệu những gì?
 ? Theo em, thân bài cần xây dựng những hệ thông luận điểm nào?
? Để triển khai luận điểm 1, em cần trình bày những luận cứ nào?
? Khi triển khai luận điểm 2, em cần thể hiện cảm nhận của mình về những hình ảnh thơ nào?
 ? Phần kết bài , em sẽ dự định trình bày những ý gì?
 Gv nêu yêu cầu của tiết luyện nói:
- Đúng nội dung đề yêu cầu
- Có cách nói truyền cảm, tránh học thuộc lòng
Gv chia nhóm, cử đại diện hs từng nhóm lên trình bày
GV nhận xét phần luyện nói của hs
Khuyến khích cho điểm hs
I. Lập dàn ý cho đề văn 
Bếp lửa sửi ấm một đời- bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
A. Mở bài:
- Giới thiệu t/g, t/p
- Nêu vấn đề nghị luận: 
Qua hình tựơng bếp lửa, ngời cháu muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình yêu thương bao la của bà , đồng thời nói lên lòng biết ơn, thương nhớ bà khôn nguôi.
B. Thân bài:
 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng cảm xúc về bà: ( 3 dòng thơ đầu)
- Hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm
- Hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm
 2. Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa( 4 khổ tiếp theo)
- Kỷ niệm những năm tuổi thơ với khói hun nhèm mắt cháu, với những năm cả nước ngập trong nạn đói
- Kỷ niệm 8 năm sống bên bà: âm thanh khắc khoải của tiếng tu hú, những việc làm , lời dạy bảo ân cần của bà dành cho cháu
3. Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
- Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng cháu bao niềm yêu thương, bao hoài bão ước mơ
- Người cháu chợt nhận ra điều thiêng liêng, kỳ lạ trong ngọn lửa, bếp lửa
4. Lòng kính yêu, biết ơn của người cháu với bà.
C. Kết bài: 
Khẳng định vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa giáo dục đối với mỗi người về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng qua bài thơ.
II/ Luyện nói trên lớp 
	D. Củng cố – dặn dò
	Nhắc lại các nội dung chính đã ôn tập.
 Trình bày đề luyện nói thành bài.	
****************************************************************************************************************
Tuần : 28	Ngày soạn : 23/03/2012
Tiết : 140
Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ(T2)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Tích hợp với các văn bản thơ đã học, với kiến thức Tiếng Việt.
-Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, nói theo dàn ý
B. Chuẩn bị
	- Học sinh chuẩn bị lập dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
	- GV soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động
1. Kiểm tra: GV kiểm tra HS chuẩn bị bài viết ở nhà.
2. Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động nhóm:
Lập dàn ý
Cả lớp lắng nghe, nhận xét bài của mỗi nhóm
GV cho 1 số HS lần lượt trình bày từng ý.
Sau đó chỉ định 1 – 2 HS tóm tắt toàn bài.
I.Lập dàn ý:
1. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, bài thơ
2.Thân bài:
a,.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
-Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
Con chim chiền chiện,hót vang lừng
Từng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.
=>NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)- Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.
-Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng 
mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
=>NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)
Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng-Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước 
-Tất cả: Hối hả, xôn xao.
(Điệp ngữ, từ láy, so sánh)
=>Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
b, Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người:
-Ta làm:
 Con chim hót
 Một cành hoa
 Một nốt trầm xao xuyến
=>Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.
“Ta” :Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
+Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
+Điệp cấu trúc:
Ta làm...
Ta nhập...
Dù là....
=>Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
II.Trình bày trước nhóm.
III. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
D. Củng cố – dặn dò : 
 - Học bài cũ , soạn bài “ Những ngôi sao xa xôi”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NGU VAN 9MOITuan 2728.doc